K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2020

(Sao chép)

Bước đầu tiên: Xác định ngày tỏa sáng thành học sinh giỏi.

Ngày đó là ngày nào, tiết nào, môn nào? Ví dụ bạn chọn môn lịch sử, tiết thứ hai vào ngày thứ năm tuần sau.

Tôi muốn nhắc lại một lần nữa điều này: hãy chắc chắn bạn muốn thay đổi. Tuổi học trò chỉ còn vài năm thôi, đừng để nó kết thúc trong tẻ nhạt và nhàm chán. Hãy làm điều gì đó thú vị lên đi chứ.


Bước thứ hai: Lùi lại một tuần và chăm chú nghe giảng, ghi chép.

Bạn có thể nghĩ rằng việc thành công của một người nào đó là do may mắn. Nhưng bạn cũng nên thừa nhận rằng 99% sự may mắn là do việc chuẩn bị tốt tạo nên.

Có một điều thú vị thế này, tất cả chúng ta đều dành 1 năm, 2 năm thậm chí 10 năm để chuẩn bị cho một bài kiểm tra nào đó. Tôi biết bạn đang nghĩ đến những bài kiểm tra đối phó, kì thi đại học… nhưng hãy nới rộng tầm nhìn của mình một chút, thả tâm trí để nó tự do khám phá cùng với tôi nhé: những vận động viên olympic tập luyện hàng năm trời chỉ để tỏa sáng trong 3 phút thi đấu; Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi cứu nước mấy chục năm chỉ chờ đến ngày đất nước được giải phóng; tôi dành 8 tiếng một ngày hơn suốt 4 năm này để viết bài, làm video, học tập, tìm kiếm tài liệu cho các bạn, mong một ngày bạn tìm được chính bản thân của mình, sự say mê, thích thú trong học tập.

Vậy là, chúng ta chuẩn bị một quá trình dài để đạt được thành công nhất định tại một thời điểm. Có thể bạn đang nghĩ “tôi đang định nghĩa sai lệch cụm từ “thành công”, thành công là một quá trình mới đúng chứ.” Đúng! Tôi cũng nghĩ như bạn đang nghĩ, nhưng ở đây -  tôi muốn nói đến kết quả. Kết quả càng lớn, vĩ đại và xác suất thất bại càng nhỏ khi bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và lâu dài.

Một bí mật đằng sau sự chuẩn bị ấy chính là tâm lý. Đúng vậy, khi bạn chuẩn bị càng tốt, tâm lý của bạn càng vững vàng, bạn sẽ loại bỏ được một số nỗi sợ… Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi phát biểu trước đám đông, tôi rất run và lo sợ. Và những lần sau, tôi có một quyết định mình phải chuẩn bị trước những gì mình nói. Thật bất ngờ, tôi tự tin hơn rất nhiều (bí quyết nói trước đám đông đấy). Hơn thế nữa, trong quá trình thi học sinh giỏi cấp tỉnh của mình, những lần thi đầu tiên tôi rất lo sợ và bồn chồn. Nó giống như cảm giác bạn buộc phải phát biểu lần đầu tiên vậy, khiến cho những nét chữ nguệch ngoạc không rõ ràng trên đề thi. Nhưng khi tôi có sự chuẩn bị tốt, thi thử như thi thật, tôi cảm thấy thoải mái với những bài kiểm tra và kì thi. Từ đó tôi đạt được phong độ đỉnh cao của mình. Bạn biết đấy, nếu bạn đi thi đại học, tâm lý không tốt bạn đã đánh mất 10% điểm số của mình.

Tôi quay lại vấn đề chính của mình nhé!

Giả sử mỗi tuần bạn chỉ có một tiết sử thôi,  nó vào ngày thứ 5 đấy. Thì trước một tuần bạn quyết định tỏa sáng. Hãy chăm chú ghi chép bài cô giáo giảng và lắng nghe để hiểu.

Tiếp theo, ngay khi về nhà bạn hãy dành ra 15 phút để học thuộc những gì ghi vừa, học được. Có thể 15 phút chưa đủ với bạn, hãy nâng nó lên 1 tiếng… Hãy nhớ rằng tập trung là một yếu tố quan trọng nhất của ghi nhớ!

Bạn không biết cách làm sao để học thuộc bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn ư?

Bạn không cần phải có các kỹ thuật để ghi nhớ để bắt đầu đâu. Học theo cách bình thường bạn hay học là thành công rồi. Những phương pháp đó tính sau nhé! Vì tôi muốn cho bạn từng bước cực kỳ đơn giản để có thể áp dụng ngay luôn.

Nhắn nhủ: Nếu bạn muốn chắc chắn hơn nữa, mỗi ngày hãy dành 15 phút để học bài Lịch sử ấy… Bởi vì bạn đã học thuộc 1 lần rồi, nên những lần sau chỉ cần đọc lại là thuộc làu làu thôi à. Đấy là khoa học của trí nhớ - cách ghi nhớ hiệu quả nhất - lặp đi lặp lại. Hãy tin tôi.

Tôi chưa nói cho bạn biết điều này, hầu hết những học sinh yếu, trung bình không phải họ kém thông minh đâu. Chỉ vì họ chưa dành thời gian đầu tư cho việc học của mình thôi. Nhưng tôi nhận thấy có điều gì đó -rằng bạn khác biệt, tôi tin tưởng ở bạn. Đơn giản thôi, vì bạn đã dành thời gian quý giá của mình để đọc bài viết này của tôi. Tôi hoan nghênh lựa chọn sáng suốt này của bạn.

Bước thứ ba: Dành hai tiếng chuẩn bị bài mới.

Tại sao phải hai tiếng???

Đơn giản thôi, tôi muốn bạn thật sự có được tâm lý tốt nhất để hôm sau tỏa sáng. Và đây là lần đầu tiên bạn làm điều bạn chưa bao giờ làm, nên sẽ có rất nhiều nỗi sợ. Dành thời gian đủ lớn để chuẩn bị sẽ giúp bạn vượt qua được sức ì của chính mình.

Nếu bạn chưa biết phải làm thế nào để soạn bài hiệu quả nhất thì đây là cách của tôi, bạn có thể tham khảo. Nói nhỏ nhé, tôi chỉ mất tầm 10 phút để làm việc này thôi…

Thứ nhất, đọc kỹ tiêu đề chính, tiêu đề phụ, tóm tắt và câu hỏi cuối bài.

Đây là điều quan trọng để tiếp thu thông tin nhanh nhất. Chỉ mất tầm 1 phút, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về những kiến thức sắp học. Tôi gọi đây là quá trình “dự đoán” – hãy đoán trước những gì mình sắp tiếp thu sẽ giúp quá trình tiếp thu diễn ra nhanh nhất. Đây được gọi là cách học chủ động.

Vì sao nó hiệu quả?

Hãy nhớ lại tiết ngữ văn, giáo viên luôn khuyên rằng “để viết được bài văn hay nhất, các em phải lên dàn ý – mở bài – thân bài – kết bài và các luận điểm chính”. Khi tôi viết bài viết này cũng vậy, làm sao để các bạn dễ tiếp thu nhất tôi cũng viết ra dàn ý của bài viết gồm các bước. Bởi vì thế, khi các bạn đọc ý chính tức là các bạn đang đi theo suy nghĩ của người viết. Đây là cách mà ít giáo viên nói cho bạn biết phải không?

Cách trên cũng trả lời cho câu hỏi “Làm sao để đọc sách hiệu quả?”. Tôi sẽ nói rất nhanh bởi vì nó không cùng chủ đề cho lắm (tôi là thánh lan man, nhưng tôi biết mình viết mọi thứ luôn muốn mang lại điều tuyệt vời nhất cho bạn). Khi bạn đọc bài viết của tôi hướng dẫn về cách học giỏi, các phương pháp học tập. Bạn có nhận ra, có rất nhiều bài học về cuộc sống, tìm đam mê, làm người, kiến tạo tuổi trẻ ở trong đó. Đấy là lý do tôi khác biệt, và tôi muốn giữ lại nó trong cách hành văn của mình.

Đọc sách hiệu quả:

  • Đọc tiêu đề.
  • Đọc lời tựa.
  • Đọc các mục chính.
  • Đọc phần tóm tắt các chương.
  • Trước khi đọc hãy tự hỏi bản thân “mình sẽ học được gì từ chương này, từ cuốn sách này”

Ví dụ tiêu đề của chương là “đặt mục tiêu”, tôi sẽ tự động có các dự đoán như “ À ở chương này có thể nói về lý do, dẫn chứng, và từng bước đặt mục tiêu. Sau khi mình đọc xong mình sẽ biết cách đặt mục tiêu hiệu quả. Cũng tuyệt vời đấy, mình sẽ đọc nó”

Tương tự như vậy, chưa đọc mà bạn biết mình sẽ nhận được gì qua tiêu đề chính rồi. Một ý tưởng cách mạng chứ?

Thứ hai, đọc lướt nội dung và dùng bút đánh dấu.

Hãy đánh dấu vào nội dung chính nhé! Làm sao biết đó là nội dung chính?  Những nội dung có liên quan đến phần 1 (tiêu đề, trong phần tóm tắt, trả lời cho câu hỏi cuối bài) đó là những điều bạn cần lưu ý.

3 tháng 9 2019

bn đi học vẽ nha

26 tháng 10 2018

I don't know

26 tháng 10 2018

vào thông tin cá nhân

theo mik nghĩ

1 tuần hcj tốt là chúng ta học tốt, không quy phạm ở tuần đó, không có những bạn nào không thuộc bài nên ta gọi là tuần học tốt

2 có tiết học tốt chúng ta phải học thuộc bài, xây dựng bài nhiều và không nói chuyện 

3 vì đăng ký thì nó giúp lớp chúng ta có nhiều điểm cộng và được cô giáo chủ nhiệm khen đồng thời lớp chúng ta còn tốt nữa trong xây dựng bài

4Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa (hội nghị có 57 nước tham dự), lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "'Hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam.

Phần đọc-hiểu thường chiếm 3/10 điểm đến 4/10 điểm trong bài kiểm tra môn ngữ văn nhưng hầu như học sinh thường rất hay mất điểm ở phần này, nên bài viết này sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể làm tốt phần đọc-hiểu của cả 3 khối: 10, 11, 12.

I.  Những vấn đề chung về đọc hiểu văn bản:

1. Văn bản:

- Là sản phẩm, là phương tiện của hoạt động giao tiếp.

- Các loại văn bản:

+ Văn bản liền mạch: là một đoạn văn, một phần, một bài, một chương...văn bản hoàn chỉnh, liền mạch (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, vb nghệ thuật, báo chí, khoa học)

+ Văn bản không liền mạch: là các dạng văn bản kết hợp nhiều hình thức thể hiện, nhiều kí hiệu khác nhau... không được kết cấu bằng những đoạn văn liền mạch, chẳng hạn: Biểu đồ và đồ thị, Bảng biều và ma trận, Sơ đồ, Thông tin tờ rơi, Hoá đơn, chứng từ  

2. Đọc hiểu văn bản:

a) Mục đích:

Đọc hiểu văn bản là hành động giải mã văn bản, thường hướng tới các mục đích sau đây:

+ Thu thập, chiết xuất thông tin

+ Phân tích, lí giải văn bản

+ Phản hồi và đánh giá

  b) Cấu trúc bài đọc hiểu:

- Phần 1: Ngữ liệu: đoạn văn bản, văn bản: liền mạch/không liền mạch

- Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp --cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

c) Lưu ý khi làm bài tập đọc hiểu:

+ Khi đọc hiểu văn bản, cần chú ý đặc trưng thể loại, nắm được từ ngữ then chốt, câu chủ đề, các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trọng tâm,...

+ Nên đọc yêu cầu của câu hỏi trước khi đọc văn bản

Khi trả lời:

+ Đối với câu hỏi TNKQ: cẩn trọng khi lựa chọn phương án trả lời

+ Đối với câu hỏi thu thập thông tin: cần trả lời ngắn gọn, có thể gạch đầu dòng.

+ Đối với câu hỏi phân tích, đánh giá, lí giải: trả lời ngắn gọn, đầy đủ với nhiều nhất các phương án có thể, bày tỏ được chủ kiến riêng, có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không viết chung chung, mơ hồ.

II. Các dạng đọc hiểu văn bản.

1. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản

- Đề tài: đối tượng được đề cập đến trong văn bản

Dạng câu hỏi: Văn bản  đề cập đến điều gì?

                        Hãy xác định đề tài của văn bản.

             

- Chủ đề: Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản

+ Dạng câu hỏi: Xác định nội dung chính của văn bản/ Văn bản đề cập đến điều gì?/ Hãy xác định chủ đề của văn bản, Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản (đối với thơ),...

+ Cách làm:
* Đối với văn bản phi nghệ thuật (khoa học, báo chí,...): xác định từ then chốt, câu chủ đề à liên kết thông tin à khái quát thông tin à xác định nội dung chính

           

* Đối với văn bản nghệ thuật: chú ý đến ý nghĩa những hình ảnh, từ ngữ đắt, câu hay, biện pháp tu từ (thơ), nhân vật, chi tiết đặc sắc, giọng điệu của văn bản,..--> xác định chủ đề

- Tư tưởng: Điều mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản (thường là văn bản nghệ thuật)

+ Dạng câu hỏi: Qua văn bản, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?/ Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc/ bài học mà anh/ chị rút ra?...

+ Cách làm: Chú ý đến ý nghĩa hàm ẩn của vb, cảm nhận chiều sâu văn bản để xác định

- Đặt nhan đề cho văn bản

Cách làm:  + thể hiện được nội dung chính

                  + hình thức ngắn gọn, hấp dẫn

2. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu nhận diện, phân tích các phương diện về nội dung, hình thức của văn bản

a) Yêu cầu nhận diện các phương thức biểu đạt

Dạng câu hỏi - cách làm

- Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản : chỉ nêu một phương thức biểu đạt chính

- Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản : nêu từ hai phương thưc biểu đạt trở lên.

11 tháng 12 2021

dài vậy

13 tháng 12 2018

Cậu đọc học để lsmf gì học cho ai ik

26 tháng 4 2021

học bài

ôn các phần ghi nhớ

các VD

26 tháng 4 2021

đọc nhìu bài văn tham khảo vào và nắm thật vững kiến thức cơ bản nhavui.Chúc bn thi tốt nha!

24 tháng 10 2019

"Giúp tôi giải toán" trên Online Math đã trở thành một diễn đàn hết sức sôi động cho các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh từ mọi miền đất nước. Ở đây các bạn có thể chia sẻ các bài toán khó, lời giải hay và giúp nhau cùng tiến bộ. Để diễn đàn này ngày càng hữu ích, các bạn lưu ý các thông tin sau đây:

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

                                                     đầu tiên bn ấn vào viết

                                                     rồi ấn vào cái thứ 3

                                                     rồi bạn vào Open SVG...

                                                     bạn chọn 1 ảnh kéo nó ra thế là chèn vào bài viết

                                                     rồi đăng : ) ok !!

                                                   ~ chúc bn thành công ~

24 tháng 10 2019

thanks

5 tháng 11 2019

Câu 1 : Phát hiện lỗi sai , sửa và viết lại cho đúng:

a) Có thể nói em có thể học tốt hơn nếu em chăm chỉ hơn

b) Việc học giờ quả là quan trọng với mỗi chúng ta

Câu 2: Có bạn học sinh đặt câu: " Các nhi đồng đang đá bóng ngoài sân."

Câu trên cần sửa : Các em học sinh đang đá bóng ngoài sân.

5 tháng 11 2019

Bạn bổ sung vì sao hộ mình nha

7 tháng 12 2018

Em không đồng ý với ý kiến này. Vì tuy lịch sử là môn phụ nhưng nó giúp ta hiểu hơn về lịch sử dân tộc ta, đất nước ta và để lên lớp, chúng ta vẫn cần phải thi môn học này