K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2020

Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.

Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng! " đều đặn. Khi anh ta "xả hơi " một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau buổi học.

Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.

28 tháng 2 2020

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. 

         Là học sinh, chắc hẳn là không ai còn xa lại cái trống trường. Em cũng vậy, từ khi học lớp một đến giờ, em đã biết rất rõ về cái trống trường. Nó gần như là biểu hiện của trường học.

         Cái trống có mặt ở trường học của em không biết đã bao nhiêu năm rồi, bác bảo vệ nói nó cũng phải ít nhất là mười hai năm rồi vậy mà nó vẫn còn rất tốt. Trống cao gần bằng cậu học sinh lớp bốn. Thân tròn to và được đặt trên một chiếc kệ gỗ. Ba đứa học sinh nhỏ ôm mới đủ để ôm vòng quanh trống. Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc da bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn. Bao quanh mặt trống là hai thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống. Thân trống được ghép những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thắm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng trống là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng hai ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

          Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cần chiếc dùi trống bằng gỗ dài khoảng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu, bác đánh chậm, nhỏ càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống rung lên và phát ra không trung những âm thanh kì lạ: "tùng! tùng! tùng!”

          Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào đầu năm học mới, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ giải lao, giờ ra chơi và cả lúc bế giảng. Những lúc đi học trễ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em dảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe tiếng trống báo hết giờ, em mừng hả hê. Ngược lại, đôi khi đang vui đùa cùng các bạn ở sân trường, trống lại vang lên báo giờ học, ai cũng tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em lại xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.

          Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có đi bất cứ nới đâu trên đất nước song mãi mãi nhớ về tiếng trống trường vẫn bập bùng lên bao kỉ niệm.

k cho mk và kb nha!!

       



 

24 tháng 10 2019

Đề c : Tả cái trống trường em

   Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.

Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

   Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

23 tháng 1 2022

đây là hỏi đáp 
mình biết bạn chép trên mạng 
không tự làm được thì đừng có mà trả lời

 

16 tháng 1 2020

các bạn ơi làm thế này có đc  k ?

Đề b: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

6 tháng 12 2018

                                                                           Bài làm

Cái trống có mặt ở trường em không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ ở trường ít nhất đã làm mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt

Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục, hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.

Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viên đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.

Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẫm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bệnh xoắn vào nhau lớn bằng nón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc đùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống rung lên và toả vào không trung những âm thanh kỳ lạ: Tùng! Tùng! Tùng!

Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào năm học, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng. Những lúc đi học trẻ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hể hả. Ngược lại, đôi khi đang nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.

Trống trường thật sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỷ niệm.



 

Bài làm

Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.

Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng. Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã “ tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “ cầm càng “ cho chúng tôi theo nhịp “ cắc, tùng! Cắc, tùng! “ đều đặn. Khi anh ta “ xả hơi ” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “ xả hơi ” sau buổi học.

Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.

# Chúc bạn học tốt #

21 tháng 1 2018

                                                                       Bài làm

"Tùng,tùng"mỗi khi nghe tới tiếng trống đó em lại không thể nào quên được những ngày vui nhộn của thời học sinh,nó đã gắn bó với em trong suốt 5 năm học tiểu học.Dù sau này có đi đâu thì em vẫn luôn nhớ về cái trống trường-người bạn thời ấu thơ.

K CHO MK NHA,NẾU KO HAY THÌ THUI

11 tháng 4 2018

Tham khảo nha !!! 

Những đám mây xám chỉ mới tan đi, thì chú gà trống nhà em đã cất tiếng gáy vang báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu. Cả xóm em đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài và chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.

Chú gà trống đang oai vệ đứng trên một cành xoài, vỗ cánh phành phạch như vừa hoàn thành xong sứ mệnh đón chào bình minh. Nhìn chú thật là oai quá!

Hồi mẹ mới mua về, chú mới buồn rầu vì phải xa mẹ, xa chốn quen. Nhưng thời gian dần dần qua đi, nỗi nhớ nhà ngày càng nhạt dần. Và bây giờ, chú đã là một chàng thanh niên tuấn tú, to khoẻ như một “lực sĩ trên võ đài”, đẹp trai như “siêu người mẫu”. Vẻ đẹp của chú thật khó mà tả hết được. Cái mào đỏ chói, lộng lẫy, chói lọi như chiếc vương niệm của một vị vua. Với bộ lông đẹp tuyệt trần, xen kẽ nhiều màu sắc rực rỡ như chiếc áo của nàng vương phi thời xưa. Thích nhất là đôi chân khoẻ mạnh, chắc nịch, gần mấy ngón chân có một cái cựa chìa ra sắc nhọn, là vũ khí đáng sợ nhất khi chú chiến đấu với kẻ thù. Lại còn cái miệng nhọn hoắt, cứng cáp, để bổ vào đầu địch thủ của mình. Chú có chùm lông đuôi cong cong như mái tóc “đuôi gà” của các cô gái. Trông chú lúc này mới lực lưỡng làm sao ! Cũng chích nhờ sự lực lượng đó mà chú “chim gái” rất tài. Hễ cô gà mái nào được đi với chú là an toàn tuyệt đối. Vì vậy nên chàng ta có rất nhiều “tình địch”. Nhiều thì nhiều nhưng chẳng có tên nào dám đụng cu cậu cả. Cu cậu đã là anh hùng của cả cái xóm này.

Em quý chú gà này lắm! Không chỉ vì vẻ đẹp của chú mà chú còn mang lại niềm kiêu hãnh của em đối với bạn bè. Lại rất có ích. Tiếng gáy của nó luôn báo thức mọi người dậy đúng giờ để chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Chú ta là như thế đấy, vừa chăm chỉ lại vừa chững chạc và thật đáng khen. 

11 tháng 4 2018

    Con gà trống là lãnh chúa của đàn gia cầm. Chú ta thuộc giống gà Hồ, to con, đẹp mã, phải nặng đến 4kg. Bộ lông rực rỡ sắc màu đỏ tía, vàng chanh, đen nâu. Cái đuôi màu nâu đen, dài, uốn cong như một cành liễu biếc. Hai chân có móng nhọn, cựa sắc, cứng như dùi, màu cỏ úa. Chó, mèo, ngan, ngỗng đều bạt vía kinh hồn về cặp cựa ấy. Cái mào đỏ thẫm có nhiều răng cưa chĩa lên trời. Cái mỏ màu ngà, chụm lại, có thể cứng hơn sắt thép. Cặp cánh vĩ đại, chú vỗ lên nghe "bồm bộp ” rồi nhắm mắt, há mỏ gáy dội vang sân nhà. Cứ nhìn thấy chú gà trống đi dạo trên sân, lượn đi lượn lại giữa mấy ả gà mái, cất tiếng gáy "ò...ó..o.... ” lúc rạng đông mới cảm thấy vẻ đẹp của một chàng công tử đa tình đẹp mã giữa đàn gia cầm đông đảo.

 

27 tháng 2 2018

Sân trường em có ba cây bàng mà các bạn trai gọi một cách hóm hỉnh là "cụ bàng". Gốc bàng to, thân cây gù, nổi thành nhiều bướu, mỗi bướu có hình thù khác nhau trông rất cổ quái. Mùa hè, tán bàng xanh biếc, bóng mát tòa rợp sân trường là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi. Mùa thu, lá bàng đỏ ối như những chiếc quạt lụa óng a óng ánh tuyệt đẹp. Cây bàng là vương quốc của đàn chim sâu, còn đối với chúng em, nó là người bạn thương yêu của tuổi thơ.

27 tháng 2 2018

 Nằm cạnh bên trường Tiểu học Lương Thế Vinh là trường THCS Hồ Tùng Mậu.Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mỗi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.

22 tháng 12 2022

Bạn tk

Mùa thu luôn luôn là mùa được các nhà thơ ưu ái chọn để sáng tác ra những bài thơ hay làm xao xuyến lòng người. Mùa thu cũng là mùa làm cho tâm trạng của em như bồi hồi, lay động.

Đúng như vậy. Mùa thu có lẽ là mùa làm con người ta buồn. Nhưng đôi khi ta lại cần một khoảng lặng để nhìn lại những gì mà một phần cuộc sống đã đi qua. Mùa thu bắt đầu từ tháng bảy và kết thúc vào tháng chín. Lúc ấy, tiết trời đã sang thu và thay đổi hẳn. Mặt trời không còn những tia nắng chói chang, rực lửa như mùa hè kia nữa mà thay vào đó là một không khí mát mẻ hẳn lên. Những tia nắng nhẹ len qua những kẽ lá, những cơn gió heo may thổi mát lạnh làm tung mái tóc ai. Bầu trời cao và trong xanh hơn, còn đám mây thì cứ thế trôi bồng bềnh đi đâu ta không hề biết trước. Mùa thu là mùa của gió heo may, của những làn sương mù và không khí se se lạnh làm ta phải khép nép trong chiếc áo cánh mỏng. Cái đặc biệt nhất của mùa thu chính là sự thay đổi của thiên nhiên. Cây cối khắp mọi nơi bắt đầu rụng lá. Trên cành cây chỉ còn cái màu vàng đặc trưng phủ khắp không gian. Những chiếc lá vàng rồi dần chuyển sang đỏ sau đó cứ thế men theo chiều gió mà rơi rụng xuống đất. Mặt đất phủ đầy xác lá rơi làm cho ta cảm nhận mùa thu thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Thỉnh thoảng chỉ cần một làn gió thổi nhẹ là lá cây lại trút xuống trong vô thức. Mùa thu mặt hồ tĩnh lặng, không một làn sóng. Những con chim cũng bay đi phương trời nào làm cho cảnh vật có vẻ ảm đạm. Nhưng rồi mùa thu sẽ qua và cây cối khi sang xuân sẽ lại đâm chồi nảy lộc khoác cho mình bộ áo mới. Em thích mùa thu vì là mùa của trăng tròn tháng 8, mùa của những trái bưởi chín mọng và của những đêm rằm phá cỗ. Mùa thu thật buồn mà cũng thật vui.

22 tháng 12 2022

THAM KHẢO : mik gộp 2 bài lại với nhau nên chọn ý ra rồi

Mỗi năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng em yêu nhất mùa thu. Mùa thu có Tết Trung thu với ông trăng tròn và chị Hằng xinh đẹp. Mùa thu với hương hoa sữa tràn ngập. Lại thêm làn gió mát đưa hương hoa ủ ấp trong từng nếp áo của người qua đường. Mùa thu còn có vị ngọt giòn của trái hồng chín, vị chua giôn giốt của trái ưởi tròn treo lơ lửng như những đứa con đầu tròn trọc lốc của bà mẹ cây . Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là nắng thu. Nắng vàng tươi rực rỡ. Chúng nhuộm những chiếc lá bàng thành một màu quyến rũ. Nắng tràn ngập khắp nơi, nắng xao động theo bước chân em tới trường. Mùa thu đẹp thật.Mùa thu bắt đầu từ tháng bảy đến tháng 9 trong năm. Mùa thu thời tiết rất mát mẻ, làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hạ chói chang. Mùa thu là mùa tựu trường của tất cả các bạn học sinh sau một thời gian dài nghỉ hè. Mùa thu trẻ nhỏ được vui rước đèn đón tết trung thu và múa sư tử. Em rất yêu thích mùa thu.

24 tháng 6 2018

Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Chú có thân hình chắc nịch vạm vỡ khác hẳn với bạn gà mái cùng đàn, bộ lông màu đỏ tía pha xanh đen óng ánh, trông chú thật rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Dường như chú cũng biết mình đẹp nên bước đi của chú mới ra dáng làm sao. Chú ngẩng cao, kiêu hãnh khoe cái mào đỏ rực. Đôi mắt chú sáng long lanh, linh hoạt chao đi chao lại như có nước. Đuôi của chú thật là tuyệt ! Xen lẫn giữa đỏ là dăm ba cọng màu đen dài, cao vóng lên rồi uốn cong xuống nom oai vệ làm sao ! Đôi chân chú cao to, xù xì vẩy bóng với cựa dài và móng sắc nhọn - một thứ vũ khí vô cùng lợi hại của chú.

13 tháng 5 2021

Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Khoác lên thân hình cao lớn và cân đối của chú là bộ áo lông màu đỏ tía mượt bóng. Trên cái đầu nhỉnh hơn quả chanh là cái mào cờ đỏ thắm như một chiếc vương miệng. Mỏ chú vằng tinh tương . Đôi mắt vừa bằng hạt đỗ đen lúc nào cũng đưa đi đưa lại như có lước. Dưới đôi chân vàng ươm đã thấy nhú ra đôi cựa sắc nhọn. Đó sẽ là thứ vũ khí lợi hại của chú ta đấy.