K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2020

đẹp em chỉ biết thế thôi vì em mới học lớp 4

20 tháng 2 2020

Đăc sắc về nt: 

Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm và miu tả ,tư sự

h/ả thơ sáng tạo ngôn ngử bình dị 

sd nhìu bptt, kết hợp bút pháp tả thưc và lan mạng 

Đs về nd.

là bức trah lao động của ngừơi mìên biển

thể hiện tình iu qh . ♥♥♥

22 tháng 2 2020

Nd

Cảnh ra khơi tn tươi đẹp con người khỏe mạnh  chiếc thuyền dũg mãh cánh buồm sức mah hồn làng~~

nt .... ẩn du,so sanh => lm câu thơ sinh động 

 nd...Bức  tranh lđ khi họ trở về đầy ắp niềm zui và sức sống

nt....sd but pháp  tả thực .~~~

20 tháng 2 2023

a, Thơ em tự chép

b, 

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh 

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 2) 

TB: 

''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã'' 

+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.  

''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang'' 

+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển. 

''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng'' 

+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.  

''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'' 

+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng. 

Đánh giá của em về khổ thơ? 

KB: Cảm nhận của em về khổ thơ 

_mingnguyet.hoc24_ 

20 tháng 2 2023

chị giỏi quá ><

3 tháng 3 2021

Nhà thơ Tế Hanh được mệnh danh là nhà thơ của quê hương. Mộ số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961). Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945). Bài thơ Quê hương đã thể hiện được tình yêu dành cho cảnh vật, dành cho làng chài và dành cho con người làng chài của tác giả

Đầu tiên, chúng ta có thể thấy được tình yêu của tác giả dành cho cảnh vật của quê hương mình. Chỉ với hai câu thơ đầu "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông", người đọc đã hiểu được nghề nghiệp và vị trí của ngôi làng quê hương của tác giả. Giọng thơ trầm ấm, nhẹ nhàng như một lời tâm sự kể chuyện đã cho chúng ta thấy được tình cảm của tác giả đối với quê hương mình. Tình yêu của tác giả dành cho cảnh vật quê hương còn được thể hiện ở những dòng thơ cuối "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ/Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi/Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Đó chính là nỗi nhớ luôn thường trực của một người con xa quê, luôn nhớ đến quê hương của mình với những hình ảnh biểu tượng: nước xanh, cá bạc, cánh buồm trắng. Chỉ cần nhìn thấy cánh buồm xa xa, nỗi nhớ ấy trong tác giả lại trực trào hương vị mặn nồng của quê hương

Trên tất cả, tình yêu của tác giả dành cho con người còn được thể hiện rõ nét hơn ở khung cảnh người dân đi đánh cá và người dân trở về. Khổ thơ thứ hai là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Khổ thơ thứ ba đã tái hiện khung cảnh người dân đánh cá trở về. Hai câu thơ đầu "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ /Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" chính là hình ảnh của đoàn thuyền trở về sau ngày dài đánh cá trên biển. Ta có thấy được không khí vui tươi, tấp nập, và những thanh âm của sự trù phú, ấm no của một làng chài ven biển. Những từ láy "ồn ào, tấp nập" được tác giả sử dụng tài tình để diễn tả không khí ấm no, trù phú đó của làng chài. Trong không khí chung đó, chúng ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng thầm cảm ơn của những ngư dân về một buổi đánh cá thuận lợi "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe". Họ biết ơn biển cả, họ biết ơn mẹ thiên nhiên đã cho họ một ngày đi đánh lưới thuận lợi, đem về những mẻ cá nặng trĩu tay với những con cá tươi ngon. Trên nền cảnh, hình ảnh những người dân lao động hiện lên vô cùng đẹp và chân thực "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đó là những người lao động với làn da rám nắng khỏe mạnh. Đặc biệt là hình ảnh "nồng thở vị xa xăm" là hình ảnh đẹp. Phải chăng đó là hơi thở của biển cả, của những vất vả thăng trầm mà họ đã trải qua cũng như tình yêu của họ để họ bám biển và lao động hàng ngày. Đặc sắc hơn, hình ảnh con thuyền cũng trở nên vô cùng sinh động như một con người nhờ biện pháp nhân hóa "im, mỏi, nằm". Nó như một thực thể sống, đang nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi dài. Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Nghe chất muối". Đây là chi tiết đặc sắc vì bình thường muối được cảm nhận bằng vị giác nhưng ở đây tác giả cảm nhận bằng thính giác. Điều này làm cho bài thơ càng trở nên sinh động và thú vị hơn

Tóm lại, bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh đã thể hiện được tình yêu dành cho quê hương, cho con người của làng quê ven biển. Bằng giọng thơ ấm áp, giản dị của mình, người đọc thấy được tình yêu tha thiết ông dành cho con người, cảnh vật nơi đây

20 tháng 1 2019

- Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

24 tháng 5 2021

Gợi ý :

1. Nội dung

- Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

- Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật.

<>Câu phủ định: Ta không thể không ca ngợi tình yêu quê hương tha thiết tình yêu quê hương của tác giả Tế Hanh.