K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2018

tương ứng với nhà nước Văn Lang

Câu nói này là lời căn dặn của Bác với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp quản thủ đô vào đầu tháng 10/1954. Nó là lời di huấn thiêng liêng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc, giản đơn nhưng lại là một chân lý của các thế hệ người Việt Nam.

23 tháng 11 2018

1. thời kì vua Hùng tương ứng với nhà nước văn lang - âu lạc

2. em thấy câu nói của Bác Hồ là muốn làm cho đất nước tươi đẹp . Bác muốn cho dù có như thế nào chúng ta cũng phải đoàn kết cùng nhau xây đựng và bảo vệ đất nước .

      tìm hiểu thêm

Ngày 18/2/1946, hơn 5 tháng sau ngày đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 22 CNV/CC cho công chức cả nước được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tổ tiên. Ngày 18/9/1954, trước Đền Hạ thuộc Đền Hùng, Phú Thọ, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Lời Bác dạy không chỉ đối với quân đội, mà còn đối với toàn Đảng, toàn dân. Ngày nay, càng suy ngẫm lời Bác, chúng ta càng thấm thía tâm huyết của Người đối với đất nước và dân tộc, càng thấy tầm nhìn xa trông rộng của vị lãnh tụ thiên tài!

Bác Hồ khẳng định và tôn vinh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước”. “Công dựng nước” của các Vua Hùng thật là to lớn! Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, và có tinh thần độc lập, tự chủ. Vì thế, dân ta đã làm nên biết bao chiến công oai hùng, dựng nên đất nước, khẳng định chủ quyền và bồi đắp bản sắc dân tộc.

Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.

Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu. Với Bác Hồ, “giữ nước” trước hết là quyết tâm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất và chủ quyền của đất nước. Trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Bác từng nói: “… Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”.

Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Bác khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Với Bác, “giữ nước” là toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Bởi nhân dân là gốc của đất nước. Đấy chính là “kế sâu dễ bền gốc” mà ông cha ta truyền lại.

Ngày nay, thực hiện lời dạy giữ nước của Bác thì cùng với việc cảnh giác, đề phòng giặc ngoại xâm, kiên quyết đánh trả và chiến thắng mọi kẻ địch đồng thời còn phải ra sức đấu tranh với “giặc nội xâm” là những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất đang gây ra quốc nạn tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng. Đâu phải chỉ trong chiến tranh mới đặt ra yêu cầu “giữ nước”- mà đấy còn là nhiệm vụ cấp thiết và cực kỳ hệ trọng ngay trong xây dựng hòa bình!

19 tháng 7 2021

Tham khảo ạ:

Hùng Vương ngày xưa có 4 câu chuyện đáng nhớ nhất. Đó là những câu chuyện về sự tích con người, anh hùng đánh giặc cứu nước, sự tích bành chưng bánh giầy, cuộc đánh nhau giữa 2 vị thần. Sau đây là bài kể ngắn gọn của mình:

1. Con Rồng Cháu Tiên:LLQ và ÂC kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con, chia con cai quản các phương, lập nước là Văn Lang, bắt đầu thời Vua Hùng. Về sau, người VN tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý của mình.

2. Thánh Gióng: đến đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng gióng ra đời, lớn lên kì lạ. Khi nghe có người rao tìm người tài đi đánh giặc, cậu biết nói biết cười. Nhân dân nuôi cậu khôn lớn cho tới khi sứ giả đem vũ khí tới, cậu vươn vai thành tráng sĩ quất ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Sau khi đánh tan lũ giặc Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ và phong cho Gióng là Phù Đổng Tiên Vương.

3. Bánh Chưng Bánh Giầy: sang đời vua Hùng thứ 7, vua chọn người nối ngôi.Lang Liêu được thần báo mộng và dạy cho cách làm bánh. Sau khi suy nghĩ, chàng đã làm ra 2 loại bánh. Đó là bánh chưng, bánh giầy và chàng được truyền ngôi. Từ đấy, người Việt Nam ta đã làm Bánh chưng Bánh giầy vào ngày tết.

4. Sơn Tinh Thủy Tinh: tới thời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. Trận đánh của họ rất ác liệt. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Do đó tạo nên cảnh lũ lụt hàng năm xảy ra ở nước ta.

+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:
 

1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.
 

2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.
 

3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.
 

4. Tới thời Hùng vương thứ 18, sơn tinh ,thủy tinh đều muốn lấy Mị nương làm vợ. Trận giao tranh của học rất ác liệt. cuối cùng Sơn Tinh chiến thắng
Thủy Tinh hằng năm dâng nước đánh ghen nhưng đều thất bại. Sơn Tinh là hình ảnh người anh hùng trị thủy và ước mơ chế ngự thiên nhiên của người xưa

              mk làm lại cho bn dễ nhìn nhé ^v^

2 tháng 4 2020

bạn ơi bạn nhầm môn rồi nha bạn đây là môn lịch sử nha bạn còn bạn muốn được hỏi câu hỏi của nhiều môn thì bạn vô hoc 24.vn nha

22 tháng 11 2019

trả lời:

Trong đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nướcBác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.

học tốt

22 tháng 11 2019

sai chỗ nào câu cuối có thời gian còn gì 

3 tháng 12 2018

Câu danh ngôn đó bác hồ nói khoảng vào ngày 18 hay ngày 19/9/1954 trong hoàn cảnh đã trải qua sau khi kí hiệp định Geneve và sau khi Tuyên ngôn độc lập. Cũng tức là sau khi trải qua 1 thời chiến tranh gian khổ, loạn lạc và đau thương thì cuối cùng cũng đã tuyên ngôn rằng đất nước Việt Nam bây giờ hoàn toàn là độc lập. Nội dung và ý nghĩa của câu nói nhắc đến công lao dựng nước của vua Hùng, và khẳng định rằng đất nước Việt Nam chúng ta là 1 nước văn hiến có truyền thống dựng nước, cũng tức là đã trả qua bao nhiêu chiến tranh ở từng thế kỉ. Cuối cùng, Việt Nam cũng là 1 đất nước độc lập. Vì vậy, nhiệm vụ bây giờ của chúng ta là cùng nhau giữ lấy nước, giúp đất nước trở nên phát triển.  

AAAA, ta cũng không nhớ đến tình tiết của lịch sử cho lắm nên quên hết rồi :vvvv

3 tháng 12 2018

Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh. 
Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu. 

Đối với sinh viên chúng ta, không ngừng học tập nâng cao nhận thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng. Trên cơ sơ đó xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo và quan điểm đổi mới của Đảng. Kiên định con đường XHCN, không mơ hồ dao động trước mọi luận điệu xuyên tạc, của kẻ thù. Sinh viên chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh có văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến; thực hiện sống và làm việc theo pháp luật. Kiên quyết đấu tranh bài trừ những tệ nạn xã hội, không để kẻ thù lợi dụng để . Kịp thời giúp mọi người vạch mặt những thủ đoạn của địch, phân biệt đúng sai, phải trái rõ ràng và có hành động tích cực. Ngoài ra trên mọi lĩnh vực hoạt động khác mà kẻ thù có thể lợi dụng được, thì sinh viên chúng ta cũng phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác để chống lại một cách có hiệu quả, luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường và đoàn thể xã hội, có như vậy thì mọi âm mưu và chiến lược diễn biến của kẻ thù dù có thâm độc và xảo quyệt đến đâu cũng phải bị thất bại. Làm được điều đó tức là chúng ta đã góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào xậy dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp.

Học tốt nhé bạn !

12 tháng 12 2018

ý nghĩa : 

Một mặt Bác khẳng định và động viên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc và muốn thực hiện được công việc thiêng liêng đó phải biết cùng nhau, tức là đoàn kết; lòng quyết tâm đó như là một lời hứa trước vong linh Quốc Tổ. 

còn viết văn thì bn tự viết nhé ~ 

p/s : ...

Giải thích ý nghĩa câu danh ngôn :

           "Các vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Ngày 19-9-1954, Bác Hồ về thăm Đền Hùng, gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong khi Đại đoàn về tiếp quản Thủ Đô. Người căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác như đã nói lên một trong những quy luật phát triển của đất nước là: “Dựng nước” luôn gắn liền với “Giữ nước”. Có dựng nước mạnh mới giữ được nước bền và ngược lại có giữ vững độc lập tự chủ của đất nước mới xây dựng được xã hội Việt Nam giàu mạnh văn minh.

1> Căn cứ vào các bài em đã học , em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người nguyên thủy nước ta .2> Em hãy xác định những vùng người Việt Cổ cư trú3> Em hãy lập sơ đồ dấu vết của người tối cổ ở Việt Nam4> Tổ chức đầu tiên của người nguyên thủy ở VN được tổ chcs như thế nào ?5> Những lú do nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước đầu tiên của nước ta . những...
Đọc tiếp

1> Căn cứ vào các bài em đã học , em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người nguyên thủy nước ta .

2> Em hãy xác định những vùng người Việt Cổ cư trú

3> Em hãy lập sơ đồ dấu vết của người tối cổ ở Việt Nam

4> Tổ chức đầu tiên của người nguyên thủy ở VN được tổ chcs như thế nào ?

5> Những lú do nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước đầu tiên của nước ta . những nghành kinh tế chính , công cụ sàn xuất chủ yếu là gì 

6> Những công trình văn hóa tiểu biểu của nền Văn Minh , Văn lang , Âu Lạc là gì ?

7> Dựa vào những kiến thức các em đã được học về môn Văn học và Lịch sử , các em hãy giải thích nguyên nhân sự ra đời nhà nước Văn Lang , Âu Lạc và giải thích sự sụp đổ của nhà nước Văn Lang , Âu Lạc.

help me please

nhanh nha mk đang cần gấp

thanks so much

1
7 tháng 12 2017

nhanh giúp mk với