K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2020

Những năm hai mươi của thế kỉ XX, Tản Đà là thi bá trên thi đàn Việt Nam. Tài hoa, lãng mạn, thoát li và ngông là phong cách nghệ thuật của thi sĩ Tản Đà. Trong bài "Thú ăn chơi", thi sĩ viết:

"Trời sinh ra bác Tản Đà,

Quê hương thời có, cửa nhà thời không.

Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông,

Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt li.

Túi thơ đeo khắp ba kĩ,

Lạ chi rừng biển thiếu gì gió trăng...".

Bài "Muốn làm thằng Cuội" là bài thơ kiệt tác, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Tản Đà:

"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu có bạn can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây thế mới vui?

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,

Tựa nhau trông xuống thế gian cườỉ"

1. Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu "buồn lắm chị Hằng ơi!". Một tiếng kêu đầy ắp tâm sự. Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét như vậy.

"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi"

Nỗi buồn đến mức "buồn lắm"; trong cô đơn chỉ còn biết gọi chị Hằng để dãi bày tâm sự. Ba tiếng "chị Hằng ơi!" rất biểu cảm, ý vị làm cho giọng thơ thiết tha thân mật. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tản Đà đã từng viết: "Đời đáng chán hay không đúng chán?", nay thì đã "chán nửa rồi". Bài thơ in trong tập "Khối tình con" xuất bản năm 1916, qua đó ta thấy rõ nguyên cớ sâu xa, buồn và chán vì trần thế, vì cuộc đời xấu xa, vì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, tù hãm. Vì công danh dở dang: "Tài cao, phận thấp, chí khí uất". Buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị "Lệ ai giàn giụa với giang san". Đó là nỗi buồn của một thế hệ trong vòng nô lệ lầm than. Là một thi sĩ đa cảm, đa tình, nỗi buồn đã kết thành mối sầu:

"Nửa ngòi bút ngỗng bao sinh lụy,

Một mối tơ tầm mấy đoạn vương".

(Đề khối tình con thứ nhất)

2. Một chữ "xin" rất chân thành thiết tha, như nài nỉ:

"Cung quế đã ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhắc lên chơi"

Hai câu thực đã làm rõ đề bài "Muốn làm thẳng Cuội" ở nơi cung trăng, cung quế. Câu hỏi tu từ gợi nhiều man mác bâng khuâng. "Cành đa" đã trở thành cái thang bắc lên chín tầng mây xanh để "chị nhắc lên chơi" cung quế. Đó là giấc mộng thoát li. Mộng vì chán đời, ngán đời. Mộng có tính phủ định:

"Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng,

Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán dời"

(Nhớ mộng)

3. Có lên được cung quế mới đỡ "tủi", mới thỏa thích "thế mới vui". Có chị Hằng làm bầu bạn. Có gió, có mây cùng chơi vơi. Điệp ngữ (có, cùng) và phép đối được vận dụng sáng tạo, có cả tiểu đối và bình đối. Cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo nên giọng thơ nhún nhảy lâng lâng. Thấm đẫm vần thơ là chất phong tình lãng mạn. Đọc lên nghe rất thú vị:

"Có bầu, có bạn can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây thế mới vui"

Đúng như nhà phê bình văn học Lê Thanh trong cuốn 'Tán Đủ thi sĩ" (1939) đã nhận xét: "Thơ của ông (Tán Đà) là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh mờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm liên những câu thơ tuyệt mĩ...".

4. Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám, là đêm Trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng "Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Cái cử chỉ "tựa nhau" và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp. Thoáng một chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thỏa thích nơi cung quế:

"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,

Tựa nhan trông xuống thế gian cười"

Cái kết thoát li. Một cách nói phong tình, tài hoa. Có đọc bài thơ "Hầu Trời" mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài "Muốn làm thằng Cuội". Nửa đêm, Tản Đà tỉnh dậy đun nước pha trà, rồi ngâm thơ... Trời nghe giọng ngâm bèn sai hai tiên nữ xuống cõi trần rước thi sĩ bay lên. Thi sĩ đọc thơ cho Trời và bầy tiên nghe. Tất cả đều tấm tắc khen:

"Văn đã giàu thay, lại lắm lối

Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!

Chư tiên ao ước tranh nhau luận

Anh gánh lên đây bán chợ Trời".

(Hầu Trời)

Bài "Muốn làm thằng Cuội" là một bài thơ có thi đề độc đáo, thú vị. Giọng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát, chơi vơi. Trí tưởng tượng phong phú, kì diệu. Chất mộng áo, sắc màu lãng mạn thấm đẫm bài thơ.

Tuy có nói đến buồn, nói đến chán, có nói đến thoát li, có thấm vị phong tình... nhưng toàn bài thơ toát lên một tinh thần phú định thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến xấu xa, khao khát được sống trong sạch hơn, thanh cao hơn, để mãi mãi giữ trọn thiên lương cao đẹp. Giá trị đích thực của bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" là ở đó.

3 tháng 1 2022

TK :

Tản Đà – thi sĩ khởi đầu cho nền thơ ca lãng mạn, với một cá tính mới và đầy thi vị mang đến cho thơ ca hơi thở mới của thời đại.. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã bộc lộ rõ tâm trạng chán chường thực tại, khát vọng muốn thoát li thực tại, lên cung trăng cùng bầu bạn với chị Hằng. Đặc biệt, chất sầu và mộng, ngông và đa tình của nhà thơ được thể hiện rất rõ trong bài thơ trên.

 

Ngông có thể hiểu là một tính cách, là những hành động gây nên sự chú ý của số đông, những hành động ngông thường mang tính chất ngang tàng, phóng túng, đùa cợt. Ngông cũng là một cách sống, cách sống ấy vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội đương thời, trở thành một thách thức với xã hội đó. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội tiêu biểu cho cá tính khác biệt của Tản Đà trong thi đàn văn chương lúc đó,

Trước hết, chất “ngông” trong bài thơ thể hiện ở nỗi buồn chán thực tại và muốn thoát li vào cõi mộng. Mở đầu bài thơ là một lời than thở, một nỗi sầu da diết nhưng cũng là một tâm sự rất chân thành:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.

Trong đêm thu với ánh trăng sáng rọi, tỏa ánh sáng chan hòa khắp nhân gian. Và lòng thi sĩ như muốn thổ lộ những tâm tư, tình cảm chẳng biết nói cùng ai. Tác giả sử dụng cách gọi “chị - em” với chị Hằng trên cung trăng, thể hiện sự thân thiết, gần gũi để có thể giãi bày, chia sẻ. Nỗi buồn ấy được tác giả thể hiện rất cụ thể “buồn lắm – trần thế - chán nửa rồi”. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tìm hiểu về thời thế thực tại mà tác giả đang sống, chúng ta thấu hiểu hơn tâm trạng của nhà thơ. Nước ta những năm đầu thế kỉ XX sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, nhân dân ta chìm đắm trong cảnh lầm than khổ cực. Là một thi sĩ đa sầu, đa cảm, đứng trước thực tại nhưng chẳng thể đổi thay điều gì, vì thế mà tâm trạng thi nhân như bế tắc trước thực tại và chán nản, bất mãn với thời cuộc. Bởi vậy tác giả đành gửi gắm ước mơ lên cõi mộng:

 

Cung quế đã ai ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhắc lên chơi

Nỗi buồn của nhà thơ bắt nguồn từ đó và vì thế người muốn tìm lối thoát, muốn sống ở một thế giới khác – thế giới của thần tiên và mơ mộng. Lời đề nghị của thi nhân đưa ra thật dịu dàng, duyên dáng và hóm hỉnh. Câu thơ đưa ra để hỏi nhưng cũng là lời đề nghị, lời cầu xin được đưa vào cõi mộng. Lời đề nghị ấy là một ước muốn ngông cuồng, ngạo nghễ bởi thế giới thần tiên chỉ là cõi mộng xa xôi. Ông muốn được lên cung trăng để nhìn xuống thế gian, muốn đứng hơn người để mà trông, mà ngắm, mà suy xét việc đời. Bởi ở nơi ấy, nhà thơ không phải chứng kiễn những nỗi buồn nhân thế, nỗi đau của người con mất nước.

 

Khát vọng lên cung trăng với chị Hằng, thể hiện cuộc sống tốt đẹp, được tự do làm bạn với gió, với mây:

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió, cùng mây thế mới vui

Câu thơ diễn tả niềm vui thích, suong sướng của thi nhân khi nghĩ về cõi mộng. Nơi ấy có bầu bạn, có cuộc sống ngao du chứ không phải là một thực tại đầy bức bối và kìm hãm con người. Tác giả sử dụng điệp từ “có”, “cùng” và cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo nên giọng thơ vui tươi, rộn ràng. Thi sĩ lên cung quế có bạn, có bè quên đi nỗi ngán ngẩm, chán nản và giải toả được nồi buồn – ông đã vui, đã cười – ông cười tất cả những giành giật, nhố nhăng nơi trần thế, cười sung sướng khi thấy cõi trần không ai được như ông, được hưởng cuộc sông thần tiên thoát tục.

Ước muốn làm thằng Cuội được thể hiện rõ ràng hơn trong hai câu thơ cuối:

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám .

Tựa nhau trông xuống thế gian cười .

Chất “ngông” ấy của Tản Đà được thể hiện trong mạch cảm xúc của bài thơ. Từ tâm trạng buồn tủi, chán nản với thực tại ở cõi thực, tác giả gửi gắm mong ước được sống trong cõi mộng. Để từ đó được vui, được cười, được sánh đôi cùng chị Hằng cưỡi trăng lượn gió. Và ước muốn xa hơn là được tựa vai bên chị Hằng để cùng nhìn xuống thế gian. Chữ “cười” được đặt cuối bài thơ như thể hiện rõ nhất ước muốn của nhà thơ. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thỏa mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được trần ai mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh khi cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cổ điển nhưng vẫn để lai dấu ấn của tác giả với cách sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị và thể hiện rõ tâm trạng cá nhân. Tản Đà muốn sống thoải mái hơn bởi thời đại đang chuyển động, khẳng định cái tôi cá nhân một cách mạnh mẽ. Những mong muốn và cá tính riêng được trân trọng. Bài thơ đã thể hiện rõ phong cách thơ của thi nhân, muốn xa rời cõi tục và mơ mộng gửi hồn vào cõi mơ, để được cười và thoát khỏi những khổ đau trong cõi nhân gian nhỏ bé. Qua đó, cũng thể hiện ước muốn của tác giả về một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi trần thế.

Bài thơ đã khiến chúng ta hiểu hơn về Tản Đà, nhà thơ của những vần thơ đậm chất ngông. Có lẽ đó là cách mà thi nhân ứng xử với thời cuộc hiện tại. Nó còn gắn liền với cá tính phóng túng của nhà thơ. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã bộc lộ tâm sự của tác giả, thể hiện nỗi buồn nhân thế do bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa và khát vọng muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
3 tháng 1 2022

Hơi dài :>

23 tháng 1 2017

Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu "buồn lắm chị Hằng ơi!". Một tiếng kêu đầy ắp tâm sự. Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét như vậy.

"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi"

Nỗi buồn đến mức "buồn lắm"; trong cô đơn chỉ còn biết gọi chị Hằng để dãi bày tâm sự. Ba tiếng "chị Hằng ơi!" rất biểu cảm, ý vị làm cho giọng thơ thiết tha thân mật. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tản Đà đã từng viết: "Đời đáng chán hay không đúng chán?", nay thì đã "chán nửa rồi". Bài thơ in trong tập "Khối tình con" xuất bản năm 1916, qua đó ta thấy rõ nguyên cớ sâu xa, buồn và chán vì trần thế, vì cuộc đời xấu xa, vì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, tù hãm. Vì cống danh dở dang: "Tài cao, phận thấp, chí khí uất". Buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị "Lệ ai giàn giụa với giang san". Đó là nỗi buồn của một thế hệ trong vòng nô lệ lầm than. Là một thi sĩ đa cảm, đa tình, nỗi buồn đã kết thành mối sầu


20 tháng 8 2016

câu 1 :

 

Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.

Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!

Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.

20 tháng 8 2016

câu 2 :

Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám, là đêm Trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng 'Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Cái cử chí "tựa nhau" và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp. Thoáng một chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thỏa thích nơi cung quế:

"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,

Tựa nhan trông xuống thế gian cười"

Cái kết thoát li. Một cách nói phong tình, tài hoa. Có đọc bài thơ "Hầu Trời" mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài "Muốn làm thằng Cuội". Nửa đêm, Tản Đà tỉnh dậy đun nước pha trà, rồi ngâm thơ... Trời nghe giọng ngâm bèn sai hai tiên nữ xuống cõi trần rước thi sĩ bay lên. Thi sĩ đọc thơ cho Trời và bầy tiên nghe.


 

18 tháng 12 2022

tham khao :Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp

1 tháng 11 2021

khó quá nha

2 tháng 11 2021

đề thi giữa kì các cô bảo học đề cương là có, mà đề thi với đề cương không giống tí jkhocroi

2 tháng 11 2021

https://doctailieu.com/doan-van-ngan-cam-nhan-ve-chu-be-hong

2 tháng 11 2021

đó

=))

 

7 tháng 8 2021

Tham khảo

Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú được tác giả gợi dẫn về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy (câu bị động). Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Khổ 3 là đoạn thơ hay nhất của bài Nhớ rừng. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian.Chắc hẳn sau khi đọc thơ người đọc sẽ tự hỏi "Sao số phận chú hổ lại nghiệt ngã đến thế ?" Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần bảy mươi năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.

27 tháng 1 2022

Mình cảm ơn bn nha :33333