K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2016

Đề 5 : Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ( mình làm lại nhé )

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

11 tháng 11 2016

Đề 1:

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắcBài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

8 tháng 12 2016

Cảm nghĩ về bài thơ " Rằm tháng giêng "

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã sáng tạo ra rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị cho tới tận bây giờ. Từ những tác phẩm thơ văn bằng tiếng Hán, Nôm hay chữ Quốc ngữ. những tác phẩm của Bác để lại đều là những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới sự nhân thức của những người thưởng thức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân có khả năng làm ra những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất. Và trong những tác phẩm để lại của Người, em thích nhất là bài thơ “ Nguyên Tiêu” ( Rằm tháng giêng) được Người sáng tác một cách ngẫu hứng khi đang bàn việc quân và đã trở thành một trong những bài thơ rất nổi tiếng của người.

Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã vẽ ra khung cảnh lộng lẫy, choáng ngợp mà không kém phần thi vị, mơ mộng của cảnh vật trong thời khắc đêm trăng ngày Rằm. Ta cũng thấy rằng, hình ảnh ánh trăng thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh, điều đặc biệt là mỗi lần xuất hiện thì hình ảnh ánh trăng này không hề bị trùng lặp mà đều mang một sắc thái mới lạ, nó chứa đựng những cảm xúc khác nhau của tâm hồn người thi sĩ Hồ Chí Minh, trong bài thơ “Rằm tháng Giêng” cũng vậy, Bác đã thể hiện được sự cảm nhận độc đáo về ánh trăng ngày Rằm, về khung cảnh thiên nhiên dưới sự soi chiếu của ánh trăng ấy.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Ở hai câu thơ đầu tiên, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cụ thể cả thời gian và không gian của bức tranh thơ, đó là không gian của bầu trời, sông nước dưới sự bao phủ, soi chiếu của ánh trăng Rằm, thời gian được nhà thơ chỉ ra đó chính là thời khắc đêm khuya, khi mọi nhịn sống rộn rã của con người đã bị màn đêm bao phủ bằng vẽ tĩnh lặng lặng tuyệt đối. Tuy nhiên, trong cách cảm nhận của Hồ Chí Minh, thì cái thời khắc tưởng chừng như tĩnh lặng ấy lại hiện ra vô cùng mới lạ, vô cùng gợi cảm. Ánh trăng Rằm soi chiếu xuống mặt nước tạo thành luồng ánh sáng bạc lấp lánh, trong cách cảm nhận của Bác thì ánh trăng ấy không tỏa chiếu một cách thông thường mà “lồng lộng” soi. Lồng lộng là từ láy gợi ra được cả chiều dài cũng như độ rộng của không gian được soi chiếu. Ánh trăng rọi xuống vạn vật trở lên vô cùng gợi cảm, sinh động trong cách cảm nhận của Người.

Câu thơ tiếp theo lại thể hiện sự hài hòa một cách tuyệt đối, một sự pha trộn tuyệt diệu của thiên nhiên. Sông, nước, trời dường như đã không còn khoảng cách, giới hạn nữa, chúng hòa quyện lại với nhau, làm cho nhau trở lên tươi đẹp hơn, ta có thể thấy đước sự phản chiếu được vật này qua vật kia: “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”.

Dưới ánh trăng ngày Rằm, dòng sông kia như “lẫn” thêm cả màu của bầu trời làm cho nó trở nên rực rỡ hơn, mang đậm sắc màu của màu xuân. Từ “lẫn” mà Hồ Chí Minh sử dụng ở đây rất hay, bởi nó chỉ sự hòa trộn một cách tự nhiên, không phân biệt được là do yếu tố nào tác động đến yếu tố nào mà chỉ biết rằng chúng cùng nhau hòa quyện, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của nhau lên.

Ta có thể thấy rất rõ, hai câu thơ đầu tiên đã chủ yếu là tả cảnh, khung cảnh ngày xuân dưới ánh trăng Rằm dường như hiện ra rõ nét hơn, màu sắc tươi thắm, sinh động hơn rất nhiều. Đặc biệt, qua cảm nhận của Hồ Chí Minh thì nó càng trở lên mới lạ, gợi cảm hơn, nó gợi cho người đọc liên tưởng đến một không gian rộng lớn, mênh mông nhưng không gây cho người đọc cảm giác sợ hãi mà còn làm cho người đọc khát khao thưởng thức, khám phá, những cảnh vật vô cùng quen thuộc cũng trở lên gợi cảm lạ thường. Điều đáng nói nhất trong hai câu tả cảnh này, có sự kết hợp một cách khéo léo tình cảm chủ quan của người viết, đó là cảm xúc say mê, sự rung động của tâm hồn trước sự tươi đẹp của cảnh sắc thiên nhiên.

Từ việc khắc họa khung cảnh của đêm trăng Rằm, ở hai câu thơ tiếp theo chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc họa hình ảnh của chính mình trong bức tranh thơ ấy:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”Qua câu thơ, ta có thể thấy được vị trí của Bác đó chính là trên dòng sông, ở một điểm nhìn “giữa dòng” như vậy nên ta có thể hiểu vì sao Bác có thể cảm nhận một cách trọn vẹn, thu vào bức tranh thơ nhiều hình ảnh đpẹ và thi vị đến vậy. “Giữa dòng bàn bạc việc quân”, mục đích của Bác trên dòng sông xuân này không phải mục đích thưởng ngoạn “bơi thuyền ngắm trăng” như bao thi nhân khác mà Bác nhằm một mục đích trọng đại hơn, nó có liên quan đến vận mệnh của một quốc gia, một dân tộc “bàn bạc việc quân”. Dòng sông là một nơi không thật lí tưởng cho việc luận bàn việc nước, nhưng xem xét hoàn cảnh thực tế của Việt Nam lúc bấy giờ, khi Cách mạng đang bước vào thời kì dữ dội, vì vậy mỗi đường đi nước bước có thể quyết định đến sự thành vong của sự nghiệp đấu tranh.

Bàn việc nước trên dòng sông, lại vào thời điểm đêm khuya là để tránh được “tai vách mạch rừng”, những phương hướng cách mạng sẽ không bị lộ ra bên ngoài. Ta có thể thấy đây là một cuộc họp bàn đầy nghiêm túc giữ những người lãnh đạo của Cách mạng. Tuy nhiên, việc công trọng đại ấy cũng được Bác Hồ giản lược nên nó không mang cái không khí quá căng thẳng, cứng nhắc mà nó còn được đặt trong mối quan hệ với tự nhiên: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Khi việc quân bàn xong, con thuyền trở về bờ thì ánh trăng soi chiếu vào thuyền khiến cho hình ảnh con thuyền cũng trở lên thật sinh động. Sự xuất hiện của “ánh trăng ngân” này như sự đồng lòng, ủng hộ và niềm tin của thiên nhiên, của đất trời đối với sự thành công tất yếu của cách mạng trong tương lai.

Như vậy, bài thơ “Rằm tháng Giêng” đã khắc họa một bức tranh màu xuân thật đẹp, nó cũng được phát hiện trong một thời gian thật đặc biệt, đó là vào thời khắc đêm khuya. Trong sự kì vĩ, tươi đẹp của bức tranh mùa xuân hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, đó là một con người hết lòng vì dân, vì nước, vì sự thắng lợi của Cách mạng dân tộc.

8 tháng 12 2016

Tình yêu quê hương, tình cố hương, tình bằng hữu là một trong những đề tài tiêu biểu của thi tiên. Lý Bạch_là một trong những nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. Ông đã để lại cho đời những bài thơ hay tuyệt sắc. trong đó ‘‘ tĩnh dạ tứ’’ là một trong những bài thơ hay nhất cho em thấy một tâm hồn thơ lãng mạn trong đêm trăng thanh tĩnh. bài thơ đã để lại cho em cảm xúc sâu sắc.
Chủ đạo bài thơ ‘‘Tĩnh dạ tứ’’ là nỗi thương nhớ cố hương da diết của Lý Bạch. Qua hai câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên như hiện lên trước mắt em:
‘‘Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương’’
Đêm dã khuya không gian càng tĩnh lặng không một tiếng gió thổi. nhà thơ chợt tĩnh giấc thấy mình nằm dưới trăng, ánh trăng chiếu vào ‘‘đầu giường’’ lạc xuống mặt đất. nếu như ở trong phần dịch thơ chỉ dung từ ‘rọi’ thay thế cho từ ‘ quang’ thì ta không cảm nhận hết được cảm xúc của thi nhân. Bởi mức độ sáng của ánh trăng khiến tác giả ‘ngỡ’ là sương phủ trên mặt đất . Từ ‘ngỡ’ được sử dụng độc đáo. Gợi cho em cảm giác như nhà thơ đang nửa thực nửa mơ, phải chăng thi nhân đang có một nỗi niềm tâm sự.
Nếu ở câu thơ thứ nhất tác giả cảm nhận bằng trực giác thì ở câu thơ thứ hai tác giả cảm nhận bằng cảm giác một không gian thật lung linh huyền ảo. hai câu thơ đầucho em thấy không chỉ đẹp ở cảnh mà còn đẹp về tâm hồn lãng mạn của thi nhân
Cảnh đẹp là thế nhưng cảnh thiếu tình thì cảnh trở nên vô vị. hai câu kết em cảm nhận được tâm hồn thơ của thi nhân đang hường về cố hương:
‘‘ cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương’’
Nghệ thuật đối lập cấu trúc sóng đôi nhau với hai tư thế ‘ngẩng đầu’ và ‘cúi đầu’
hai tâm trạng ‘nhìn’ và ‘nhớ’ hai cảnh vật ‘trăng sáng’ và ‘cố hương’. nhìn trăng la` nhớ quê cũ, nhớ gia đình, anh em xa cách. những hình ảnh đó đã làm trĩu lòng một kẻ xa quê với một tấm lòng yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu quê hương da diết sâu nặng.
‘‘ nhớ cố hương’’ là nhớ về gia đình, nhớ về những người thân thương ruột thịt. từ ‘ minh nguyệt’ đươc lặp lại nhiều lần nhưng không hề nhàm chán, ngược lại làm nổi bật nỗi lòng của một kẻ sống xa quê.
Câu thơ cuối như một điểm chốt khép lại toàn bài thơ. có thể nói chú ý của thi nhân là ở đây, nhớ quê chính là đỉnh cao cảm xúc của nhà thơ được dồn nén lại. với ngôn ngữ giản dị, hàm xúc, lời thơ dàn trãi cảm xúc trào dâng, tình yêu quê hương da diết luôn thường trực trong tâm hồn thi nhân.
Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch với những từ ngữ giản dị, thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của một người sồng xa quê trong trăng đêm thanh tĩnh.

Trong việc xây dựng tứ thơ của bài thơ Tĩnh dạ tứ , Lí Bạch đã tiếp thu ảnh hưởng của bài dân ca sau đây: Thu phong nhập song lí La trướng khỏi phiêu dương Cử đầu khán minh nguyệt Kí tình thiên lí quang. ( Tí dạ thu ca)Dịch nghĩa: Gió thu vào trong cửa sổ Màn lụa bay tứ tung Nghẩng đầu nhìn trăng sáng Gửi tình theo ánh sáng nghìn dặm. ( Bài ca thu lúc nửa đêm)Tạm dịch thơ: Luồng gió thu...
Đọc tiếp

Trong việc xây dựng tứ thơ của bài thơ Tĩnh dạ tứ , Lí Bạch đã tiếp thu ảnh hưởng của bài dân ca sau đây:

Thu phong nhập song lí

La trướng khỏi phiêu dương

Cử đầu khán minh nguyệt

Kí tình thiên lí quang.

( Tí dạ thu ca)

Dịch nghĩa:

Gió thu vào trong cửa sổ

Màn lụa bay tứ tung

Nghẩng đầu nhìn trăng sáng

Gửi tình theo ánh sáng nghìn dặm.

( Bài ca thu lúc nửa đêm)
Tạm dịch thơ:

Luồng gió thu thổi ào qua cửa

Vào phòng the,màn lụa bay tung.

Ngẩng đầu nhìn ngắm vầng trăng

Gửi tình theo ánh sáng ngàn dặm xa...

Hãy so sánh bài Tĩnh dạ tứ với bài dân ca nói trên để chỉ ra một số điểm sáng tạo của Lí Bạch

a) Chỉ ra 1 số điểm giống nhau giữa 2 bài thơ: về thể thơ, về bố cục, về hình ảnh " Ngẩng đầu nhìn trăng sáng"...

b) Chỉ ra những điểm khác nhau giữa 2 bài thơ, từ đó nêu ra 1 số sáng tạo của Lí Bạch trong việc học tập dân ca

Bài làm

a) Những sự giống nhau giữa 2 bài thơ:

-........................................................................................

-.......................................................................................

-............................................................................................

b) Những sự sáng tạo của Lí Bạch thể hiện trên các mặt:

-.................................................................................................

..................................................................................................

-............................................................................................

................................................................................................

1
4 tháng 6 2017
a, Giống :+ đều tả trăng.
+ Đều gửi gắm tình cảm của mình vào việc miêu tả trăng .
b, Tính sáng tạo của Lí Bạch thể hiện qua mặt :
+ Có cách miêu tả so sánh rất đặc biệt (miêu tả ánh trăng như sương trên mặt đất)
12 tháng 12 2016

Ối BY

12 tháng 12 2016

SẾN WÁ ĐIIIIIIIIIIIIIIIIIIthanghoa

3 tháng 12 2017

Mỗi bài thơ đều có nét đẹp riêng về cảnh trăng:

-"Cảnh khuya" là vẻ đẹp của một đêm trăng rừng với tiếng suối xa trong như tiếng hát

-"Rằm tháng giêng" là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ảnh trăng rằm đầu năm

28 tháng 12 2021

Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Và bánh đa cua là một đặc sản trong nét ẩm thực của Hải Phòng.

Nguyên liệu chính của món bánh đa là: bánh đa sợi và cua đồng. Ở Hải Phòng có rất nhiều nơi làm bánh đa sợi. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân và chợ Hỗ, huyện An Dương. Bánh đa được làm bằng thứ gạo ngon, xay thành bột mịn và tráng cho mỏng đều, phơi vừa khô thì cắt ra thành sợi. Còn đối với cua thì phải là cua đồng, cua phải béo thì mới ngon. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên liệu, gia vị dùng để nấu nước riêu cua: xương ống lợn, tôm nõn, me, bột nêm, muối, dầu ăn, mắm tôm, tỏi khô, hành khô, cà chua, hành phi. Cùng với đó là một số loại rau ăn kèm được cho vào bát bánh đa (rau rút, rau cần, rau muống).

Một bát bánh đa cua ngon, kỳ công nhất là ở nước dùng. Sau khi rửa cua sạch, thì bắt đầu chế biến: tách mai ra, lấy phần thân cua và gạch cua. Sau đó đem thân cua thì giã cho mịn, cho nước vào khuấy đều để thịt cua tan ra, lọc lấy nước cua cho vào nồi. Sau khi nêm nếm gia vị cho vừa phải thì cho nước phần nước cua vào. Khi nấu canh cua, cần phải để nhỏ lửa.

Bánh đa sau khi cho vào bát. Sau đó đầu bếp sẽ bắt đầu sắp xếp các món ăn kèm lên trên. Bánh đa cua còn được ăn kèm với rất nhiều món phụ khác. Nếu là một bát bánh đa cua thập cẩm sẽ có tôm (loại tôm sông, tôm bể nhỏ), thịt lợn xào mộc nhĩ, chả lá lốt, hoặc mấy cái chả cá nhỏ như đồng xu và mấy miếng chả thịt lợn. Tùy theo sở thích của từng vị khách mà bát bánh đa sẽ có từng ấy món ăn kèm. Cuối cùng là chan phần nước dùng được chế biến trước đó vào tô. Vậy là đã có một bát bánh đa cua vô cùng hấp dẫn.

 

Món bánh đa cua phải ăn kèm với rau sống. Gồm có rau muống lá liễu, hoặc rau cần chần tái, hành tươi và rau rút (rau nhút). Cùng với đó là các gia vị như: ớt tươi, hạt tiêu, dấm tỏi, tương ớt, chanh hoặc quất… Tất cả tùy thuộc vào khẩu vị của người ăn mà tự nêm nếm sao cho phù hợp nhất.

Một bát bánh đa cua nóng hổi, màu sắc đẹp mắt sẽ khiến thực khách không thể nào từ chối. Đối với người dân Hải Phòng, món ăn này đã trở thành đặc sản mà ai đi xa khi trở về cũng đều muốn được thưởng thức.

Đay là bánh canh nha, mình ko biết có đúng ko nữa

13 tháng 10 2019

Qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ”, ánh trăng trong đêm đã gợi nỗi nhớ quê hương tha thiết trong tâm hồn của người con xa quê, lâu chưa có dịp trở về. Trong đêm khuya thanh vắng, ánh trăng rọi sáng đầu giường khiến nhà thơ như bừng tỉnh và ánh trăng ấy bao trùm lên cả không gian rộng lớn. Ánh sáng ấy mờ ảo, vừa thực mà vừa như mơ. Phải chăng nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Và từ nhìn xuống mặt đất, tác giả ngẩng đầu nhìn lên trời khuya ngắm ánh trăng sáng. Trăng vốn là biểu tượng cho sự viên mãn đoàn tụ, cho sự thanh bình nên nỗi nhớ quê hương như ùa về trong tâm trí thi nhân. Hình ảnh vầng trăng trên cao, lặng lẽ trong đêm khuya đã gợi nên nỗi sầu xa xứ, nỗi buồn thương bởi nhớ quê mà chẳng về thăm quê. Bởi vậy, vầng trăng trên cao cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!

6 tháng 1 2022

Tình cảm của người bà dành cho người cháu là : Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

còn câu hỏi kia bạn thông cảm , mik chưa có giúp bạn đc

 

 

5 tháng 12 2021

mình không biết