K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2019
1. Mở bài- Giới thiệu về việc làm của em góp phần bảo vệ môi trường- Thời gian, địa điểm làm việc2. Thân bài- Công việc diễn ra ra sao?- Kết quả công việc em làm3. Kết bàiCảm nghĩ của em về việc làm đó.
NG
22 tháng 1

Mở bài

- Giới thiệu về công viên và hoạt động dọn rác
- Nêu cảm xúc của bản thân trước khi tham gia hoạt động

Thân bài

- Diễn biến của hoạt động:
    + Thời gian, địa điểm, tổ chức hoạt động
    + Các công việc cụ thể được thực hiện
    + Những khó khăn, vất vả gặp phải
    + Những niềm vui, ý nghĩa của hoạt động
- Cảm xúc của bản thân sau khi tham gia hoạt động

Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của hoạt động
- Nêu lời kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường

13 tháng 1 2022

hừm cần gấp không?

13 tháng 1 2022

gấp

30 tháng 11 2021

Kiểm tra giữa kì thì bạn phải tự làm

30 tháng 11 2021

Bài giữa kì thì em tự làm đi, không tự làm thì làm sao viết Văn hay lên được

12 tháng 9 2018

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

12 tháng 9 2018

Đau tay quá

5 tháng 2 2018

a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to,  loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

2/  Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích  thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

3/ Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích  và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

c) Kết bài:

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

5 tháng 2 2018

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà -chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.

II. THÂN BÀI

1.      Nguồn gốc, xuất xứ

-    Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là László Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.

-    Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.

2.     Cấu tạo

-     Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hàng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.

-     Hình dạng rất phong phú, đa dạng.

-     Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.

-     Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,... và nhiều nguyên liệu khác.

-     Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.

-     Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.

3.     Cách sử dụng và bảo quản

-     Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.

-     Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đâu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.

4.     Ý nghĩa

Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đèn mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.

-     Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi...Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.

-     Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Paker,...thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.

-     Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.

III. KẾT BÀI

-     Bút bi luôn giữ vai trò quan trong trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.

-     Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.



 

21 tháng 2 2020

Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

lm hộ nha mn