K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018

Mẹ tôi đã khuất xa, chị gái tôi cũng đi lấy chồng. Giờ đây, trước hiên nhà thân thuộc, nghe tiếng rao vang xa ngoài phía cổng “Ai đổi kẹo”, trong lòng tôi bống trào dâng những kí ức tuổi thơ ngọt ngào với món quà ngọt thơm dòng sữa gạo “kẹo mầm”.

Nỗi buồn lặng lẽ ấy đưa tôi trở về ngày mẹ còn sống. Tôi còn nhớ như in hình ảnh mẹ ngồi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng. Đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, tay cầm lược chải dọc theo mái tóc, mềm mại như múa, thỉnh thoảng mẹ dừng lại vuốt những sợi tóc rụng theo lược, vo thành nắm nhỏ, giắt nó lên mái hiên nhà. Rồi chị tôi khi lớn lên, mái tóc cũng dài như mẹ, cũng lại chải đầu gỡ tóc rối, vo lại và giắt lên mái hiên nhà.
Lúc bấy giờ tôi còn là một cậu bé học cấp I,cứ tan học là đeo vội cái cặp sách đan bằng cói rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà, gọi toáng lên từ ngõ: “Mẹ ơi, con về rồi”. Thỉnh thoảng trên đường về, tôi lại thấy bà cụ quẩy đôi quang thúng đi đổi kẹo lấy đồng nát, vỏ chai, lông vịt, tóc rối,... Gọi là kẹo, nhưng thực chất chỉ là mạch nha làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì. Thứ đó gọi là Kẹo mầm.
Nghe tiếng rao của bà đổi kẹo, bọn trẻ con chúng tôi dỏng tai lên nghe và vọi vàng về nhà bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tàu lá cọ, moi ra những búi tóc rối mang đi đổi kẹo. Sau đó, bọn trẻ con ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, xừa xem vừa hồi hộp chờ đến lượt mình. Bà lấy nồi kẹo mầm ra và một nắm que tăm để lên mẹt. Đôi tay bà nhanh thoăn thoắt, tay trái cầm que tăm còn tay phải  bà véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trong xù to như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt cả ngày không hết. Nhưng chỉ cần đưa vào mồm ngậm lại là những sợi kẹo dính vào với nhau, chỉ còn to bằng quả táo nhỏ. Đặt cái kẹo tròn vo, lồng phồng lên lưỡi, lần nào tôi cũng cảm nhận được mùi thơm mát và ngọt lịm của Kẹo mầm.

Quê hương tôi giờ đây đã thay đổi rất nhiều, trẻ con cũng không còn mong ngóng những tiếng rao đổi kẹo, đổi kem. Nhưng mỗi khi nghe tiếng rao lanh lảnh ngoài ngõ: “Quạt điện, bàn là, ti vi, tủ lạnh hỏng ba... án”, tôi lại nhớ về những sợi kẹo vàng óng cuộn tròn trên que tăm, dịu ngọt, mát lành trên đầu lưỡi, thứ kẹo gắn liền tuổi thơ tôi đơn sơ mà ấm áp với làng quê yên ả, với mái tóc và vòng tay che chở của mẹ.

19 tháng 11 2018

Mẹ tôi đã khuất xa, chị gái tôi cũng đi lấy chồng. Giờ đây, trước hiên nhà thân thuộc, nghe tiếng rao vang xa ngoài phía cổng “Ai đổi kẹo”, trong lòng tôi bống trào dâng những kí ức tuổi thơ ngọt ngào với món quà ngọt thơm dòng sữa gạo “kẹo mầm”.

Nỗi buồn lặng lẽ ấy đưa tôi trở về ngày mẹ còn sống. Tôi còn nhớ như in hình ảnh mẹ ngồi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng. Đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, tay cầm lược chải dọc theo mái tóc, mềm mại như múa, thỉnh thoảng mẹ dừng lại vuốt những sợi tóc rụng theo lược, vo thành nắm nhỏ, giắt nó lên mái hiên nhà. Rồi chị tôi khi lớn lên, mái tóc cũng dài như mẹ, cũng lại chải đầu gỡ tóc rối, vo lại và giắt lên mái hiên nhà.
Lúc bấy giờ tôi còn là một cậu bé học cấp I,cứ tan học là đeo vội cái cặp sách đan bằng cói rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà, gọi toáng lên từ ngõ: “Mẹ ơi, con về rồi”. Thỉnh thoảng trên đường về, tôi lại thấy bà cụ quẩy đôi quang thúng đi đổi kẹo lấy đồng nát, vỏ chai, lông vịt, tóc rối,... Gọi là kẹo, nhưng thực chất chỉ là mạch nha làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì. Thứ đó gọi là Kẹo mầm.
Nghe tiếng rao của bà đổi kẹo, bọn trẻ con chúng tôi dỏng tai lên nghe và vọi vàng về nhà bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tàu lá cọ, moi ra những búi tóc rối mang đi đổi kẹo. Sau đó, bọn trẻ con ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, xừa xem vừa hồi hộp chờ đến lượt mình. Bà lấy nồi kẹo mầm ra và một nắm que tăm để lên mẹt. Đôi tay bà nhanh thoăn thoắt, tay trái cầm que tăm còn tay phải  bà véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trong xù to như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt cả ngày không hết. Nhưng chỉ cần đưa vào mồm ngậm lại là những sợi kẹo dính vào với nhau, chỉ còn to bằng quả táo nhỏ. Đặt cái kẹo tròn vo, lồng phồng lên lưỡi, lần nào tôi cũng cảm nhận được mùi thơm mát và ngọt lịm của Kẹo mầm.

Quê hương tôi giờ đây đã thay đổi rất nhiều, trẻ con cũng không còn mong ngóng những tiếng rao đổi kẹo, đổi kem. Nhưng mỗi khi nghe tiếng rao lanh lảnh ngoài ngõ: “Quạt điện, bàn là, ti vi, tủ lạnh hỏng ba... án”, tôi lại nhớ về những sợi kẹo vàng óng cuộn tròn trên que tăm, dịu ngọt, mát lành trên đầu lưỡi, thứ kẹo gắn liền tuổi thơ tôi đơn sơ mà ấm áp với làng quê yên ả, với mái tóc và vòng tay che chở của mẹ.

20 tháng 10 2016
 Chiến thắng Điện Biên Phủ vang động cả thế giới khiến cho các dân tộc đang tiến hành cuộc cách mạng giải phóng khỏi ách áp bức của chế độ thực dân và những người tiến bộ khắp năm châu đều cảm phục và kính yêu nhân dân Việt Nam. Năm 1956, một số nghệ sĩ điện ảnh Ba Lan dựng một cuốn phim về nước ta lấy tên là Cây tre Việt Nam, coi cây tre tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, nhất là tinh thần chiến đấu bất khuất, bền bỉ, kiên cường. Nhà văn Thép Mới viết lời thuyết minh cho bộ phim ấy. (Thuyết minh bắt buộc đi kèm hình ảnh trên phim, làm phận sự đưa ra đôi lời ngắn gọn, có ý nghĩa, để giới thiệu và làm tăng khả năng diễn đạt của hình ảnh). Bài văn này giàu chất thơ và giàu nhạc tính, hình ảnh đẹp có sức biểu cảm cao, chắp cánh cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng. Có thể coi đây là một thiên tùy bút xuất sắc, kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa nghệ thuật miêu tả với trữ tình và bình luận. Sau 1954, khí thế của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn đang còn hừng hực nóng hổi như mới xảy ra hôm qua. Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam mỗi sáng vẫn cử bài Giải phóng Điện Biên làm nhạc hiệu. Nhân dân miền Bắc phấn khởi bắt tay vào khôi phục kinh tế, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Các nước bạn giúp đỡ nước ta rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần. Bộ phim Cây tre Việt Nam được hoàn thành và bài văn này được viết trong hoàn cảnh sôi động ấy. Phim lấy cây tre làm biểu tượng, lời thuyết minh cũng phải theo ý đó. Các nhà làm phim miêu tả một đôi nét tiêu biểu, coi tre là thứ cây gắn bó, chở che cho một nền văn hóa, là người bạn thân thiết, gần gũi với người nông dân suốt cả một đời từ thuở nằm nôi cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre là người bạn kề vai sát cánh trong cuộc sống lao động hằng ngày, đồng thời cũng là người bạn son sắt, thủy chung trong cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp gian khổ, oanh liệt và chiến thắng lẫy lừng. Người dựng phim cũng như người viết thuyết minh nhằm ca ngợi cuộc sống giản dị, nên thơ, ca ngợi cuộc chiến đấu và chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam với những đức tính tốt đẹp thể hiện nơi cây tre giản dị mà cao quý. Bài văn chia làm bốn đoạn. Đoạn một là phần mở bài, nêu ý bao quát toàn bài và phác họa hình ảnh cây tre với những phẩm chất nổi bật của nó. Đoạn hai và ba là phần thân bài, phát triển và minh họa cho ý chính. Đoạn bốn là phần kết bài. Nội dung ấy được mở rộng và minh họa bằng những chi tiết, hình ảnh sắp xếp theo trình tự hợp lí như sau: Tre (và những cây cùng họ) có mặt khắp nơi trên đất nước ta. Tre có vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người, đặc biệt là người nông dân trong cuộc sống lao động sản xuất. Tre gắn bó với con người trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, mà cụ thể nhất là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 

Tre vẫn mãi là bạn đồng hành thân thiết của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

Câu mở đầu khẳng định: Cây tre là bạn thân của người nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam.. Tre là một loại cây dễ trồng, dễ sống, có vẻ đẹp bình dị và mang nhiều phẩm chất quý báu. Đề tài về cây tre không mới, nhưng ở bài văn này sự liên tưởng giữa tre với người đã được mở rộng đến tầm dân tộc. Đây là nét độc đáo, có tính sáng tạo. Nhà văn không chỉ nhìn cây tre ở khía cạnh đạo đức mà nhìn toàn diện, bắt đầu từ khía cạnh tình cảm: tre là bạn thân của con người, chứ không bó hẹp trong phạm vi biểu tượng.

  Chúng ta hãy tưởng tượng có một màn ảnh đang hiện lên trước mắt. Đất nước Việt Nam xanh mướt bốn mùa đủ loại cây lá khác nhau, nhưng nhiều nhất vẫn là tre nứa. Những cánh rừng tre miền Nam, miền Bắc, miền xuôi, miền ngược… nối tiếp nhau. Tác giả nhấn mạnh: trong muôn loài cây nhuộm xanh đất nước, nổi lên một loài thân thuộc nhất, đó là tre. Thân thuộc, chứ không phải là quen thuộc. Nghĩa là tre đã có quan hệ ruột thịt với người. Lời thuyết minh đang hào hứng giới thiệu tre Đồng Nai của miền Nam, nứa Việt Bắc – cái nôi cách mạng và kháng chiến, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, nơi vừa mới ghi chiến thắng oanh liệt của dân tộc… bỗng dưng hạ một câu bất ngờ với giọng điệu ân tình, thủ thỉ: lũy tre thân mật làng tôi. Tại sao lại xuất hiện làng tôi ở đây? Làm gì có lũy tre nào của làng quê tác giả trên màn ảnh? Vậy mà sao ta nghe vẫn thấy tự nhiên, hợp lí, thậm chí êm tai nữa? Ấy là vì nó phù hợp với ý thân thuộc trên kia. Đối với ai tre lại không thân mật? Cho nên, lũy tre trên màn ảnh kia, dù là của làng nào đi nữa thì cũng là lũy tre thân mật làng tôi. Bởi con người Việt Nam chúng ta đi đến đâu mà chẳng có nứa tre làm bạn. Đất nước vừa trải qua chín năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp cực kỳ gian khổ. Nhưng cũng chính trong những tháng ngày gian khổ ấy, chúng ta đã phát hiện ra rằng: dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khôi phục lại đầy đủ và đậm đà hơn cái truyền thống Nhiễu điều phủ lấy giá gương của tổ tiên tự nghìn xưa và cái truyền thông quý báu bầu bí chung giàn vừa cảm động vừa có ý nghĩa sâu xa. Bất kì ở đâu, trên đường chiến đấu, ta đều có những người mẹ, người chị, người em thân thương và những cây tre quấn quýt, ân tình. Câu văn không hề nói đến những điều đó nhưng trong âm hưởng của nó chứa đựng nội dung như vậy. Nói chuyện tre mà là nói chuyện tâm tình đất nước, tâm tình con người Việt Nam ta đó. Sau khi giới thiệu chung, bây giờ ống kính lia cận cảnh, miêu tả một sô đặc điểm, đồng thời là đức tính của tre. Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài văn này là phép nhân hóa được tác giả sử dụng rất có hiệu quả để thể hiện những phẩm chất của cây tre. Một mầm măng nhú lên. Lời thuyết minh khái quát: tre có nhiều loại nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Nói về tre nhưng thấp thoáng đã gợi chuyện người. Cái mầm non ấy sau này sẽ trở thành biểu tượng trong phù hiệu của tuổi thơ Việt Nam, đương còn là măng nhưng đã hiên ngang, thẳng tắp. Tiếp theo là những đức tính đáng quý của tre. Tre không đòi hỏi gì nhiều: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Kham khổ, thiếu thốn, vậy mà tre vẫn cứng cáp, dẻo dai, vững chắc… Đó là đức tính của tre và phần nào cũng là đức tính của nông dân ta. Đến lời bình luận: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người… thì đích thực phẩm chất của tre đã là phẩm chất của người. Tre và người đã hòa với nhau làm một. Bây giờ nói đến vai trò của tre trong nền văn hóa lâu đời của đất nước Việt Nam. Ông kính chiếu vào những vòm tre rợp bóng vươn cao, nghiêng mình ôm ấp những xóm làng, như ôm ấp cuộc đời của cả một dân tộc. Câu Bóng tre trùm mát rượi đẹp như một câu thơ và cả đoạn văn này lấy chữ trùm làm nốt nhạc chủ đạo: Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời… Trên màn ảnh hiện ra nào làng, bản, xóm thôn, nào mái chùa cổ kính, nào mái đình rêu phong… tiêu biểu cho một nền văn hóa lâu đời và bên cạnh đó là cảnh sống của người dân cày với hình ảnh cây tre luôn ở bên cạnh, trở thành người nhà, cùng chung sống, giúp đỡ nhau đời đời, kiếp kiếp… Tre như cánh tay của người nông dân lao động vất vả quanh năm không hề ngơi nghỉ. Hai câu thơ sánh đôi như hai người bạn chí cốt: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ, Tre với người vất vả quanh năm, góp phần khẳng định thêm quan hệ khăng khít đó. ở trên còn là nói chung chung, đến đây tác giả nêu cụ thể sự gắn bó giữa tre với người từ lúc còn thơ cho tới lúc tuổi già. Tre tỏa bóng mát chở che cho buổi ban đầu hò hẹn nỉ non: Tre làm lạt gói bánh chưng xanh, thắt chặt mối lương duyên cho trai gái thành vợ thành chồng. Tre là nguồn vui duy nhất của trẻ em thôn quê qua những que chuyền đánh chắt. Tre đem lại giây phút khoan khoái cho tuổi già khi thong thả rít điếu thuốc lào từ chiếc điếu cày tre. Như vậy, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre cho đến lúc nằm xuống xuôi tay trên chiếc giường tre, suốt một đời, tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. Đoạn văn đầy chất trữ tình, êm dịu. Có thể coi lời thuyết minh ở đoạn này như thiên trường ca về lịch sử của một nền văn hóa được cô đọng lại trong hình ảnh cây tre và hình ảnh người nông dân Việt Nam trải mấy ngàn năm. Bóng mát của tre ôm trùm, che chở. Tre là cánh tay, là bạn tâm tình, là nguồn vui, là niềm khoan khoái. Tre đong đưa trẻ thơ, tre nâng đỡ thân già. Tre là người nhà, người thân, đời đời, kiếp kiếp. Nhà văn miêu tả cây tre rất chân thực nhưng cũng hết sức trữ tình, bay bổng. Không chỉ có hình tượng trên màn ảnh và trong lời văn làm nên vẻ đẹp của tre mà còn có nhạc điệu du dương trong từng chữ, từng câu. Tiết tấu trong câu, trong đoạn, trong cả bài văn đều có sự cân đối, bằng trắc xen nhau, kết hợp. hài hòa, tạo nên một âm hưởng ngân nga, sâu lắng. Tre gắn bó không rời với con người trong cuộc sống đời thường và tre càng không rời con người trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
Từ nghìn xưa, tre đã lập kỳ tích với người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Trong buổi đầu chống Pháp, tre đương đầu với giặc bằng chiếc gậy tầm vông. Tre trở thành đồng đội, đồng chí của người và cùng người lập nên nhiều chiến công vang dội. Buổi đầu tuy chưa có sắt thép trong tay nhưng quyết tâm đánh giặc của cả dân tộc ta là vô cùng lớn lao. Cho nền tầm vông vạt nhọn đã trở thành vũ khí sắc bén chống quân xâm lược Pháp với đầy đủ vũ khí do đế quốc Mĩ, thực dân Anh giúp sức. Gậy tre, chông tre đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc ở miền Nam ngay sau buổi đầu kháng chiến. Từ ngàn xưa, tre đã cùng người nông dân đi vào bao cuộc trường chinh của dân tộc. Tre cùng anh bộ đội, người nông dân mặc áo lính, chiến đấu dũng cảm, kiên cường. Bộ đội khiêng pháo lên trận địa thì tre làm đòn, đạp rào xông vào đồn địch thì tre làm liếp đè lên dây thép gai. Bộ đội leo lên đồn giặc bằng chiếc thang tre, vượt qua bờ hào của giặc bằng chiếc cầu tre. Bộ đội cần được tiếp cơm, tiếp nước thì tre làm đòn gánh kĩu kịt trên vai chị dân công. Bộ đội qua sông thì tre sẵn sàng làm bè nứa, thuyền nan. Đến trận Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã có thêm sắt thép nhưng vẫn khiêng pháo lên trận địa bằng chạc nứa, đòn tre… Nhớ lại buổi đầu kháng chiến, bao nhiêu là gian lao, vất vả, cơm thiếu gạo khan, tre lại hiến dâng cả máu thịt của mình: măng dang, măng nứa thay cơm, tro nứa thay muối nuôi anh bộ đội. Bộ đội ta anh hùng, tre cũng xứng đáng là anh hùng. Suốt chín năm trường kháng chiến chống Pháp, tre đã đứng lên, thật sự chiến đấu như người. Không còn là nghệ thuật nhân hóa thông thường mà đã là một sự hóa thân kì diệu. Tre biến thành người trong cuộc chiến đấu và chiên thắng thần kì: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người… Yêu anh bộ đội, tre đi vào cuộc trường chinh… Tre phá đồn giặc, tre đi xung kích… Tre đã dự trận Điện Biên Phủ… Tre vui với anh bộ đội. Tre hòa tiếng hát khải hoàn… Đoạn văn hừng hực lửa chiến đấu, cao vút khí thế anh hùng ca, giống như bài sử thi ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Tác giả không chỉ ca ngợi cây tre trong chiến đấu ở mặt anh hùng, bất khuất, dũng cảm, kiên trinh… mà còn ca ngợi cây tre ở mặt tình cảm, tâm hồn. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác… là vì tre có tấm lòng thương yêu vô hạn con người, làng xóm, mái tranh, đồng lúa… Tre muốn che chở, giữ gìn tất cả những gì thân thuộc nhất trên đất nước này. Anh bộ đội cùng tre đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, vinh quang tột đỉnh. Giặc tan, non sông thái bình, trong tiếng hát khải hoàn của con người còn có tiếng nói của tre qua tiếng sáo trúc réo rắt vang ngân. Mừng hòa bình, tre trỗi dậy điệu nhạc của đồng quê mênh mông, bát ngát. Đó là tiếng nhạc véo von của cây sáo trúc. Tiếng sáo cùng chiếc diều vút bay theo gió. Gió càng mạnh, diều càng cao, tiếng sáo lại càng du dương, trầm bổng. Mấy câu cuối bài văn đẹp như một bài thơ trữ tình chứa chan, dạt dào cảm xúc: Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời…
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều. Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông, hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre… Đó là tiếng hát của tương lai. Tương lai thuộc về các em thiếu nhi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các em lớn lên như măng mọc thẳng và cũng sẽ mang chất tre cứng cáp, dẻo dai, bất khuất như thế hệ cha anh. Ngày mai, trong cuộc sống sẽ có nhiều sắt thép nhưng tre vẫn còn rủ bóng trên đường các em đi học và tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình trong điệu sáo trúc, vẫn tươi vui noi cổng chào thắng lợi, trên chiếc đu tre bay bổng ngày xuân. Tre sẽ còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi sáng, còn mãi với chúng ta vui hạnh phúc, hòa bình. Kết thúc cuốn phim, kết thúc lời giới thiệu Cây tre Việt Nam là như vậy. Với bề ngoài nhũn nhặn, hiền lành nhưng bên trong chứa chan tình cảm và vững bền bao đức tính tuyệt vời, cây tre xứng đáng tiêu biểu cho phẩm chất của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. Bài văn nói chuyện cây tre, kì thực là ca ngợi người nông dân Việt Nam đời đời gắn bó với cây tre. Bên ngoài cũng nhũn nhặn, mộc mạc như cây tre, ở đâu cũng sống khỏe, cũng xanh tốt như tre. Khi có giặc ngoại xâm, đi vào cuộc chiến đấu, người nông dân cũng như cây tre, thẳng ngay, can đảm, bất khuất, dù hi sinh vẫn giữ vững tinh thần: Trúc dẫu cháy, tiết ngay vẫn để. Đó là phẩm giá tốt đẹp, cao quý của con người Việt Nam đã có tự thuở xưa mà ông cha ta đã gửi gắm qua hình ảnh của cây tre bình dị mà thân thuộc. 
31 tháng 8 2017

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc: mái đình cây đa,cánh cò, sáo diều, con trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”...

Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam .

Bài văn cảm nghĩ về cây tre

Bài văn cảm nghĩ về cây tre - Ảnh minh họa

“Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu... Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Mai này, khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam.

Cảm nghĩ của em về người thân :

Nhạc sĩ người Anh John Lennon đã từng nói: “Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa”. Có thể nói để tìm kiếm một người bạn không khó nhưng để gây dựng được một tình bạn chân thành là rất khó, em đã có một người bạn thân và trải qua thời gian tình bạn đó càng thân thiết hơn. 

Bước lên cấp hai, em phải chuyển trường lên thị trấn học, một ngôi trường mới xa nhà, xa bạn bè chẳng ai thân quen. Rất may khi đó em đã gặp được Quỳnh, một cô bạn rất xinh xắn và tốt bụng, đó là người bạn đầu tiên đã mở lời làm quen và trò chuyện, giúp đỡ em. Nhà Quỳnh ở thị trấn gần với trường, hàng ngày cậu ấy thường đi bộ tới trường, chẳng khi nào cậu ấy đi học muộn. Lần đầu gặp Quỳnh khi ngồi cùng bàn trong lớp, lúc đó cậu ấy có vẻ trầm tính, khó gần và ít nói, ngại giao tiếp. Thế nhưng sau khi chào hỏi một vài câu cậu ấy đã bộc lộ sự cởi mở, thân thiện và vui vẻ hoà đồng, em rất bất ngờ. Quỳnh có những nét hồn nhiên ngây ngô, đôi khi khiến người khác phải bật cười, sự quá vô tư khiến cho em cũng đôi lúc phải khó xử. Rất nhiều lần Quỳnh cứ rủ em về ở cùng nhà với bạn ấy, thậm chí còn đem xe đạp cho em mượn để đi học vì bạn ấy không dùng đến. Quỳnh học rất giỏi, học đều ở tất cả các môn, thế nhưng bạn ấy không bao giờ tự mãn về điều đó, ngược lại rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn học yếu hơn, em rất thích học nhóm cùng Quỳnh vì lúc đó em học hỏi được rất nhiều điều từ bạn. Người bạn thân của em luôn chuẩn bị quà sinh nhật cho em và luôn hiểu ý muốn, suy nghĩ và sở thích của em, bất cứ trong hoàn cảnh nào tâm trạng nào người bạn ấy cũng kề vai sát cánh cùng em san sẻ. 

Em mong sao những năm tháng sau này tình bạn của chúng em vẫn mãi thân thiết như vậy, ngày càng sâu sắc và bền chặt hơn.

17 tháng 9 2021

ko chép mạng nha bạn:((

       Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.        Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.        Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…        Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.        Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.

 

8 tháng 10 2017

*. Mở bài:
- Giới thiệu về cây tre Việt Nam
- Cảm nhận chung về cây tre
*. Thân bài:
a. Những đặc điểm gợi cảm của cây tre
- Về hình dáng, tập tính: Thân ,lá, cành…..
- Về phẩm chất: Đoàn kết , yêu thương, kiên cường……
Gợi cảm xúc yêu mến, cảm phục vì cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
b. Cảm nhận về giá trị của cây tre trong đời sống
Tre gắn bó với đời sống vật chất: Làm vũ khí chống ngoại xâm, dụng cụ lao động sản xuất…..
- Tre gắn bó với đời sống tinh thần: Làm bóng mát, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ…
c.Tre gắn bó với riêng em:
- Gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của em……
d. Suy ngẫm về cây tre trong đời sống hiện tại :
- Ý nghĩa biểu tượng cây tre:
- Ngày nay tre dần lui về vị trí khiêm nhường…. Song cây tre mãi là biểu tượng của tâm hồn người Việt Nam…
*. Kết bài :
- Khẳng định lại tình cảm của em với cây tre

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
21 tháng 12 2022

Có thể tham khảo dàn ý sau đây nhé!

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.

– Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.

– Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.

2. Thân bài:

– Mẹ tôi năm nay 35 tuổi

– Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.

– Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

– Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.

– Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.

– Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.

– Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.

– Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cận thận.

– Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.

– Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.

– Mẹ là cả một thế giới mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.

– Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.

13 tháng 10 2016

các bạn viết 1 bài văn về cây tre nhà mình cần gấphehe

13 tháng 10 2016

me too

25 tháng 6 2018

Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)  

    Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.

Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.

Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.

Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.

Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.

Hoa mai nhanh nở chóng tàn như đời người vội đến vội đi. Cái đẹp lúc nào cũng mong manh, dễ vỡ. Tất cả mọi cái tươi đẹp trên cuộc đời này sớm muộn gì cũng bị phủ nhận bởi quy luật sanh diệt khắc nghiệt và tàn nhẫn để trở về với chân tâm không sanh không diệt tìm đến được hạnh phúc vĩnh hằng. Thế nhưng, cái sức sống mãnh liệt kiên cường của nó luôn làm con người ta khâm phục và quý trọng nhiều hơn.

Mai tượng trưng cho sức sống bất diệt. Hoa mai không bảo giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Thân mai gầy guộc cứng cỏi. Từ lâu, nó được ví như cốt cách thân hạc xương mai của người quân tử giản dị mà thành cao, trần tục mà siêu thoát, mong manh mà bền bỉ phi thường. Thân mai mỏng manh, thon gọn cũng được ví với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Mỗi năm một lần, hoa mai nở rồi lại tàn. Nó khiến người ta phải chờ đợi, phải ngóng trông. Truyền thống vui xuân, đón tết của nguười Việt vốn tao nhã, thanh cao. Truyền thống ấy lại gắn với hình ảnh mai vàng lại càng thêm cao quý. Hoa mai là tinh túy của đất trời. Chỉ khi khí trời ấm lại, hoa mới nở. Bởi vậy, người yêu mai hẳn là người có tấm lòng hiền hòa, bao dung và thanh khiết lắm.

   Khép lại một nụ hoa là kết thúc một hành trình này để đi vào một hành trình khác. Có thể tươi đẹp hơn hoặc khốc liệt hơn. Cây hoa mai chứa đựng nét đẹp tâm hồn bình dị của con người từ bao đời. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu cái đẹp và sự hạn hữu của đời người trong cõi phù sinh nghiệt ngã

22 tháng 11 2021

Tham Khảo !! (Vì yêu cầu của em là văn không chép mạng nên anh nghĩ dàn ý có thể tự giúp em làm thành một bài văn mà em yêu cầu)

I. Mở bài

Giới thiệu mẹ em: Gia đình em có bốn người là bố, mẹ, anh của em và em. Mọi người đều yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Bố mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. Chính vì thế mà em rất yêu thương bố mẹ của mình. Nhưng người mà em yêu thương nhất là mẹ.

II. Thân bài

1. Đôi nét ngoại hình và tính cách

a. Ngoại hình

Mẹ em năm nay 46 tuổi.Mẹ em thuộc dáng người mũm mĩm.Mẹ em có đôi mắt đen láy.Mũi mẹ rất cao và thẳng.Miệng mẹ cười duyên.Mái tóc đen láy.

b. Tính cách

Mẹ rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh.Đôi lúc mẹ rất nghiêm khắc.Mẹ luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh.Mẹ luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn.

2. Kỉ niệm sâu sắc với mẹ

Mẹ thường thưởng cho em mỗi khi em học tốt.Mỗi khi bị sốt mẹ đều thức để chăm em.

3. Vai trò của mẹ đối với em

Mẹ luôn là tấm gương sáng để em học hỏi và noi theo.Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực cho em nên người.Mẹ là bờ bên yêu thương mỗi khi em buồn.

III. Kết bài

Nêu tình cảm của em đối với mẹ.