K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2016

bạn tham khảo bài này nha!!!

     +   Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu, nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người.Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở,học từ thực tế cuộc sống. Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ,lạc hậu,vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. ”Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”. Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu,ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên : “Làm trai cho đáng nên trai - Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng” ; ”Làm trai đi đó đi đây - Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học : “Học, học nữa, học mãi” như lời Lenin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lạ, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học… Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

Học hỏi không phải là chuyện ngày một,ngày hai mà là chuyện của cả đời người. ”Học ở trường,học trong sách vở,học lẫn nhau và học ở cuộc sống”. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. ”Học vấn làm đẹp con người” - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.

2)Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng  hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được

Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy.

Dù cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng Bác không quên yêu thương những thế hệ mầm non tương lai. Người dạy chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động vì lao động chính là vinh quang. Người nhỏ thì làm những việc nhỏ để giúp đỡ bố mẹ như quét sân quét nhà.

Tuy Bác đã mất đi những mỗi học sinh chúng ta ngày nào đến lớp trước khi vào lớp cũng đọc to năm điều Bác Hồ dạy. Đó giống như một lời di chúc dạy dỗ những thế hệ trong tương lai mai này tốt hơn. Chẳng phải như thế là Bác yêu thiếu niên nhi đồng hay sao?. Cả một lời thề danh dự của học sinh nữa. Đó là lời thề đem đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Như vậy qua đây ta thấy Người không chỉ là một vị lãnh tụ tài giỏi, một nhà cách mạng tài ba của dân tộc ta mà Người còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc nữa. Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm theo lời Bác dạy.

3)Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Người đã từng nói Người không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng. 

Đó là cách sống lão thực của các bậc hiền triết phương Đông. Nhưng vì nhiệm vụ cách mạng mà Người phải gánh vác trọng trách việc nước. Là một vị Chủ tịch nước nhưng Người vẫn sống như mọi người dân bình thường khác: “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau” (Không đề). Nơi Người sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Chúng ta vẫn thường được xem những tấm ảnh quý Bác Hồ trồng cây, tưới cây, chăm sóc cho cây. Chúng ta vẫn thường được nghe các văn nghệ sĩ, các đồng chí của Người kể về tình yêu cây lá, cỏ hoa như Người ngăn lại không cho một nghệ sĩ chụp ảnh bẻ một cành cây chỉ vì nó làm vướng máy hay Người cứu sống một cây bị thối gốc hoặc Người nghĩ cách kéo dài một rễ cây đa...


Hình như đối với Người, cây cối cũng thân thiết như con người, có tâm hồn như con người. Phải chăng vì thế mà cây vú sữa do đồng bào miền Nam tặng Người, Người trồng ở nơi gần nhất có thể để ngày nào Người cũng được nhìn và chăm sóc.

4)Sách cũng giống như người bạn, gần mực thì đen gần đèn thì sáng nên chọn bạn tốt thì cũng giống như chọn sách hay nên có thể giúp bạn tốt hơn còn ngược lại thì...í ọe

5 tháng 3 2019

VIẾT VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

1 tháng 9 2019

Nhân dịp sinh nhật chị em lần thứ mười bốn, mẹ đã cho chúng em đi chơi hồ Gươm. Một cảnh đẹp nổi tiếng.

Hôm nay bầu trời trong xanh in bóng xuống mặt hồ. Mấy chú chim thay nhau hót những bài ca đặc biệt. Chị gió thì thướt tha đi qua tạo cho ai cũng cảm thấy dễ chịu. Sau ba mươi phút bon bon trên đường bằng chiếc xe máy của bố, cả em, mẹ và chị em đều cảm nhận được hồ Gươm đã ngay trước mắt, Mẹ và chúng em dắt tay nhau đi dạo một vòng quanh hồ, đã lâu lắm rồi em mới tới đây. Là chủ nhật nên ở đây có rất nhiều khách du lịch tới tham quan và mỗi người lại có một cách nghĩ riêng về hồ Gươm. Còn trong con mắt trẻ thơ của em hồ Gươm như một chiếc gương khổng lồ của thành phố Hà Nội. Em đã từng được nghe câu chuyện bà kể về việc vua Lê Lợi trả gươm cho thần rùa Kim Quy. Mẹ con em chọn một chỗ rõ nhất để nhìn Tháp Rùa. Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Mẹ bảo rằng đã từng có người nhìn thấy cụ Rùa từng lên gò đất đó và cũng từ đấy mọi người coi Tháp Rùa là cung điện của thần Rùa Kim Quy. Mẹ còn bảo Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy. Cuối đuôi con tôm đặc biệt này được bao phủ bằng chiếc cổng lá cây làm từ các cây cổ thụ mát rượi. Ngay trước cửa đền là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu, thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người hàng ngày vẫn viết những việc làm tốt của mọi người lên trời cao. Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn cô giáo lớp em. Đối với những người già thì hồ Gươm không những chỉ đẹp mà còn vì là nơi có không khí trong lành bởi cây đa nghìn tuổi, những cô gái liễu rủ hàng ngày gội mớ tóc dài. Hồ Gươm càng tưng bừng hơn khi bạn đến vào ngày giáp Tết như thế này bởi những bồn hoa hàng ngày đã được xếp thành chữ đầy sắc màu. Khách du lịch còn có thể ăn kem tại nhà Thuỷ Tạ mà theo cách nói vui của chúng em đó chính là cung điện của vua Thuỷ Tề.

Chiếc đồng hồ trên nóc nhà bưu điện điểm báo sáu giờ, mẹ con em vội vã về nhà. Ngay trên đường về em đã nghĩ rằng hồ Gươm là cảnh vật quý mà ta cần giữ gìn cho muôn đời sau.

Ngoài Kể về chuyến đi chơi xa thú vị nhất, các em có thể tìm hiểu chi tiết các nội dung liên quan như Kể lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác cùng với phần Kể lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác để học tốt hơn

1 tháng 9 2019

Một năm học vất vả đã qua, và đến kì nghỉ hè này, gia đình tôi tổ chức đi chơi biển Đồ Sơn. Tôi vô cùng thích thú vì đây là nơi mà tôi chưa từng đặt chân đến.

Bốn rưỡi sáng, lơ mơ ngái ngủ, tôi đã bị bác đồng hồ chăm chỉ nhưng đôi khi hơi khó tính gọi dậy cho bằng được. Tôi uể oải dụi mắt đi chầm chậm vào nhà tắm vệ sinh cá nhân. Cả nhà tôi đã thức dậy từ bao giờ, đang lục cục sắp lại đồ. Đánh răng rửa mặt xong, tôi thay quần áo rồi theo bố mẹ ra cửa. Ở đó có một chiếc ô tô chễm chệ chờ đợi. Bố tôi xách va li, mở cốp xe rồi để vào đấy. Mẹ tôi, chị tôi, bố tôi và tôi cùng leo lên xe. Chiếc xe bon bon chạy luôn. Nhà cửa, cây cối như những thước phim quay nhanh cứ vùn vụt. Thích nhất là lúc qua cầu, được xem phim từ trên cao. Sau đó tôi ngủ lúc nào chẳng biết. Đánh một giấc dài dậy mà vẫn chưa tới nơi, tôi đâm sốt ruột. Nhưng... khoan, tôi nghe thấy tiếng nước àooo...oo, mùi mằn mặn mang đặc chất biển. Thôi, đúng rồi, đúng là tới biển thật rồi! Tôi sung sướng lâng lâng. Nắng vàng nhè nhẹ vươn từ mặt trời đi khắp nơi. Tôi nhảy phốc xuống xe ngay khi đến khách sạn. Gia đình tôi bước vào tiền sảnh. Bố tôi lấy chìa khoá phòng rồi dẫn cả nhà lên tầng. Căn phòng thật rộng, tôi ra ban công phóng tầm mắt ngắm biển. Long lanh một màu nắng trên mặt nước. Người đi tắm chi chít trên bờ. Những quán nước trên cát dựng từ cột, lợp lá thật thơ mộng. Tôi vào phòng nghỉ ngơi đã. Chiều tôi thức dậy gọi bố mẹ đi bơi. Băng qua con đường nhựa là đến bãi cát. Người đi tắm tấp nập. Có mấy người tắm xong, khoác khăn lên bờ, người ướt dượt. Có mấy người lại nằm dài tắm nắng. Còn dưới biển, đủ người già trẻ.. tắm táp, bơi lội. Có mấy bạn nhỏ cũng mặc áo phao như tôi, bố mẹ đang dạy bơi. Tôi ngâm mình xuống nước, mát lắm, bơi lội thoả thuê, tôi lên bờ xây lâu đài cát và cùng bố mẹ ngồi quán uống nước. Sau đó tôi về tắm sạch, mặc quần áo mới rồi xuống nhà ăn. Trời đã sẩm tối. Tôi ngồi vào bàn ăn. Nào là cua, nào là mực, nào là tôm... Chao ôi, bao nhiêu món đồ biển bày ra đây. Tôi ăn rất nhiều nhưng vẫn lên phòng trước mọi người. Tôi ngồi xem vô tuyến một lúc thì mẹ tôi lên gọi tôi ra biển chơi. Cả nhà tôi ra biển, thuê ghế nghỉ, nghe tiếng sóng vỗ ào ạt. Mặt trăng ở biển sao mà khác với thành phố thế, nó to, tròn và hơi đỏ như mặt trời. Sóng tung bọt lấp loáng một dải dọc vàng vàng. Tôi đang mơ màng thì bị chị tôi kéo đi. Ra khỏi bãi cát là đến mặt đường nhựa. Hai bên vỉa hè, hàng đồ lưu niệm mọc như nấm. Gia đình tôi đi dạo và mua luôn quà cho ông bà và hàng xóm. Đèn đường vàng vàng như làm tăng bầu không khí náo nhiệt ở đây. Người đi đường cũng có thể là khách du lịch, mua hàng trao đổi thật là sôi nổi. Mua xong gia đình tôi trở lại khách sạn, để ngày mai còn lên đường về thủ đô Hà Nội.

Chuyến đi đã kết thúc, nhưng những suy nghĩ của tôi về thành phố cảng này chưa dừng lại cuộc vui chơi với biển này đã mở đầu cho một mùa hè xanh tươi trẻ. Tôi yêu thiên nhiên, nhất là biển cả bao la.

Chúc bạn học tốt !!!

17 tháng 1 2018

Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam, người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần nên noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người. Thật vậy, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, công lao của Bác Hồ dành cho đất nước là vô cùng to lớn được toàn dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh thì công ơn đó lại càng sâu nặng. Vì thế, ai ai cũng ra sức học tập, cố gắng tiếp thu nhiều hơn những phẩm chất tốt đẹp của Người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, lối sống giản dị vô cùng có ích, giúp cho mọi người biết sống giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh gia đình. Lối sống giản dị của Người được thể hiện trong tất cả mọi việc, trong từng bữa cơm, trong từng phong cảnh sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng được Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các vật dụng trong đó. Từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Nhà Bác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Trong thời phong kiến, vua chúa đều có rất nhiều người hầu, kẻ hạ; những món ăn toàn là sơn hào hải vị, tất cả đều được chuẩn bị thật tốt, không một chút sai sót nào. Nhưng đối với Bác thì không phải thế! Vì vậy, người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bác đã làm việc và chịu không ít khó khăn trên đất khách. Thế nhưng, sự giản dị của Bác vẫn còn mãi. Dù Bác đã làm gì, từ một đầu bếp, một người cào tuyết, đốt lò hay khi đã là lãnh tụ, Bác vẫn là Bác, vẫn chiếc áo kaki sờn màu cùng với đôi dép cao su đã gắn bó với Bác, trên mọi nẻo đường. Chính vì điều đó mà hình ảnh của Bác sẽ đời đời khắc sâu trong trái tim của người dân Việt Nam. Với mọi người Bác rất quan tâm và luôn chăm sóc cho những người xung quanh. Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác là người luôn nghĩ cho người khác. Bác thức trọn đêm để chờ tin thắng trận, nhường phần ăn của mình cho chiến sĩ bị bệnh. Bác thật là nhân hậu, cao cả. Không chỉ có thế, Bác cũng thường xuyên quan tâm đến các em nhi đồng. Bác khuyên mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Các cấp lớn hơn thì phải chăm lo cho dân cho nước. Bác là một người giản dị chính trực, công bằng trong mọi việc. Một vị lãnh tụ lại biết xuống ruộng làm việc cùng mọi người, chỉ dẫn tận tình về sâu, bệnh của cây lúa cho người nông dân được biết. Nếu như trong cuộc sống có những kẻ tham ô, hối lộ, làm những việc đổi trắng thay đen thì Bác Hồ phê phán nhưng cũng cho họ cơ hội sửa chữa. Bác đã đi xa nhưng lời dạn dò lo cho dân, cho nước, phải biết xây dựng đất nước phát triển thì vẫn luôn còn mãi. Là người con của dân tộc Việt Nam, mọi người phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để xây dựng một đất nước phồn thịnh và phát triển hơn. Đặc biệt, lối sống giản dị phải được mọi người áp dụng trong học tập, trong cả công việc của mình. Bởi vì, đó là phẩm chất tốt mà mỗi con người chúng ta cần có. 

17 tháng 1 2018

hình như bài này trên mạng mà

Danh sách cộng tác viên của HOC24 Tìm hiểu thêmĐó là công tác viên bn ạ , bn vào cái mk gửi cho bn đó mà xem:))
12 tháng 9 2016

CTV là cộng tác viên, ai trên 250 GP hoặc chủ yếu vào một môn mà được 150 GP thì được tick

11 tháng 7 2019

Em còn nhớ trước đây ngôi trường này rất cũ kĩ không được sửa chữa, mới như thế này. Bước vào cổng trường, trước mắt em là những dãy lầu cao và nhiều lớp học. Đó sẽ là nơi em bước vào những điều mới lạ. Cây bàng, cây phượng được trồng ở một góc sân trường. Cây bàng xanh ngắt, tươi tốt che đi cái nắng của mùa hè. Hàng phượng đỏ rực, lấm tấm màu xanh non nước của cây lá. Bắt đầu từ đây em được ở một ngôi trường mới, bạn bè mới, thầy cô mới. Họ sẽ giúp em trở thành người có ít cho xã hội cho đất nước

12 tháng 7 2019

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào.

24 tháng 2 2018

Ôi! Môi trường đang ngày càng bị hủy hoại bởi con người. Chúng ta xả rác. Rồi thải nước bẩn, chặt phá rừng. Để giúp môi trường được cải thiện, chúng ta phai có ý thức bảo vệ môi trường bàng nhiều việc làm. Đó là vứt rác đúng nơi quy định, trồng lại rừng, thực hiện quy tắc 3R và còn nhiều, nhiều biện pháp khác nữa. Môi trường có được cải thiện hay không là vấn đề đang nằm trong tay ta. Vì vậy, hãy cùng nhau góp sức bảo vệ môi trường.

24 tháng 2 2018

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất cấp thiết đang làm đau đầu các cơ quan chức năng. Ô nhiễm xảy ra ở mọi nơi: nguồn nước, không khí, đất đai, thực phẩm...Đặc biệt, ô nhiễm đang diễn ra ngay bên cạnh khu sinh sống của con người. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm vẫn là do ý thức của con người. Con người khi sinh sống xả rác mọi lúc mọi nơi, họ không xử lý rác một cách hợp lý và cũng chưa được biết cách xử lý. Chủ các doanh nghiệp chưa có tâm làm nghề. Để giảm thiểu chi phí, họ không xử lý chất thải sau khi sản xuất một cách triệt để, họ đã xả thẳng trực tiếp ra môi trường, sau đó " lo lót " cơ quan chức năng ( Những cán bộ thanh tra, kiểm soát về môi trường) để có thể ngang nhiên xả thải. Nhiều vụ việc xả thải đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường: Vụ nhà máy fomosa xả thải làm chết cá miền trung, Vụ nhà máy Vedan xả thải ra sông Thị Vải...Những vụ việc này, làm cho dư luận hết sức bất bình, buộc những con người chưa hoàn thành đúng tránh nhiệm phải tiến hành xử lý, chịu tội trước pháp luật.