K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2018

Ôi! Hoa phượng nở thật đẹp, báo hiệu một mùa hè nữa lại đến. Từng chùm hoa phượng đỏ thắm, rực rỡ như những chiếc khăn quàng trên vai người học trò đẹp biết mấy. Mùa hè đến cũng là lúc tôi phải chia tay thầy cô, bạn bè- những người đã gắn bó, yêu thương tôi suốt những năm tháng còn ở trong trường. Trong lòng tôi lại cảm thấy bâng khuâng, xao xuyến đến khó tả. Tôi sẽ nhớ ngôi trường này nhiều. Nhớ người bạn tri ân, tri kỉ của tôi - cây phượng. Từng cánh phượng rơi lả tả trên sân, tạo thành một màn mưa hoa tuyệt đẹp đến say đắm lòng người. Mùa hè tới cũng là lúc những chuyến du lịch đi xuyên vịnh bắt đầu. Những vùng đất mới, những người bạn mới lại vui vẻ, quây quần bên nhau. Thật thích! Những điều bổ ích mà mùa hè sẽ đem đến cho chúng ta. Ôi! Tôi mong đến dịp nghỉ hè quá, rồi qua hè tôi sẽ kể cho các bạn của tôi nghe về những điều mình học được sau chuyến đi đó. Mùa hè -  mùa của hạnh phúc, vui vẻ, đầy những điều hay mà tôi cần học hỏi.

23 tháng 5 2018

Ko giỏi văn , viết tạm thoy

Mùa hè là mùa mà ai cx thích . Nói đúng hơn nó là lúc học sinh nghỉ hè .  Nó là mùa kết thúc 1 năm học đầy vất vả của các bạn học sinh 

Nên em rất thích mùa hè 

3 tháng 9 2018

Tuổi thơ tôi gắn liền với biết bao kỉ  niệm, nào là vui, là buồn. Có lúc, những kỉ niệm ấy là những khoảng thời gian làm cho tôi không thể nào quên đi được. Khoảnh khắc luôn làm cho tôi nhớ chính là những kỉ niệm ngày đầu tiên vào học lớp sáu, vào học một ngôi trường cấp hai với biết bao điều lí thú xuất hiện.

Hôm ấy, trước ngày khai trường, tôi trằn trọc suốt đêm, không thể nào ngủ được. Bởi vì trong lòng tôi cảm thấy rất hồi hộp và không biết ngày khai trường được diễn ra có giống hồi tôi học ở trường cấp một ngày ấy hay không ? Cảm giác của tôi vào hôm ấy không tài nào tả được. Rồi ngày mà tôi luôn tò mò cùng đã đến.

Sáng tinh mơ, lần đầu tiên tôi dậy sớm. Xong xuôi những việc cá nhân, tôi vội vã chạy vào phòng với vẻ mặt hớn hở. Tôi nhanh tay lấy bộ đồng phục ra, trông nó mới và trẳng tinh. Tôi nhẹ nhàng thay bộ đồng phục ấy, cột lên thêm chiếc khăn quàng đỏ thắm, nhìn vào gương, tôi tự nghĩ rằng, giờ mình đã là một nữ sinh cấp hai rồi, cần phải chững chạc hơn, ra vẻ nữ sinh hơn. Thay quần áo xong, tôi chạy xuống phỏng ăn, ăn sáng cùng gia đình. Ai ai cũng bảo rằng tôi đã khôn lớn hơn rôi. Tôi cũng nghĩ vậy.

Ăn một bữa no nê vào buổi sáng, tôi vội chào tạm biệt cả nhà và lấy chiếc xe đạp ra. Tôi chạy từ từ đến trường, cảm giác lúc bấy giờ của tôi rất là vui. Khi đến trường, toàn trường náo nhiệt như những ngày lễ vậy.

Ngoài cổng trường, cửa chính mở toang ra đội trống liền xếp thành hai hàng ngang, khi có khách hoặc giáo viên bước vào, trống kèn sẽ vang lên như thể chào mừng họ vậy. Sân trước của trường treo những dây với những lá cờ đủ màu bay phấp phới. Mọi thứ trông rẩt mới mẻ và lạ lẫm. Các giáo viên cùng thế, các cỏ giáo thì mặc những bộ áo dài mới. Còn các thầy thì mặc những chiếc áo sơ mi trang trọng với chiếc cà vạt đủ màu sẳc. Bên trong trường có sân khấu to, bên trên sân khấu có những bó hoa tươi dùng để trưng bày. Các cửa cầu thang đều đóng lại kín mít. Khối sáu chúng em được thầy tổng phụ trách và thầy giám thị sắp xếp hàng lối cho từng lớp. Còn ba khối, bảy, tám, chín được xếp theo sự điều động của thầy Sơn giám thị. Không khí lúc đó rất náo nhiệt. Mỗi lớp sáu chúng em được cô chủ nhiệm mua cho mỗi lớp mười cái bong bóng. Buổi lề khai giảng bắt đầu, từng lớp chúng em được bước vào trên tấm thảm đỏ cùng với lời giới thiệu mỗi lớp của cô dẫn chương trình. Sau những lời giới thiệu chính là lúc chúng tôi được thả lên trời những quả bóng, là lúc mà ai trong lòng cũng thấy toại nguyện. Sau những lời giới thiệu, phần phát biểu cùa thầy hiệu trưởng là kết thúc buổi lễ, khi mồi học sinh toàn trường bước ra khỏi trường sau một buổi lễ khai giảng đầy niềm vui. Tôi nghĩ rằng từ nay tôi chính thức là một nữ sinh cấp hai.

Giờ đây tôi đã lên lớp tám nhưng kỉ niệm ngày đầy tiên đi học quả thật rất đáng nhớ.Vừa được làm quen với các bạn bè, vừa được học thêm nhiều môn học mới và cả qui luật mới. Một kỉ niệm tràn đầy niềm vui sướng với mênh mông, bao la những điều mới mẻ. Thật hạnh phúc biết bao! Đúng là một kỉ niệm khó nhạt phai trong kí ức tuổi thơ tôi

Ngồi lật lại những trang album ảnh của mình, tôi bật cười. Những khoảnh khắc tôi và cùng các bạn lớp A3 vui đùa từ lớp 6 tới giờ đều được chúng tôi lưu lại cẩn thận. Những khuôn mặt và nụ cười hồn nhiên, vui tươi đó, những người bạn tôi đã gắn bó ba năm trời, thân thiết như anh chị em ruột thịt của mình, làm sao tôi có thể quên được? Những kỉ niệm như những thước phim quay chậm, từ từ hiện lên thật rõ ràng và sâu sắc.

Tôi còn nhớ rõ lắm buổi đầu tiên mình vào học lớp 6. Đó không phải lần đầu tiên tôi đến trường Nguyễn Tất Thành vì cũng giống như các bạn khác, tôi cũng được ba mẹ đưa đi tham quan quanh trường vào dịp hè. Ấn tượng đầu tiên của tôi về trường rất đẹp: Trường to và rộng hơn rất nhiều so với trường Tiểu học cũ của tôi. Cơ sở vật chất cũng rất hiện đại. Bao quanh sân trường và dọc hành lang của các lớp đều có rất nhiều cây xanh. Khi đó, tôi đã rất háo hức mong chờ đến ngày đầu tiên vào học lớp 6, để mình có thể trở thành một thành viên chính thức trong đại gia đình Nguyễn Tất Thành thân yêu.

Thế nhưng, ngày đầu tiên vào lớp 6 của tôi là một ngày mưa gió lớn. Tôi còn nhớ, tiếng mưa và tiếng sấm đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ thanh bình từ lúc 5 giờ sáng. Mưa rất lớn và kéo dài mãi, dường như chẳng có vẻ gì là sẽ ngớt mưa cả. Tôi ngồi đợi mưa bớt nặng hạt gần hai tiếng đồng hồ nhưng cũng chẳng có ích gì cả. Cuối cùng, hai ba con tôi đành phải đội mưa đi học khi còn 15 phút nữa vào lớp. Bình thường, để đi từ nhà tôi đến trường cũng phải mất 20 phút – đó là khi thời tiết đẹp và đường xá thông thoáng, không bị tắc đường. Thế nhưng, ngày hôm đó, tôi chẳng thể nhớ nổi ba tôi đã rẽ vào bao nhiêu con đường, bao nhiêu ngõ phố để tránh cảnh tắc đường và cảnh lụt lội. Cả thành phố Hà Nội trở nên ngập lụt, chiếc xe của ba tôi đã mấy lần định chết máy rồi lại may sao mà khởi động được. Ngồi sau ba, tôi không khỏi lo lắng. Đây là buổi học đầu tiên của mình ở trường mới, với thầy cô và bạn bè mới, vậy mà lại đi học muộn. Ấn tượng của mọi người về mình sẽ như thế nào đây?

Sau hơn nửa giờ đồng hồ, cuối cùng, hai ba con tôi cũng tới được trường Nguyễn Tất Thành. Hớt hải chạy lên cầu thang, tôi rẽ vào tầng 4 và bước tới phòng học lớp 6A3. Đứng trước cửa lớp, tôi rụt rè cất tiếng. Tôi rất sợ khi thấy ánh mắt của hơn 40 bạn trong lớp đang hướng về phía mình.

- Con thưa cô, cho con vào lớp ạ!

Đáp lại câu hỏi của tôi, cô giáo chủ nhiệm trẻ mỉm cười hỏi tên tôi và xếp chỗ ngồi cho tôi. Giọng nói ấm áp và truyền cảm cùng với nụ cười tươi tắn đó đã giúp tôi tự tin thêm phần nào. Rồi những tiết học tiếp theo, những thầy cô vào lớp cũng thật ân cần và vui tính. Thầy cô giúp cho chúng tôi biết thêm những kiến thức mới lạ bổ ích mà không khí tiết học lúc nào cũng khá thoải mái và dễ chịu. Mỗi ngày đến lớp thực sự là một niềm vui đối với những cô cậu học trò chúng tôi. Tôi không còn cảm giác rụt rè như ngày đầu vào lớp 6 nữa. Rồi cả những người bạn xung quanh mình. Họ cũng rất vui vẻ và hòa đồng. Sau buổi học đầu tiên, tôi nhanh chóng làm quen được thêm với nhiều người bạn mới, trong đó có cả người bạn thân nhất của tôi bây giờ.

Ba năm trôi qua, và những ngày đến trường đã không còn bỡ ngỡ với tôi như ngày đầu tiên nữa. Có những người nói rằng, kỉ niệm ngày đầu tiên bước vào lớp 1 là kỉ niệm khó quên nhất trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng đối với tôi, ngày đầu tiên bước chân vào lớp 6 A3 trường Nguyễn Tất Thành mới là kỉ niệm không bao giờ tôi có thể quên. Bởi lẽ, ngày vào lớp 1 đã diễn ra quá lâu để tôi có thể nhớ trọn vẹn cảm giác rụt rè bỡ ngỡ, còn kỉ niệm ngày đầu vào lớp 6 lại quá sâu sắc và đặc biệt với tôi, nó dễ dàng đi vào tâm khảm của một cô nhóc lớp 6.

Ba năm trôi qua với biết bao các hoạt động. Mỗi lần đến dịp lễ lớn là học sinh Nguyễn Tất Thành lại nô nức tổ chức các tiết mục văn nghệ đặc sắc và tiêu biểu. Các buổi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, dạ hội Tiếng Anh hay Dạ hội Tuổi 18 đều trở thành nét đặc biệt của trường. Các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn an toàn vệ sinh cũng đều được hưởng ứng. Vì vậy, giờ đây, sân trường, hành lang các lớp và ngay cả xung quanh khuôn viên Nguyễn Tất Thành đều trồng rất nhiều cây xanh – một không gian mà không biết bao ngôi trường mơ ước. Các hoạt động Đoàn Đội cũng diễn ra qui củ và hiệu quả nhờ có sự hướng dẫn của các thầy cô Tổng phụ trách.

Bây giờ, cô giáo chủ nhiệm theo chúng tôi hai năm học lớp 6 và lớp 7 đang trong thời kì nghỉ sinh em bé. Nhưng không lúc nào chúng tôi không nhớ đến cô. Chúng tôi luôn mong cô sớm quay trở lại trường và một lần nữa đem lại cho chúng tôi những tiết học Ngữ văn sinh động, hấp dẫn. Còn cô giáo chủ nhiệm mới của chúng tôi, cô thực sự là một người mẹ đảm đang và chu đáo, người luôn hết lòng lo lắng cho chúng tôi. Đôi lúc dù cô có nghiêm khắc nhưng hơn ai hết, chúng tôi hiểu, cô luôn yêu thương 49 đứa học sinh "quỷ sứ" chúng tôi như 49 đứa con bé bỏng yêu dấu.

Một năm học nữa lại sắp kết thúc. Sang năm sẽ là quãng thời gian hết sức căng thẳng và vất vả đối với chúng tôi vì áp lực từ các kì thi học sinh giỏi, các kì thi chuyển cấp rất lớn. Nhưng còn tiếp tục ở mái trường Nguyễn Tất Thành thân yêu này thì tôi tin rằng, mình có thể vượt qua điều đó. Bởi vì xung quanh tôi có biết bao thầy cô giáo giỏi tâm huyết và những người bạn luôn gắn bó với tôi, cùng chia sẻ những khoảnh khắc đẹp đẽ từ năm học lớp 6.

học tốt nha

6 tháng 12 2017

Hôm qua , hôm nay , ngày mai

6 tháng 12 2017

hôm qua 

ngày mai 

ngày mốt

28 tháng 11 2018

Em xay tiêu từ hạt tiêu xay

ôi mẹ ơi... buồn cười vãi

Con ngựa đá đá con ngựa

                      ( mk không biết có đúng không)

9 tháng 12 2018

Trả lời:

Vì công bằng thì sẽ giúp ích cho người khác thì thể hiện lòng khoan dung

Học tốt

I.                 DÀN Ý

1.               Mở bài:

-             Giới thiệu khung cảnh cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu (người chiến sĩ Vệ quốc và Lượm).

2.               Thân bài:

-                     Kể về Lượm, chú bé hồn nhiên, tinh nghịch, tham gia làm liên lạc cho bộ đội.

-             Kể về tinh thẩn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hành động dũng cảm và sự hi sinh anh dũng của Lượm trong một trận chiến đấu ác liệt.

-                     Lòng cảm phục, thương tiếc Lượm khôn nguôi của người chiến sĩ.

3.                Kết bài:

-             Cảm nghĩ của người kể chuyện. Hlnh ảnh hồn nhiên, dáng yêu và tinh thần lạc quan, dũng cảm của Lượm để lại ấn tượng sâu dậm trong tâm tưởng.

II.                 BÀI LÀM

Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lẩn nữa. Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân quyết hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do mà chúng ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc giặc Pháp tấn công vào Huế. Không khí những ngày đó thật sôi sục. Người dân xứ Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ quê hương.

Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: “Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy?”. Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cháu cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

ô! Lượm! Đứa cháu bé bỏng thân yêu của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trống như một anh bộ đội thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

- Cháu làm liên lạc. ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm liên lạc... Vui lắm chú à!

Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ửng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, đứng nghiêm chào tôi: “Thôi, chào đồng chí!” kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nt)ảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì Lượm dã trở thành đồng đội của tôi, một đồng đội tí hon.

Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao tận tay những người chỉ huy trận đánh lệnh của cấp trên. Một viên dạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...

Mỗi khi nghĩ đến Lượm, trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng.

2 tháng 9 2019

   Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông thường tập trung miêu tả quần chúng lao khổ thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi. Và trong tập thể quần chúng ấy có không ít bài thơ là hình ảnh về các em bé hồn nhiên, trong sáng mà anh dũng kiên cường, Lượm là một trong những bài thơ như vậy.

   Bài thơ là một câu chuyện ngắn về chú bé mang tên Lượm. Lượm làm công việc đưa thư, em là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Trong một lần chuyển thư Lượm đã anh dũng hi sinh. Lượm là một hình ảnh đẹp để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

   Tác phẩm mở ra bằng cuộc gặp gỡ thật tình cờ giữa người chiến sĩ và chú bé liên lạc: “Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè” . Hình ảnh Lượm qua mắt người chiến sĩ hiện lên thật hồn nhiên, yêu đời từ ngoại hình cho đến cử chỉ dáng điệu. Để miêu tả ngoại hình của chú tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ láy giàu giá trị tạo hình: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cùng đôi má đỏ bồ quân ửng hồng, cái mắt híp lại sau nụ cười rạng rỡ, tươi vui. Trang phục của chú bé cũng hết sức đơn giản chỉ là “cái xắc xinh xinh” chuyên để đựng những văn kiện, giấy tờ quan trọng và chiếc “ca lô đội lệch” đầy tinh nghịch. Sự đáng yêu của em còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” , có lẽ không còn hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích bé nhỏ để ví von với chú bé Lượm hồn nhiên, yêu đời. Một hình ảnh so sánh vừa chính xác, tinh tế nhưng đồng thời còn thể hiện được tình cảm yêu mến của tác giả đối em. Để nhấn mạnh hơn nữa vào nét ngây thơ của em, tác giả còn dẫn trực tiếp lời nói hết sức chân thật, đáng yêu: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” . Niềm vui, sự hân hoan của Lượm chính là niềm vui khi được hoạt động cách mạng, khi được cống hiến cho đất nước, đây cũng là niềm vui chung của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc gặp gỡ diễn ra hết sức ngắn ngủi, nhưng cho đã phần nào cho người đọc thấy những nét tính cách tốt đẹp của Lượm: vừa tinh nghịch, hồn nhiên nhưng cũng hết sức nhiệt huyết với cách mạng.

Giây phút hồi tưởng bỗng chùng xuống, khi nghe tin cháu đã hi sinh trên đường đi làm nhiệm vụ: Đến ngày tháng sáu/ Chợt nghe tin nhà. Câu thơ là nỗi niềm nghẹn ngào, bàng hoàng, chẳng thể nói nên lời của tác giả:

Ra thế
Lượm ơi!...

Hình thức câu thơ vô cùng đặc biệt, được ngắt làm đôi, như tiếng nấc nghẹn của tác giả trước tin Lượm đã hi sinh khi trên đường đi làm nhiệm vụ. Đồng thời câu thơ còn thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng Lượm hi sinh là sự thật. Sau phút nghẹn ngào, tác giả nói về quá trình làm việc và sự hi sinh anh dũng của chú bé. Hình ảnh của Lượm được khắc họa là một chú bé gan góc, kiên cường dũng cảm. Chú bé làm nhiệm vụ đưa thư, phải di chuyển qua những nơi vô cùng nguy hiểm và phải đối mặt với thần chết bất cứ lúc nào: “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đề thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo?” . Mặc dù luôn ý thức được sự nguy hiểm rình rập khi “đạn bay vèo vèo” xung quanh nhưng chú bé không hề sợ hãi vẫn “vụt qua mặt trận” bằng tinh thần dũng cảm, đầy trách nhiệm. Chú bé không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, nguy hiểm.

Nỗi đau đớn càng được nhân lên gấp đôi khi tác giả tái hiện chân thực sự hi sinh của người đồng chí nhỏ: Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Trong một khổ thơ bốn câu tác giả đã sử dụng liên tiếp hai câu cảm thản, cho thấy sự ngỡ ngàng, đau đớn đến tột cùng khi Lượm đã hi sinh, câu thơ vang lên thật đau xót biết nhường nào: “Thôi rồi, Lượm ơi!” . Làm sao có thể tin nổi, đứa bé hồn nhiên, tinh nghịch, người đồng chí giàu lòng dũng cảm và trách nhiệm ấy lại hi sinh khi còn quá nhỏ. Tác giả không tin rằng đó là sự thật, câu thơ buông xuống thể hiện nỗi đau đớn đến tột cùng. Lượm hi sinh, trở về với đất mẹ, tay em vẫn nắm chặt bông, phảng phất xung quanh là hương lúa, hương của đất mẹ, tuy em đã chết nhưng linh hồn, tinh thần yêu nước của em vẫn còn sống mãi với mọi người, với quê hương đất nước.

Hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ không buồn thảm, bi ai mà thay vào đó là hình ảnh em bé với sự hồn nhiên, tinh nghịch được tái hiện lại một lần nữa. Dù em có hi sinh nhưng tinh thần anh dũng, sự hồn nhiên đáng yêu của em sẽ mãi được mọi người nhớ đến, em sẽ sống mãi với non sông, đất nước.

Tác phẩm sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng linh hoạt các từ láy giàu giá trị tạo hình, giàu tính nhạc, ngôn ngữ miêu tả phù hợp tính cách, ngoại hình của nhân vật. Không chỉ vậy sử dụng những hình thức câu thơ đặc biệt đã giúp tác giả biểu lộ một cách chân thật những cung bậc cảm xúc khác nhau trước nhân vật trữ tình. Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc tác giả thay đổi cách xưng hô với nhân vật trữ tình trong các khổ thơ: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ bởi quan hệ giữa họ vừa là quan hệ chú cháu, vừa là một người đồng chí. Sau cái chết của Lượm, tác giả đã gọi là “chú bé” bởi lúc này Lượm và tác giả không chỉ nằm trong mối quan hệ riêng giữa hai người, mà Lượm đã trở thành người cháu chung của nhân dân Việt Nam, một người trẻ dũng cảm. Sự thay đổi linh hoạt các đại từ xưng hô như vậy khiến Tố Hữu thể hiện được đa dạng các cung bậc cảm xúc. Tất cả những yếu tố trên cùng với nội dung đã tạo nên thành công cho tác phẩm.

   Với sự kết hợp hài hòa về nhịp điệu, ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, Tố Hữu đã xây dựng thành công chân dung của chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhánh mà vô cùng kiên cường, anh dũng. Qua đó tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm.

   Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông thường tập trung miêu tả quần chúng lao khổ thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi. Và trong tập thể quần chúng ấy có không ít bài thơ là hình ảnh về các em bé hồn nhiên, trong sáng mà anh dũng kiên cường, Lượm là một trong những bài thơ như vậy.

   Bài thơ là một câu chuyện ngắn về chú bé mang tên Lượm. Lượm làm công việc đưa thư, em là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Trong một lần chuyển thư Lượm đã anh dũng hi sinh. Lượm là một hình ảnh đẹp để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

   Tác phẩm mở ra bằng cuộc gặp gỡ thật tình cờ giữa người chiến sĩ và chú bé liên lạc: “Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè” . Hình ảnh Lượm qua mắt người chiến sĩ hiện lên thật hồn nhiên, yêu đời từ ngoại hình cho đến cử chỉ dáng điệu. Để miêu tả ngoại hình của chú tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ láy giàu giá trị tạo hình: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cùng đôi má đỏ bồ quân ửng hồng, cái mắt híp lại sau nụ cười rạng rỡ, tươi vui. Trang phục của chú bé cũng hết sức đơn giản chỉ là “cái xắc xinh xinh” chuyên để đựng những văn kiện, giấy tờ quan trọng và chiếc “ca lô đội lệch” đầy tinh nghịch. Sự đáng yêu của em còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” , có lẽ không còn hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích bé nhỏ để ví von với chú bé Lượm hồn nhiên, yêu đời. Một hình ảnh so sánh vừa chính xác, tinh tế nhưng đồng thời còn thể hiện được tình cảm yêu mến của tác giả đối em. Để nhấn mạnh hơn nữa vào nét ngây thơ của em, tác giả còn dẫn trực tiếp lời nói hết sức chân thật, đáng yêu: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” . Niềm vui, sự hân hoan của Lượm chính là niềm vui khi được hoạt động cách mạng, khi được cống hiến cho đất nước, đây cũng là niềm vui chung của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc gặp gỡ diễn ra hết sức ngắn ngủi, nhưng cho đã phần nào cho người đọc thấy những nét tính cách tốt đẹp của Lượm: vừa tinh nghịch, hồn nhiên nhưng cũng hết sức nhiệt huyết với cách mạng.

Giây phút hồi tưởng bỗng chùng xuống, khi nghe tin cháu đã hi sinh trên đường đi làm nhiệm vụ: Đến ngày tháng sáu/ Chợt nghe tin nhà. Câu thơ là nỗi niềm nghẹn ngào, bàng hoàng, chẳng thể nói nên lời của tác giả:

Ra thế
Lượm ơi!...

Hình thức câu thơ vô cùng đặc biệt, được ngắt làm đôi, như tiếng nấc nghẹn của tác giả trước tin Lượm đã hi sinh khi trên đường đi làm nhiệm vụ. Đồng thời câu thơ còn thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng Lượm hi sinh là sự thật. Sau phút nghẹn ngào, tác giả nói về quá trình làm việc và sự hi sinh anh dũng của chú bé. Hình ảnh của Lượm được khắc họa là một chú bé gan góc, kiên cường dũng cảm. Chú bé làm nhiệm vụ đưa thư, phải di chuyển qua những nơi vô cùng nguy hiểm và phải đối mặt với thần chết bất cứ lúc nào: “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đề thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo?” . Mặc dù luôn ý thức được sự nguy hiểm rình rập khi “đạn bay vèo vèo” xung quanh nhưng chú bé không hề sợ hãi vẫn “vụt qua mặt trận” bằng tinh thần dũng cảm, đầy trách nhiệm. Chú bé không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, nguy hiểm.

Nỗi đau đớn càng được nhân lên gấp đôi khi tác giả tái hiện chân thực sự hi sinh của người đồng chí nhỏ: Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Trong một khổ thơ bốn câu tác giả đã sử dụng liên tiếp hai câu cảm thản, cho thấy sự ngỡ ngàng, đau đớn đến tột cùng khi Lượm đã hi sinh, câu thơ vang lên thật đau xót biết nhường nào: “Thôi rồi, Lượm ơi!” . Làm sao có thể tin nổi, đứa bé hồn nhiên, tinh nghịch, người đồng chí giàu lòng dũng cảm và trách nhiệm ấy lại hi sinh khi còn quá nhỏ. Tác giả không tin rằng đó là sự thật, câu thơ buông xuống thể hiện nỗi đau đớn đến tột cùng. Lượm hi sinh, trở về với đất mẹ, tay em vẫn nắm chặt bông, phảng phất xung quanh là hương lúa, hương của đất mẹ, tuy em đã chết nhưng linh hồn, tinh thần yêu nước của em vẫn còn sống mãi với mọi người, với quê hương đất nước.

Hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ không buồn thảm, bi ai mà thay vào đó là hình ảnh em bé với sự hồn nhiên, tinh nghịch được tái hiện lại một lần nữa. Dù em có hi sinh nhưng tinh thần anh dũng, sự hồn nhiên đáng yêu của em sẽ mãi được mọi người nhớ đến, em sẽ sống mãi với non sông, đất nước.

Tác phẩm sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng linh hoạt các từ láy giàu giá trị tạo hình, giàu tính nhạc, ngôn ngữ miêu tả phù hợp tính cách, ngoại hình của nhân vật. Không chỉ vậy sử dụng những hình thức câu thơ đặc biệt đã giúp tác giả biểu lộ một cách chân thật những cung bậc cảm xúc khác nhau trước nhân vật trữ tình. Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc tác giả thay đổi cách xưng hô với nhân vật trữ tình trong các khổ thơ: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ bởi quan hệ giữa họ vừa là quan hệ chú cháu, vừa là một người đồng chí. Sau cái chết của Lượm, tác giả đã gọi là “chú bé” bởi lúc này Lượm và tác giả không chỉ nằm trong mối quan hệ riêng giữa hai người, mà Lượm đã trở thành người cháu chung của nhân dân Việt Nam, một người trẻ dũng cảm. Sự thay đổi linh hoạt các đại từ xưng hô như vậy khiến Tố Hữu thể hiện được đa dạng các cung bậc cảm xúc. Tất cả những yếu tố trên cùng với nội dung đã tạo nên thành công cho tác phẩm.

   Với sự kết hợp hài hòa về nhịp điệu, ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, Tố Hữu đã xây dựng thành công chân dung của chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhánh mà vô cùng kiên cường, anh dũng. Qua đó tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm.

31 tháng 3 2019

bởi vì có nhiều tt lớn như là : Thăng Long , Phố hiến , Hội An , .....

nn việc buôn bán đã dduocj hiện đại hóa

15 tháng 3 2018

 “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Trong tư tưởng Người, tất cả là vì “con người”.

15 tháng 3 2018

Câu thơ gốc đã mượn của "người ta" đây ạ: 十年树木,百年树人 (thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân), hay nó còn được dẫn xuất từ câu nói của Quản Trọng thời Xuân thu chiến quốc: “ 一年之计,莫如树谷;十年之计,莫如树木;终身之计,莫如树人”。(nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; chung thân chi kế, mạc như thụ nhân) nghĩa là "kế hoạch 1 năm trồng lúa, kế hoạch 10 năm trồng cây, kế hoạch cuộc đời trồng người). 

9 tháng 3 2019

 nhân vật anh thanh niên là nv chính ,được hiện ra qua cái nhìn , suy nghĩ, đánh giá từ các nv khác 
= ông họa sĩ chính là nhà văn ẩn mình, qua đó để bộc lộ những cái nhìn, suy nghĩ của mình ko chỉ riêng anh thanh niên mà còn về cuộc sống ... 
= cô kĩ sư là hiện thân của sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cáo đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống và tâm hồn của con người 
= bác lái xe góp phần làm nhân vật TN thêm sinh động 
= các nv vắng mặt góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên 

9 tháng 3 2019

 bài Sống chết mặc bay tác giả Phạm Duy Tốn không ám chỉ một địa phương hay một tên quan phủ "lòng lang dạ thú " của riêng ai cả. Ở đây là đang nói chung đến nhưng kẻ như vậy