K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  • Đi đâu mà bỏ mẹ già

Gối nghiêng ai sửa,chén trà ai dâng ?

  • Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

  • Đói lòng ăn hột chà là

Để cơm cho mẹ,mẹ già yếu răng .

  • Đói lòng ăn trái ổi non

Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa

  • Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để nỗi buồn lên mắt mẹ nghe không.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

  • Dẫu rằng da trắng tóc mây

Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa

Vợ ta dù có quê mùa

Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng.

  • Đã rằng là nghĩa vợ chồng

Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.

  • Đói no một vợ một chồng

Một miếng cơm tấm, giàu lòng ăn chơi.

  • Đôi ta là nghĩa tào khang

Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau.

  • Đốn cây ai nỡ dứt chồi

Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.

  • Em ơi nhớ về một đời người như nhớ về cả rẵng cây

Dì ruột thương cháu như con

Rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông vào ai

Bài làm

1. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

2. Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ chín chiều ruột đau.

3. Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

4. Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.

5. Mẹ già đầu tóc bạc phơ

Lưng đau con đỡ,mắt mờ con nuôi

6. Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp mật, như đường mía lam.

7. Một mẹ nuôi được mười con

Nhưng mười con không nuôi được một mẹ.

8. Mẹ ơi! Đừng đánh con hoài,

Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.

Mẹ ơi! đừng đánh con hoài,

Để con bắt cá, hái xoài mẹ ăn.

9. Mẹ ơi! Đừng gả con xa,

Chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu.

Chim đa đa đậu nhánh đa

Chồng gần không lấy, lại lấy chồng xa.

10. Một tay bế lũ con thơ

Một tay giành lấy mà đưa xuống bùn

Một mai cha yếu mẹ già,

Chén cơm ai xới, kỷ trà ai dâng

10. Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày

11. Mỗi đêm con thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con

12. Mẹ già ở tấm lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

13. Một ngày ba bữa cơm đèn

Còn gì má phấn răng đen hỡi chàng?

14. Mười làm chi, một làm chi

Sinh ra có nghĩa có nghì thời hơn

Sinh con ai nỡ sinh lòng

Sinh con ai chẳng vun trồng cho con.

15. Ơn cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

16. Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

17. Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu.

18. Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.

19. Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

20. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

21. Những khi trái nắng trở trời,

Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.

Trọn đời vất vả triền miên,

Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con.

22. Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

23. Thương chồng phải lụy cùng chồng
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam.

24. Thương con tần tảo sớm hôm,
Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn.

25. Tay nâng khăn gói sang sông
Mồ hôi ướt đẫm, thương chồng phải theo.

# Học tốt #

28 tháng 10 2016

Ai về tôi kính buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.


Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Anh em như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui.
Lo là ăn thịt ăn xôi
Quí hồ ở nết tới lui bằng lòng.

Anh em ăn ở thuận hòa
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

Anh em hiền thậm là hiền
Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.

Anh em trai ở với nhau mãn đại
Chị em gái ở với nhau một thời
Dù ai nói ngược nói xuôi
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Ân cha lành cao như núi Thái,
Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi,
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sanh ta.

Anh đi vắng cửa vắng nhà
Giường loan gối quế mẹ già ai nuôi?
Cá rô anh chặt bỏ đuôi
Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già.

Ba đồng một khía cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.
Bao giờ cá lý hóa long
Đền ơn cha mẹ bỏ công sinh thành.
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội,trên trời chim bay.


Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim.
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau.
Một tay ôm ấp con đau
Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma.
Một tay khung cửi, guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa.
Một tay đi củi, muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn.
Con hơn cha là nhà có phúc.

Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mộ mẹ ruột đau như dần.
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
Cò bay xuống vũng trâu đằm,
Lấy rơm làm tổ cho con cò nằm.
Có vàng vàng chẳng hay phô
Có con con nói trầm trồ mẹ nghe
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đàn đứt dây.


Đắng cay cũng thể ruột rà,
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.

Đi đâu mà ***** già
Gối nghiêng ai sửa,chén trà ai dâng ?
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẫu từ.
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm cho mẹ mẹ già yếu răng.

28 tháng 10 2016
  • Bao giờ cá lý hóa long

Đền ơn cha mẹ bỏ công sinh thành.

  • Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, trên trời chim bay.

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, tay này bắn chim.

Một tay tuốt chỉ luồn kim

Một tay làm ruộng, một tay hái rau.

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vo gạo, một cầu cúng ma.

Một tay khung cửi, guồng xa

Một tay lo bếp, lo nhà nắng mưa.

Một tay đi củi, muối dưa

Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn.

  • Cha mẹ bú mớm nâng niu

Tội trời đành chịu, không yêu bằng chồng

Ai kêu ai hú bên sông,

Mẹ gọi con dạ có chồng phải theo.

  • Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi

Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương.

  • Chim quyên ăn trái nhãn lồng

Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.

  • Chồng giận thì vợ làm lành

Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì

Chồng giận thì vợ làm lành

Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.

27 tháng 7 2021

Tham khảo

câu ca dao 1 nói về tình cảm gia đình

con có cha như nhà có nóc.

ý nghĩa : Con có cha sẽ được sống và trưởng thành trong yên vui hạnh phúc. Con có cha như nhà có nóc là vậy. Sẽ bất hạnh và đau khổ vô cùng khi con mồ côi cha, hoặc vì lí do nào đó vắng bóng cha. Người con phải sống trong tình cảnh thiếu thốn tình phụ - tử, không được chăm sóc, bị hẫng hụt nhiều bề.

câu ca dao 2 nói về tình cảm gia đình

 

Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Ý nghĩa :

Ông bà ta dạy “Chim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” quả không sai. Tình cảm và sự vất vả của cha mẹ dành cho mình, chúng ta cả đời cũng không thể đong đếm. ... Rồi thì phải bảo ban, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng từ tâm hồn để mai sau có chút hy vọng đỡ vất vả cho tấm thân của chúng hơn.

27 tháng 7 2021

 

Tham khảo

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê ruột đau chín chiều

Bài ca dao là lời giãi bày tâm tư của những người con gái lấy chồng xa. Đau xót về quan niệm " trọng nam kinh nữ ". Bài ca dao nói lên nỗi khổ tâm, bất lực chỉ biết trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

31 tháng 8 2021

1. Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn.

2. Hôm nay sum họp trúc mai

Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.

3. Cây đa lá rụng đầu đình

Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.

                 Hc tốt

31 tháng 8 2021

1   Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày

2   Lòng mẹ như bát nước đầy

Mai này khôn lớn, ơn này tính sao

3   Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền

29 tháng 6 2019

Đáp án: B

→ Ca ngợi tình thân của người sống chung trong một gia đình.

6 tháng 9 2018

Chả hiểu đầu bài nói gì cả

Ai k mk hông nè

K mk nhé

*Mio*

6 tháng 9 2018

Giống như kiểu cảm thụ văn ý ạ ^^!

2 tháng 4 2021
Phần 2: Bài Văn Mẫu Chứng Minh Rằng Ca Dao Là Tiếng Nói Của Tình Cảm Gia Đình...

Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam. Qua những câu ca dao có vần có nhịp ấy, người ta có thể biểu lộ được hết những tâm tư, tình cảm xuất phát từ tận sâu trong tâm hồn mình. Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng. Dường như đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân nước Việt chứ không đơn thuần là chỉ trên những câu chữ thốt ra một cách trôi chảy, bâng quơ.

Đầu tiên, ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình. Quả thật đúng như vậy, ta sẽ nhận thấy qua một số câu ca dao quen thuộc như:

"Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để nỗi buồn lên mắt mẹ nghe không."

Hoặc:

"Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh mất thức đủ năm canh."
"Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Đó là những câu ca dao đong đầy lòng biết ơn, sự trân trọng của những người con hiếu thảo dành cho cha mẹ của mình, trong cả cuộc đời chẳng ai đối xử tốt với chúng ta hơn cha mẹ, cũng chẳng có nơi nào ấm áp hơn nơi gọi là gia đình. Tình cha, nghĩa mẹ chẳng bao giờ đong đếm được, dẫu có so sánh với núi với sông, hay bất kỳ một sự thể nào khác thì cũng chẳng thể diễn đạt hết tấm lòng và sự hy sinh mà cha mẹ đã dành cho những đứa con mãi mãi bé bỏng trong tầm mắt cha mẹ. Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy. Tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận, người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ thế mới phải đạo làm con.

Còn về tình cảm anh em cũng được biểu hiện qua những câu ca dao hết sức giản dị mà sâu sắc như:

"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Đó là nói về tình cảm giữa anh em ruột thịt trong một gia đình, có mối quan hệ khăng khít gắn bó với nhau, tựa như tay như chân, thiếu cái nào cũng dẫn tới việc đau đớn, mất mát, hụt hẫng. Chính vì thế, giữa anh em trong gia đình với nhau cần phải có sự bao dung, đỡ đần chăm sóc, bảo bọc lẫn nhau, giữa anh em không chỉ là tình thân mà đó còn là tình đoàn kết, thương yêu. Người này đói rách, bần hàn thì người kia cũng thấy đau xót, không nỡ, phải tìm mọi cách mà giúp đỡ, em sai thì anh phải có trách nhiệm uốn nắn chỉ bảo tận tình, chứ không được bỏ mặc làm ngơ, đó mới là tình cảm anh em ruột thịt chân chính.

Trong gia đình, ngoài tình cảm cha mẹ - con cái, anh em với nhau, tình cảm vợ chồng cũng là một trong số những tình cảm có vị trí vô cùng quan trọng và đặc biệt, quyết định hạnh phúc của một tổ ấm. Có những câu ca dao rất hay, rất dân dã giản dị nhưng in sâu vào tiềm thức con người như thế này:

"Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon."

"Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
"Thương chồng phải lụy cùng chồng
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam."

"Tay bưng chén muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau"

Tình cảm vợ chồng trong quá khứ hay hiện tại đều đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau. Có thế dẫu là việc khó, việc to tát cỡ nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua, bởi sự đồng lòng, yêu thương, gắn bó với nhau chính là sức mạnh là niềm tin khiến con người ta quên đi tất thảy mọi khó khăn gian khổ, luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua. Đó mới là tình cảm vợ chồng chân chính, đáng quý, đáng trân trọng.

Ngoài ra, còn rất nhiều câu ca dao khác đề cập đến tình cảm gia đình như tình cảm ông bà với con cháu, tình cảm giữa họ hàng với nhau,... Tất cả đều có những giá trị riêng biệt, toát lên từ cái chất mộc mạc, giản đơn của con người Việt Nam.

Đó là về tình cảm gia đình, còn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những câu ca dao rất sâu sắc thấm thía ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, mà ngay từ thuở ấu thơ ta vẫn thường nghe bà, nghe mẹ ngâm nga.

"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh."

"Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say"

Hay:

"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

Hoặc là:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng"

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"

Những câu ca dao nói về đất nước chủ yếu đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình. Đối với nhân dân địa phương, đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được, đối với khách du lịch, để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình. Một số câu ca dao còn khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước, bảo vệ mảnh đất quê hương suốt mấy ngàn năm văn hiến trải dài trong bề dày lịch sử. Ca dao còn khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau, cùng sẻ chia cơm ăn áo mặc, sao cho đúng với nghĩa tình dân tộc, với truyền thống lá lành đùm lá rách vốn có từ bao đời nay của nhân dân ta.

Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy. Bởi nó phản ánh ý chí và tình cảm của con người Việt Nam trong cuộc sống lao động hằng ngày, dù có khó khăn, thiếu thốn vất vả nhưng nhân dân ta vẫn luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, nhân văn, chưa từng một phút giây lơ là. Đặc biệt, ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.

Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

21 tháng 9 2021

Trả lời :

Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Tôi cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước?

Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng 'bao la "như nước trong nguồn chảy ra".

Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.

~ HT ~

26 tháng 12 2020

Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động. Dưới đây là một số câu tiêu biểu nhất:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!


 Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

   Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

   Anh em nào phải người xa, 
Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Nội dung những câu hát này thường là lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc là sự bày tỏ lòng hiếu kính của các thế hệ sau đối với ông bà, cha mẹ. Nghệ thuật chung là dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.

7 tháng 3 2018

Chủ đề từng bài ca dao và dấu hiệu để có thể khẳng định chủ đề đó là:

Bài 1: Là lời ru cua mẹ dành cho con (mẹ nói với con).

    ●    Dấu hiệu ngôn ngữ: “con ơi”.

Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.

    ●    Dấu hiệu ngôn ngữ: “trông về quê mẹ”.

Bài 3: Nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà)

    ●    Dấu hiệu ngôn ngữ: “Nhớ ông bà bấy nhiêu”.

Bài 4: Lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu.

    ●    Dấu hiệu ngôn ngữ: anh, em.