K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nước ta là nước ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao vai trò của việc học. Song mỗi người lại có những phương pháp, mục đích học tập khác nhau. Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Lời nhận định trên của UNESCO đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn đối với mỗi cá nhân.

Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội và nhất là học để con người học cách chung sống cùng cộng đồng. Quá trình học của con người diễn ra một cách liên tục, người ta học ở mọi lúc và mọi nơi. Như nhà cách mạng vĩ đại nước Nga đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi" (Lê-nin). "Học để biết" là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang hiểu biết cá nhân. "Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" là cách con người ta áp dụng những lí thuyết vào trong thực tế lao động và sản xuất, học cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống thường nhật. Và từ việc học để biết, học để làm, học để chung sống sẽ tạo cho mỗi cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội để tự khẳng định mình.

UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có được mục tiêu học tập đúng đắn con người mới xác định rõ phương pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn thế nữa điều này còn phù hợp với đất nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO đề cập tới là "học để biết". Mục tiêu này được đặt lên hàng đầu là bởi: Kho tàng trí tuệ của nhân loại là vô tận mà con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Con người phải không ngừng học tập để tiếp nhận và bắt kịp với những tri thức đang ngày càng mở rộng của nhân loại. Học mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Học đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. Học đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tới ngày mai, và để hiểu sâu sắc hơn về thực tại. Quan trọng hơn cả việc học để biết sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện và áp dụng vào công việc sau này. Vậy nên con người phải không ngừng lĩnh hội những tri thức của nhân loại để làm giàu thêm hiểu biết cá nhân.

Chỉ khi con người đã lĩnh hội tri thức và vận dụng nó một cách thuần thục vào đời sống thì việc học tập đó mới thực sự là có ý nghĩa: "học để làm". Thực hành bằng chính sức lực của mình sẽ giúp con người kiểm tra được mức độ hiểu biết của bản thân. Không phải bất kì ai học giỏi là sẽ làm tốt. Khi các đề án, dự thảo của những giáo sư, tiến sĩ không được áp dụng vào thực tế thì đó chỉ là những lí thuyết suông. Những thứ ấy trở nên vô giá trị khi chỉ được lưu giữ trong bảo tàng, trong thư viện như một kỉ niệm lịch sử. Bởi việc học và hành phải đi liền với nhau mới mang lại kết quả cao. "Học để biết" sẽ giúp cho "học để làm" được thuần thục và tránh được những sai sót không đáng có trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tế.

Mặc dù không được học tập một cách bài bản như những giáo sư hay tiến sĩ, song những người nông dân lại biết vận dụng một cách sáng tạo những gì họ chứng kiến và họ hiểu rõ mục đích , cái mà họ thực sự cần trong đời sống sản xuất. Họ học trên chính ruộng đồng, trên những luống cày, họ học bằng chính mồ hôi và nước mắt. Họ đúc rút từ quá trình lao động và tự đi tìm kiếm những giải pháp giúp cho cuộc sống đỡ vất vả, khó khăn, để sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn công sức hơn. Nhà khoa học Lương Định Của đã tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt cho những người nông dân. Không những vậy ông còn là người biết áp dụng những gì đã nghiên cứu vào đời sống thực tại. Trong một lần đi trên đường, ông nhìn thấy bà con cấy dưới ruộng ông đã khuyên mọi người cấy ngửa tay cho nhanh và cây lúa sẽ nhanh bén rễ. Mọi người tưởng rằng đó chỉ là những lí thuyết suông nên đã mời ông xuống cấy thi. Nhà khoa học nhận lời, bước xuống ô tô rồi ông xuống ruộng và cấy. Ông cấy thi với một chị cấy nhanh nhất ở đó. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ông đã bỏ xa chị kia, ông không chỉ cấy rất nhanh mà còn rất thẳng. Từ đó bà con đều khâm phục ông bởi ông không chỉ là nhà khoa học giỏi mà hơn thế nữa ông còn biết áp dụng những điều đó vào trong thực tế một cách thành thạo. Ông thực sự đã trở thành tấm gương cho việc "học để làm" để người khác học tập.

Khi đã học để biết và áp dụng được những điều đó vào trong thực tế cũng là lúc con người phải học cách chung sống với cộng đồng. "Học để chung sống" là cách con người điều hòa các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày và điều đó chỉ thực hiện được khi mỗi cá nhân biết lắng nghe và thấu hiểu cùng mọi người. "Học để chung sống" thực sự thành công khi bạn có khả năng làm cho người khác hiểu, tôn trọng mình. Chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh của nhân vật Giăng Van-giăng trong tiểu thuyết "Những người cùng khổ" với câu nói nổi tiếng: "Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau". Chính tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của Giăng Van-giăng dành cho Cô-dét và Ma-ri-úyt đã khiến cho Gia-ve - một gã thanh tra cảnh sát độc đoán, lần đầu tiên cảm thấy mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử. Không chỉ vậy, tình cảm cao quý ấy của ông đã giúp cho Phăng-tin, một người mẹ nghèo thất lạc con, được ra đi trong sự yên bình và thanh thản. Bằng ánh sáng của tình yêu thương Giăng Van-giăng đã đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Giăng Van-giăng là hiện thân cao đẹp nhất của lẽ sống tình thương, của sự chung sống hết mình vì cộng đồng, vì người khác. Chính vì vậy, tác giả Huy-gô đã tạo cho tiểu thuyết sức sống mạnh mẽ vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.

Quá trình học tập diễn ra một cách liên tục và lâu dài vì thế đòi hỏi người học phải không ngừng tích lũy kiến thức, làm mới bản thân, và đặc biệt là không bao giờ được bằng lòng với những gì mà mình đã biết. "Học để tự khẳng định mình" là cách con người khẳng định bản thân với chính mình, mới có thể khẳng định mình với mọi người. Khi con người tự khẳng định được mình thì mới được mọi người công nhận, ngưỡng mộ, tôn trọng nhân cách của mình. Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã mang về vinh quang cho đất nước Việt Nam khi nhận giải thưởng Field về toán học tại Ấn Độ. Đây là giải thưởng cao quý nhất dành cho toán học thế giới. Trước khi giành được giải thưởng này, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới. Song để khẳng định chính mình với bản thân, với cộng đồng giáo sư vẫn không ngừng học tập và để mang về vinh quang cho Tổ quốc như ngày hôm nay. Mục đích là ngọn đèn chỉ đường cho những việc làm, hành động cho con người. Chỉ khi có mục đích rõ ràng mọi người mới có thể tránh được những thiếu sót, sai lầm, điều chỉnh hành vi của thân. Việc học cũng như vậy, khi con người xác định được mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu cho sự thành công của con đường học vấn.

Ở trên đời có nhiều người đi học, nhưng ít người biết học cho thành tài là do họ thiếu hoặc vẫn chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn. Do không xác định được mục tiêu học tập nên những người này dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ngán với việc học, với họ học chỉ mang tính chất chống đối. Tác hại của việc không xác định được mục tiêu học tập đã dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Đó là hành vi quay cóp, sử dụng tài liệu trong thi cử hay cách sống buông thả của một bộ phận học sinh, sinh viên gây ra những tệ nạn xã hội hiện nay. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, khi đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần đến những thanh niên tri thức, giàu hiểu biết về khoa học-kĩ thuật. Họ đang không làm đúng với bổn phận của công dân. Qua đó, ta lại càng thấy được vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn mà UNESCO đã đề xướng.

Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường tôi càng thấu hiểu vai trò của cách xác định mục đích học tập đúng đắn. Chỉ khi có được điều này ta mới có thể xác định phương pháp và cách thức học tốt nhất để mang lại hiệu quả học tập cao. Những bạn chưa xác định được mục đích học tập thì thường chán nản, bỏ bê việc học điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của họ sau này.

Tục ngữ Nga có câu: "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Con người được đi học sẽ mở mang thêm hiểu biết làm giàu thêm tri thức nhân loại. Nên để cho việc học có hiệu quả cao thì mỗi người cần xác định cho mình một mục đích học tập đúng đắn có thể như UNESCO đã đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

7 tháng 10 2021

Học tập là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu được của con người từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, quan niệm về việc học của con người cũng có nhiều thay đổi để tiếp cận chân lí, tiến dần đến bản chất của việc học. Trong thời đại ngày nay, UNESCO đã đề xướng mục đích của học tập như sau: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Mục đích của học tập đã được UNESCO tống kết trong bốn nội dung rõ ràng, đầy đủ, đúng đắm và khoa học: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Biết, làm, chung sống, tự khẳng định mình nói lên như bốn mục đích mà việc học ngày nay phải hướng tới, là bốn trụ cột vững chắc cho việc học trong thời đại hiện nay. Biết bao giờ cũng là mục đích đầu tiên của việc học, trước đây đã thế, bây giờ càng phải thế, vì tri thức của nhân loại càng ngày càng phong phú mà hiểu biết của con người thì có hạn. Đây là khâu thu nhận kiến thức của con người, là trụ cột đầu tiên làm cơ sở cho ba trụ cột tiếp theo của việc học. Mạnh Tử nói: “Không lên núi cao sao biết cái lo nghiêng ngã, không xuống vực sâu sao biết cái lo đắm đuối, không ra bể lớn sao biết cái gì lo sóng gió”. Học để biết chính là như vậy. Nhưng không phải biết chỉ để biết, để thành một kiểu “nhà thông thái” đọc thiên kinh vạn quyển theo quan niệm học cũ trước đây, mà trong thời đại ngày nay, tiêu chí quan trọng là học để làm, để thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Biết và làm là hai mặt không thể thiếu trong việc học của con người ngày nay, nó gắn bó hữu cơ và tương hỗ với nhau: biết để làm, và làm để nâng cái biết lên một tầm cao hơn, vững chắc hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học để hành, hành để học”. Nhấn mạnh đến yêu cầu làm bằng việc tách nó ra, để nó đứng ở vị trí thứ hai ngay sau yêu cầu biết là đúng, là phù hợp với việc học của con người ngày nay: con người hành động, con người sáng tạo. Yêu cầu thứ ba là học để chung sống - một mục đích rất mới mẻ mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Con người ngày nay không còn sống riêng biệt theo kiểu “tự cung tự cấp”, “ta về ta tắm ao ta” mà đã hòa nhập trong xu thế toàn cầu hóa để hiểu biết nhau đến với nhau, học tập và giúp đỡ lẫn nhau... Chung sống trở thành một nhu cầu tự nhiên, một yêu cầu phải có, một kĩ năng, phẩm chất của con người trong thời hiện nay, nó phải được đưa vào như một mục đích hẳn hoi của việc học tập, có vai trò và vị trí như các mục đích khác. Khái niệm chung sống ở đây cần được hiểu theo nghĩa “tinh thần” của nó là cách sống, xu thế sống của thời đại. Trong mục đích học để chung sống thì kĩ năng chung sống của con người trong thế kl XXI là rất quan trọng. Cuối cùng là học để tự khẳng định mình. Đây là yêu cầu của việc hoàn thiện nhân cách trong học tập, cũng là kết quả và thước đo trong việc học của mỗi người.

Tự khẳng định mình là cái đích phải đạt được của con người ngày nay trong học tập: đó là lúc con người đã từng bước hoàn thiện nhân cách của mình, có đủ năng lực và phẩm chất để chung sống với mọi người và góp phần xây dựng cho dân tộc cũng như cộng đồng nhân loại. Nếu học tập mà không tự khẳng định được mình thì coi như việc học không đạt kết quả.

Bốn mục đích của việc học do UNESCO đề xướng vừa đúng đắn, khoa học, lại mới mẻ và mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Cách sắp xếp trình tự các mục đích cũng rất lô-gích, hợp lí: biết ⟶ làm ⟶ chung sống ⟶ tự khẳng định mình. Lôgic là ở chỗ: có biết thì mới làm được, biết và làm là điều kiện để chung sống, và trên cơ sở biết, làm, chung sống thì mới khẳng định được mình. Tuy đề xướng thành bốn mục đích cụ thể của việc học, nhưng bốn mục đích đó lại có thể quy về hai mặt, hai yêu cầu cơ bản của việc học: “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức; “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách của người học. Đó là những tư tưởng đúng đắn, mới mẻ và tiến bộ về việc học của con người trong thời đại ngày nay.

19 tháng 9 2018

Gợi ý các ý chính:

1. Học để biết: Đó là học để tìm hiểu tri thức, khám phá và giải thích các hiện tượng tự nhiên như lí, hóa...

2. Học để làm: Đó là học để có thể lao động, học lấy một cái nghề để tạo ra của cải vật chất cho xã hội...

3. Học để chung sống: Đó là học giao tiếp ứng xử. Học những điều hay lẽ phải, học những việc làm đúng, chuẩn mực để có thể là một công dân gương mẫu, "sống, học tập, lao động theo hiến pháp và pháp luật".

4. Học để tự khẳng định mình: Học để chứng minh rằng mình là người có thể thay đổi thế giới, thay đổi được tương lai của bản thân mình.

5. Sự liên hệ của 4 yếu tố trên, đó như là một nấc thang cho sự học. Trước hết là để biết, sau mới để làm, tiếp nữa là để chung sống, và yếu tố cá nhân (khẳng định mình) đặt ở vị trí cuối cùng ...

   Chúng ta có thể liên hệ với câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"...

9 tháng 6 2016
I. Mở Bài

"Người ko học như ngọc ko mài", bởi vậy, học tập là nhiệm vụ suốt đời của mỗi con người.Tuy nhiên, đối với mỗi người lại có những mục đích học tập # nhau. UNESCO -Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc-đề xướng mục đích học tập chung cho nhân loài: "Học để biết,học để làm,học để chung sông, học để tự khẳng định mình ". Người học sinh chúng ta nghĩ gì về mục đích học tập ấy?

II. Thân Bài

"Học " là hoạt động thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo do người khác truyền lại. Mục đích học tập là yếu tố quan trọng tạo ra động lực thúc đẩy và định hướng cho hoạt động học tập của con người.

Chúng ta cần hiểu mục đích học tập do UNESCO đề xướng như thế nào?

Học để biết là mục đích cơ bản nhất của việc học tập yêu cầu người học tiếp thu kiến thức. Đó là những hiểu biết cơ bản về tự nhiên và xã hội có liên quan đến cượ sống con người. Học để làm, học để chung sông, học để tự khẳng định mình là những mục đích thể hiện yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức giúp người học từng bước hoàn thiện bản thân.

Học để làm là học tập để có khả năng lao động, tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho gia đình, xã hội. Người sinh viên sư phạm học để trở thành người dạy học. NGười sinh viên y khoa học để trở thành thầy thuốc. Người học sinh lớp hàn học để trở thành người người thợ hàn ...Đó là những công việc đòi hỏi người học vận dụng những gì đã học để tạo ra sản phẩm cho xã hội

Học để chung sống lầ học để có khả năng hoà nhập với cộng đồng người, tạo ra mqhtoots đẹp,gắn bó, bền vững... với gia đình,bạn bè, thầy cô,đồng nghiệp,... Trên thực tế,có những người rất thành công trong côg việc nhưng không có đc mph tốt đẹp với những người xung quanh. Họ sống cô đơn,gặp khó khăn trong việc trao đổi tâm tư tình cảm với những người thân,bạn bè. Thậm chí có những người bị người thân,bạn bè xa lánh. Sở dĩ như vậy bởi họ ko học đc kĩ năng sống, không biết cách ứng xử , ko biết cách thể hiện mình...

Học để tự khẳng định mình - học tập để có thể phát huy,bộc lộ những khả năng lớn nhất của bản thân;để đc xã hội thừa nhận những khả năng ấy từ đó khẳng định cái tôi cá nhân của mình. Để có thể khẳng định mình trên một lĩnh vực nào đó,người học phải có đc những thành tựu xuất sắc. Muốn vậy,việc học không chỉ dừng lại ở mức tiếp thu kinh nghiệm của người đi trước mà còn cần tiến xa hơn nhiều bước là học sáng tạo. Nghĩa là tạo ra nguồn tri thức mới,những kĩ năng,kĩ xảo mới mang tính đóng góp cho lĩnh vực mình tìm hiểu nghiên cứu.

Vậy mục đích cưới cùng của việc học là vận dụng đc những diều đã học vào cuộc sống để trỏ thành những người có ích cho xa hội.

Từ mục đích học tập chung do UNESCO đề xướng,thiết gnhix, người học sinh có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích.

Trước hết trong việc học tập chúng ta cần xây dựng cho mình một mục đích học tập đúng đắn,trong sáng,tiến bộ. Dù mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau,một mơ ước khác nhau nhưng mục đích học tập của mỗi người bện cạnh việc đảm bảo quyền lwoij cá nhân vẫn không thể đi ngược lại lợi ích của gia đình và cộng đông xã hội. Một mục đích học tập đúng đắn sẽ đc người thân và xa hội ủng hộ,tạo điều kiện thuận lwoij để thực hiện và nhờ vậy,mục đích đó sẽ nhanh chóng đạt đc. Chẳng những vậy,mục đích học tập tiến bộ giống như ánh sáng lí tưởng soi đường để chúng ta có đọng lực tự thúc đẩy mình học tập

Trong học tập,chúng ta có những cố gắng và nỗ lực thực sự,biết kết hợp học với hành để vận dụng tốt nhất những điều đã học vào cuộc sống.

III. Kết Bài

Mục đích học tập do UNESCO đề xướng là những mục đích học tập tiếng bộ và thực sự phù hợp,thực tế,bám sát những yêu cầu của cuộc sống. Mỗi công dân trên thế giới nói chung và thế hệ người Việt trẻ hôm nay nói riêng nên có sự định hướng chung về mục đích học tập để tạo ra những động lục học tập tốt đẹp góp phần xây dựng và phát triển thế giới

9 tháng 6 2016

a. Mở bài: giới thiệu ý kiÕn và nêu ý nghĩa cña câu nói ®ã.

b. Thân bài:   

 - Giải thích câu nãi: Mục đích học tập của học sinh, sinh viên thời nay:

           + Học để biết: Tiếp thu kiến thức. Bởi vì con người có thông minh, uyên bác đến đâu thì kiến thức cá nhân vẫn chỉ là hữu hạn còn kiến thức nhân loại thì vô hạn. Muốn “biết” nhiều thì phải “học”.

+ Học để làm: Yêu cầu thực hành, học đi đôi với hành

+ Học để chung sống: Vận dụng kiến thức để có sự hòa đồng.

+ Học để tự khẳng định mình: Từng bước hoàn thiện nhân cách, trở thành con người hoàn hảo.

àLà yêu cầu thực hành, vận dụng vốn kiến thức đã “biết” để tạo nên những thành quả có ích cho bản thân, gia đình, cho cuộc sống của nhân loại. Ví dụ có học sinh mơ ước học tập để trở thành kỹ sư nông nghiệp lai tạo ra giống cây trồng mới có năng suất phục vụ đời sống, có người muốn học để chế ngự thiên nhiên.... Khi vận dụng kiến thức tạo nên thành quả càng có giá trị cho đời sống con người thì ta đã từng bước hoàn thiện nhân cách mình, khẳng định giá trị của mình.

 - Ýnghĩa câu nói: Tiếp thu kiến thức à vận dụng kiến thức à  hoàn thiện nhân cách để tự khẳng định mình trong cuộc sống.

   Mục đích học tập do UNESCO đề xướng đặt ra yêu cầu từ thấp đến cao và có mối quan hệ chặt chẽ. Mục đích đó hoàn toàn đúng đắn có tác dụng định hướng cho mục đích học tập của học sinh, sinh viên ngày nay.

c. Kết bài: 

    - Khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của học tập đối với cuộc sống của con người.

    - Rút ra bài học và phương hướng phấn đấu bản thân.

23 tháng 2 2017

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn khóc tế các nghĩa sĩ tử trận, xây dựng hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc

   + Nghệ thuật bài văn tế: viết theo lối cổ nhưng giàu cảm xúc nhà thơ, đủ để lay động triệu trái tim

- Thanh niên ngày nay cần nuôi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Phải học tập để đáp ứng những yêu cầu cần thiết của xã hội trong thời kì mới

11 tháng 11 2019

Chủ đề cụ thể: Tình bạn trong thời đại công nghệ số

Lên ý tưởng trình bày các ý:

Công nghệ hiện nay trở nên phổ biến, con người dễ dàng kết nối với nhau nhưng cũng dễ dàng xa nhau, tình bạn cũng vì thế trải qua thử thách

- Tầm quan trọng của tình bạn trong đời sống hiện đại

- Việc con người dễ dàng liên lạc với nhau qua mạng xã hội, việc gặp gỡ sẽ bị hạn chế

- Nhiều yếu tố của cuộc sống ảnh hưởng, chi phối tình bạn

- Con người có nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, tư tưởng với nhau

- Tình bạn giúp con người mạnh mẽ, có người lắng nghe, chia sẻ

- Tình bạn là thực tế trải nghiệm của đời sống, con người, con người không thể sống thiếu bạn bè

- Cần tạo ra sự kết nối từ thực tế thay vì việc sống trong

19 tháng 1 2018

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Đáp án cần chọn là: B

27 tháng 1 2017

Những lời phát biểu tự do đặc sắc đáng học tập:

- Làm chủ bản thân nếu không muốn người khác làm chủ mình

- Ngày hôm nay là kết quả của ngày hôm qua

19 tháng 10 2023

7 năm rồi...

31 tháng 3 2018

Các tình huống được phát biểu tự do:

- Khi được phỏng vấn ngẫu nhiên trên đường phố, siêu thị, trung tâm thương mại…

- Khi trả lời các tiết học nhóm trên lớp

- Khi được bàn bạc, thảo luận kế hoạch đi chơi

- Khi trình bày quan điểm cá nhân trước cha mẹ, thầy cô

17 tháng 11 2017

Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.

Giải quyết vấn đề:

* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ:

  - Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.

  - Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

  - Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

  - Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.

* Nguyên nhân

  - Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ).

  - Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).

  - Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

* Hiện nay, những "mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

* Ý nghĩa:

   Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

   Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...

   Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...

* Quan điểm và biện pháp nhân rộng

  Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

  Biện pháp nhân rộng:

Dùng biện pháp tuyên truyền.

Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.

Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.

Thành lập đội thanh niên tình nguyện