K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )* Trả lời câu hỏi sau:a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn bản Sống...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.

b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.

c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?

Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74+75 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Tìm những câu đặc biệt và nêu tác dụng của nó.

b) Đoạn trích trên có gì về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó.

c) Nêu nội dung chính trong đoạn văn trên.

Câu 3: Cho đoạn trích sau: Từ Bấy giờ ai nấy ở trong đình... đến ...Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm... 

( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.78 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

b) Tìm câu rút gọn được sử dụng trong trích đoạn.

c) Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang được sử dụng trong trích đoạn.

d) Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

1
2 tháng 5 2021
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên bài sống chết mặc bay từ đầu ... tình cảnh trông thật là thảm
17 tháng 4 2018

àn bài: 
MB: Giới thiệu văn bản Sống chết mặc bay, hoàn cảnh ra đời [nếu em biết thêm], tác giả là con người như thế nào...
TB: 
-"Sống chết mặc bay" ~ Từ cái nhan đề của nó đã cho ta biết được phần nào ý nghĩa của văn bản này.
+Sống chét mặc bay là một khẩu ngữ chỉ thái độ vô trách nhiệm (giải thích)
+Nhan đề thể hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một con người, cụ thể trong văn bản này là ông quan "cha mẹ của dân" ở một phủ nhỏ.
[Các chi tiết trong bài em trích dẫn chính xác từng câu chữ nhé, chị không có sách nên dẫn chứng có thể không chính xác :">
~Cảnh quan ngồi đánh bài, có người hầu hạ: "Điếu, mày!"... 
~Có người xồng xộc chạy vào thì quan mắng: "Đê vỡ, thời ông cách cổ chúng-mày..." ]
~Lúc quan ù to một avsn bài cũng alflucs đê vỡ, số phận người dân lênh đênh...
-Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán những con người vô nhân tính, chỉ biết mình, ham chơi tổ tôm mà quên đi trách nhiệm, quên đi mạng sống của người khác đang bị đe dọa...
KB: Giải thích ngắn gọn về "Sống chết mặc bay", phê phán những tên quan xưng là "phụ mẫu" mà lại thờ ơ, vô trách nhiệm.

 

20 tháng 4 2018

Bạn ơi, lạc đề rồi nhé!

21 tháng 4 2021
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

13 tháng 5 2021
Nghi mà dài hết bài luôn vậy
24 tháng 4 2016

1) Nội dung:
- Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập gay gắt giữa cuộc sống khổ cực của dân với cuộc sống sa hoa của bọ quan lại.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với cuộc sống khổ cực của người dân; Thái độ lên án gay gắt đối với bọn cầm quyền vô trách nhiệm.

Nghệ thuật: kết hợp thành công phép tương phản và tăng cấp; Ngôn ngữ phần nào thể hiện tính cách của nhân vật

2) ghi nhớ sgk

24 tháng 4 2016

1) Ghi nhớ: SGK/83

5) Ghi nhớ: SGK/ 55

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” đã khắc họa vô cùng chân thực cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai. Khi đọc những dòng văn đầu tiên, người đọc như bị lôi cuốn vào câu chuyện. Tác giả đã xây dựng được một tình huống độc đáo: “Gần một giờ đêm, không gian (địa điểm) là khúc đê làng X, thuộc phủ X. Đồng thời miêu tả thời tiết lúc này “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Việc sử dụng nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong hoàn cảnh đó hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Cuối cùng là một lời nhận xét ngắn gọn nhưng hoàn toàn đúng đắn: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Nhà văn còn khéo léo bộc lộ thái độ của mình qua: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Có thể thấy khung cảnh bên ngoài lúc này thật nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Đọc những dòng văn của Phạm Duy Tốn, người đọc cảm nhận được không khí khẩn trương, gấp gáp như chính mình đang được tham gia vào cuộc hộ đê vậy. Từ đó mà càng thấu hiểu được nỗi khổ cực của người dân lúc này. Để rồi cảm thấy tức giận trước hình ảnh viên quan phụ mẫu. Tác giả đã khắc họa khung cảnh tráng lệ trong đình, nơi quan ngồi chơi bài, hoàn toàn đối lập với ngoài đê, để càng tô đậm nỗi khổ cực của nhân dân. Đặc biệt nhất là đoạn cuối, khi nhà văn miêu tả con đê bị vỡ. Còn “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Đó lại là lúc quan sung sướng vì đã ù được ván bài. Sự đối lập này đã khiến người đọc cảm thấy đau đớn, xót xa thay trước tình cảnh bi thảm của nhân dân, căm giận thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu. Đồng thời đó còn là niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.