K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2019

 Có lẽ, đối với mỗi con người, để rèn luyện nhân cách hoàn thiện thì rất khó khăn, nhưng bước đầu để vào đời chính là phải biết bao dung, sẵn sàng tha lỗi cho người khác. Chỉ có thế, con người ta mới trở nên thoải mái, tinh thần mới vui vẻ, phấn chấn hơn, giống như câu nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm".

      Khoan dung là gì? Đối với những người đã trải qua lớp 7, được học GDCD thì ít nhiều vẫn hiểu được. Khoan dung là biết rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung là người biết chia sẻ và cảm thông với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Trong đời, không phải ai cũng được sống yên ổn, đôi khi người ta có lỗi với mình, mình cũng nên nhẫn nhịn một chút thì cả hai bên sẽ mau giảng hoà hơn, rốt cuộc thì biết khoan dung và nhẫn nhịn cũng sẽ tạo ra sự hoà bình thế giới. Phải không nhỉ?

       Có những trường hợp nên khoan dung và nhẫn nhịn đúng lúc đúng chỗ. Nếu họ thật sự thành tâm nhận lỗi, lấy hành động thực tế để sửa lỗi thì chúng ta nên vui vẻ tha lỗi cho họ. Sau lần ấy, có thể họ sẽ không bao giờ tái phạm nữa, như vậy, bản thân ta cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Ngược lại, nếu lần sau vẫn tiếp tục thì việc này không thể tha thứ được, những chuyện vụn vặt thì có thể bỏ qua nhưng những việc có tầm ảnh hưởng lớn, nếu sai sót một chút thôi cũng đủ khiến chúng ta phải thất vọng cực độ, chịu vô sô mất mát. Học trên lớp, thỉnh thoảng, cô có chuyện bực mình, cô hay tức giận, mắng mỏ học sinh một chút cũng chẳng sao, chúng ta có thể thông cảm cho cô, nhưng nếu dùng vũ lực thì chuyện này không còn nhỏ nữa, phụ huynh học sinh sẽ nghĩ sao, nhà trường sẽ nghĩ sao. Dù biết đó chỉ là hành động nhất thời trong lúc bực bội thì chúng ta cũng không có quyền thay đổi nữa rồi. 

       Nhận nhịn, khoan dung thì dễ nhưng vứt bỏ "tị hiềm" thì rất khó. Có những vấn đề nảy sinh từ lúc còn nhỏ, đối với những đứa trẻ, dù chỉ là sự hiểu lầm cũng rất dễ kéo dài tới tận sau này. Thiết lại cho cùng, quá khứ có những chuyện chúng ta cũng nên vứt bỏ đi thôi, giữ lại cũng chẳng được ích gì. Có một câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta thế này: "Có một lớp học, để chuẩn bị cho tiết tiếp theo, thầy giáo đã dặn dò học sinh viết tất cả những người mình ghét lên một của khoai tây, rồi đựng vào một cái túi, đeo bên người. Sáng hôm sau, ai nấy đều rất vui vẻ, có người mang đầy khoai tây trong túi, cũng có người chỉ có một vài củ. Thầy giáo nhắc học sinh hãy mang số khoai tây này bên người đến hết buổi sáng hôm đó. Mới chỉ qua một tiết, nhiều người đã than mệt, rồi nặng quá. Đến đây, thầy mới cho họ thả ra, ai cũng thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Thầy bảo rằng những người mang quá nhiều hiềm khích sẽ chỉ thêm nặng nhọc, bỏ nó xuống mới thấy lòng thật nhẹ." Thế đấy, hãy hướng tới tương lai, hãy tạo cho bản thân lòng khoan dung và tin tưởng, biết vứt bỏ quá khứ và hướng tới hiện tại và tương lai.

     Cuộc sống đầy chông gai và thử thách, cũng sẽ đầy yêu thương và giận hờn, chỉ có một cách biến giận hờn thành yêu thương, đó chính là cảm thông và chia sẻ, khoan dung và nhẫn nhịn.

Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm".Người ta thường có thể tha thứ mà không thể quên. Tha thứ biểu hiện bên ngoài. Quên là thầm lặng bên trong. Điều thầm lặng bên trong mới làm người ta ray rứt.Trịnh Công Sơn là một người nổi tiếng. Nổi tiếng quá sớm và đương nhiên phải có những người ganh ghét, mặc dù ông là một người rất khiêm tốn.Sống giữa những ganh ghét tục lụy, chưa bao giờ nghe một người bạn nào nói Trịnh công Sơn có lòng tỵ hiềm với bất cứ ai. Trái lại, ông đã từng gặp những người ganh tỵ, đối xử không công bằng với anh. Có những người thể hiện một cách trắng trợn vì đố kỵ, cũng có những người nói xấu anh với mục đích đẩy anh ra khỏi lòng yêu thương của quần chúng. Chưa bao giờ thấy ông có phản ứng. Nhiều lắm thì cũng là những lời than phiền nhẹ nhàng. Lòng bao dung và tha thứ của ông đã thể hiện rất nhiều ngay cả với những kẻ không xứng đáng với tình yêu của anh đối với họ. Quên hay không chỉ trong lòng ông biết, nhưng mãi đến khi nhắm mắt, không bao giờ nhắc đến điều mình đã tha thứ thì có lẽ anh đã quên hẳn trong lòng.

Cuộc đời tựa như giấc mộng đẹp ... Có sắc hoa như tuổi trẻ của cô gái, nhưng có lúc cũng lụi tàn như hoa lúc nở lúc tàn theo năm tháng , đó là quy luật của tự nhiên cũng như sinh tử không thể tránh khỏi.... Gió chính là sự khởi đầu của tất cả mọi thứ , cơn gió thoảng qua cuốn theo tất cả phiền muộn trong đời - tình - ghen tuông- hận thù ...Hãy lạc quan lên!!!!..... Tuyết là sự cô...
Đọc tiếp

Cuộc đời tựa như giấc mộng đẹp ... Có sắc hoa như tuổi trẻ của cô gái, nhưng có lúc cũng lụi tàn như hoa lúc nở lúc tàn theo năm tháng , đó là quy luật của tự nhiên cũng như sinh tử không thể tránh khỏi.... Gió chính là sự khởi đầu của tất cả mọi thứ , cơn gió thoảng qua cuốn theo tất cả phiền muộn trong đời - tình - ghen tuông- hận thù ...Hãy lạc quan lên!!!!..... Tuyết là sự cô đơn , lạnh lùng của mùa đông ...... Nhớ đến những hạt tuyết rơi rơi lại cảm thấy phiền muộn , nhớ về những ngày tháng vui buồn đã qua ..Thời gian ơi !!!! Xin hãy ngừng trôi....để tôi có thể bắt đầu lại cuộc đời ....được không?Nỗi nhung nhớ ấy vẫn không ngừng khêu gợi trong tâm trí tôi - Cuộc tình năm xưa nhưng chúng ta không thể ở bên nhau .......Phải chăng , tuyết là sự bi thương trong cuộc đời???? Nguyệt là vẻ đẹp tĩnh mịch của trời đêm , là tâm tư giấu kín ,là sự vương vấn của một nỗi niềm riêng ...Trăng dù đẹp thuần khiết nhưng nó cũng mang một bản tình ca sầu bi ai, cô hoạnh ....Khi ngước nhìn trăng sáng , tròn đêm khuya chẳng ai là không nhớ đến những hẹn ước , hẹn thề sống chết có nhau.Trăng khiến chúng ta đồng cảm với nó, vì trăng cũng cô đơn ..... Suy cho cùng thế gian cũng chỉ khổ vì tình ái , Phong hoa tuyết nguyệt .... Tình đến rồi đi như cơn gió , như hoa nở rồi tàn phai , như năm tháng cô hoạnh bên trăng rằm vì ai..., Như sương tuyết thấu những nỗi lòng ai giấu kín.... Hỏi thế gian tình ái là chi ...mà đôi lứa thề nguyền sống chết???????

11
21 tháng 12 2018

this is feeling if you are thất tình

7 tháng 1 2018

MỞ BÀI : Xã hội hiện đại ta ngày nay đang đứng trước nguy cơ bị căn bệnh vô cảm xâm thực vào đời sống. Và cách duy nhất để chống lại loài virut này có lẽ là tấm lòng yêu thương, đồng cảm sẻ chia của mọi người. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lẽ đã rất chân thành khi viết nên những ca từ “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi”

II. THÂN BÀI

Trước hết ta cần hiểu câu hát ấy có ý nghĩa gì ? Trước hết, nhạc sĩ khẳng định “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. “Tấm lòng” đó là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người. Nhạc sĩ đặt câu hỏi “Để làm gì, em biết không ?” rồi trả lời “Để gió cuốn đi”. Cách diễn đạt hình ảnh này nhằm để nói đến một lối sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đẹp, gió sẽ mang những điều cao đẹp ấy bay đến muôn nơi.

Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: sống trong đời sống , mỗi người cần phải có một tấm lòng không phải để mong được người khác ghi nhận, không phải để mong được trả ơn và cũng không phải để phô trương hay trang sức cho bản thân mình…mà để “gió cuốn đi”. Cuộc sống như vậy mới thanh thản và bình yên.

Bàn luận về tấm lòng của con người trong cuộc sống.

Từ cách giải thích ở trên ta thấy câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang đến cho ta bao điều hay, ý đẹp:

“Tấm lòng” trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ : trong cuộc sống, khi một niềm vui được cho đi là chúng ta đang nhân đôi niềm vui ấy, khi ta chia sớt một nỗi buồn, nỗi buồn ấy sẽ vơi đi. Khi con người ta biết quan tâm đến nhau thì thế giới này không còn khổ đau và bất hạnh.

– “Tấm lòng” trong cuộc sống để tha thứ và khoan dung : Đây chính là thái độ sống rộng lượng với người khác (nhất là với những người gây ra đau khổ cho mình) đối lập với lòng đố kị, định kiến, thành kiến. Chúng ta nên hướng đến một cuộc sống mà không có sự ích kỉ, hận thù, chiến tranh. Chúng ta cần chung sức vì một nền hoà bình từ chính mỗi người.

– “Tấm lòng” của con người chính là sự dũng cảm cũng chính là đức hi sinh của con người. Đó chính là sức chịu đựng, chấp nhận những thiệt thòi về mình: Dũng cảm là dám xả thân vì lí tưởng cao đẹp, dám đương đầu với thử thách, dám đối diện. Cội nguồn của lòng dũng cảm chính là dám tin vào những điều tốt đẹp. Dám tin vào những điều tốt đẹp khiến con người có thể làm được nhiều điều.

Từ việc phân tích ở trên ta cần phê phán những kẻ sống thiếu “tấm lòng”:

– Sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết lo vun vén cho bản thân.

– Đó là lối sống biểu hiện sự nghèo nàn của tâm hồn.

Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động:

Về nhận thức ta thấy: đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi con người trong cuộc sống.

Về hành động ta cần: Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rèn luyện “tấm lòng” mình cho ý nghĩa; phê phán sự thờ ơ, vô tâm, vô cảm trong xã hội. Làm việc tốt mỗi ngày.

III. KẾT BÀI

Tóm lại, những ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã giúp ta hiểu sâu sắc hơn về giá trị của “tấm lòng” trong cuộc đời. Mỗi con người sống trong xã hội, trong một cộng đồng chúng ta cần kết nối những tấm lòng ấy lại với nhau. Có như vậy xã hội mới thoát ra khỏi căn bệnh vô cảm.

Chúc bạn học tốt

7 tháng 1 2018

Mở bài: Giới thiệu triết lí sống “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” hay cụ thể chính là tấm lòng yêu thương giữa con người với con người.

Quảng Cáo
Ads By Media2D

Thân bài:

a) Giải thích:
– Là những điều được rút tỉa, chắt lọc bởi những trải nghiệm trong cuộc sống, làm nền tảng cho tinh thần con người. Triết lí sống liên quan mật thiết đến những định hướng sống của con người như lí tưởng sống, niềm vui, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc, thiện – ác.

– “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” đó là tiêu chuẩn đánh giá tư cách làm người.

– Tình thương: là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng, là tình cảm chỉ trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính. Có thể nói, tình thương là một thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.

b) Bàn luận:
– Trao đi yêu thương một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi còn hạnh phúc được sẻ chia sẽ nhân đôi.

– Tình yêu thương cũng không nằm ngoài định luật bảo toàn năng lượng của ngành vật lí: nó ví như một dạng năng lượng bất biến, tình yêu thương chỉ truyền từ nơi này sang nơi khác, chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Những người trao tặng và đón nhận tình yêu thương cũng đang làm một sứ mệnh chuyển giao như thế. Người trao tặng yêu thương và ban phát tình thương nhận về mình niềm vui, niềm hạnh phúc khi được cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, đó có thể không phải là sự giúp đỡ về vật chất mà là những giá trị về tinh thần, điều còn quý giá hơn gấp bội.

– Chuyện xúc động kể lại cuộc đời của một người đàn ông có tên là Mark. Câu chuyện đó được in trong cuốn “hạt giống tâm hồn” của Martin Luther king, như một bài thánh ca cho sự hiện hữu của tình thương luôn tràn ngập.

– Nhà tỷ phú Bill Gate hiến toàn bộ gia tài của mình làm từ thiện.

c) Bài học nhận thức: Học cách yêu thương từ những điều đơn giản xung quanh ta; trân trọng tình yêu thương mà ta nhận được từ mọi người.
Kết bài: tình thương làm đẹp cuộc sống, làm đẹp con người.

Tham khảo

https://olm.vn/hoi-dap/detail/2021436334120.html

Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe,...
Đọc tiếp
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe, ông lôi thuốc lào ra hút, vẫn cứ trầm ngâm như thế, dáng ông lẫn vào bóng tối. Khi tôi chào ông để bước lên xe, chỉ nghe thấy có một tiếng: “Ừ...”. Ông không nói gì thêm, không dặn tôi đi đường cẩn thận, không bảo tôi giữ gìn sức khỏe, cũng không dạy tôi đi ra phải sống thế nào cho hợp lòng người... Xe chạy khuất rồi tôi vẫn cứ hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng. ( Theo Đặng Khương trong “Điều quý giá cha để lại cho chúng tôi” ) a) Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0.5 điểm) c) Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu tác dụng của thán từ đó. (1 điểm d) Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi đã hình dung ra điều gì về cha của mình? (1 điểm) e) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nói lên suy nghĩ về điều đó. (1.5 điểm)
0
9 tháng 3 2016

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.

Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.

Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.

Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

9 tháng 3 2016

1.Lịch sử bốn ngàn năm dựng nuớc và giữ nuớc của dân tộc việt nam luôn gắn liền với tên tuổi của những ngừoi anh hùng dân tộc vĩ đại.Đứng bên cạnh các đế quốc phuơng bắc hùng mạnh."Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có"( nguyễn trãi).Đọc lại văn bản của áng văn :Chiếu dời đô" của LCU và bản hùng văn bất hủ muôn đời' HTS" của TQT , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nuớc của tác giả.Chúng ta thấy vai trò của ngừoi lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong truờng kì phát triển dân tộc
tb:“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương

16 tháng 12 2021

Trong cuộc sống không tránh khỏi những khó khăn, trở ngại ngáng bước đường thành công của mỗi chúng ta. Những lúc như vậy, ý chí nghị lực của bản thân mỗi người có vai trò, ý nghĩa vô cùng qua trọng. Bàn về vấn đề này, Nguyễn Bá Học đã đúc kết: “Đường đi không khó vì ngăn sống cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” đã một lần nữa khẳng định giá trị của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
Để hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của câu nói, chúng ta cần phải hiểu nội hàm từng ý trong câu nói này là gì. Ngăn sông cách núi là cách nói hình ảnh để chỉ những khó khăn trong cuộc sống mà con người phải đương đầu, đối mặt. Lòng người ngại núi e sông chính là để diễn tả sự e dè, không dám vượt qua những thử thách, khó khăn. Họ là những con người không có ý chí, không có niềm tin về chính bản thân mình. Câu nói đã khẳng định, để vươn tới thành công con người không chỉ cần có năng lực không chỉ cần được bồi đắp về trí tuệ, học thức mà cần có một tư tưởng vững vàng, một ý chí quyết tâm cao độ, sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức, chỉ khi ấy ta mới vươn đến thành công?
Ý chí nghị lực có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Vì sao vậy? Trước hết bởi, trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có hoa hồng trải trên đường để ta tiến bước. Đi đến thành công ta phải băng mình qua biết bao chông gai, thử thách. Vậy nếu không có ý chí nghị lực, liệu có thấy được ánh sáng nơi cuối đường. Bởi vậy, mỗi người muốn vươn tới thành công, muốn thực sự trưởng thành thì chắc chắn phải là người kiên gan, bền chí, chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ thậm chí cả sự hi sinh.
Ý chí nghị lực được thể hiện dưới rất nhiều dạng thứ khác nhau. Là có mục tiêu, lí tưởng rõ ràng. Là không từ bỏ những mục tiêu dự định mình đã đề ra. Là khi biết chấp nhận thất bại và đứn lên từ chính những thất bại đó.
Bác Hồ của chúng ta bôn ba tìm đường cứu nước quả thực không phải hành trình đơn giản. Có những lúc tưởng chừng như thất bại, vậy mà Bác không bỏ cuộc, quyết tâm đi đến cùng. Những gì Bác để lại chon gay hôm nay chính là thành quả to lớn của ý chí nghị lực mà thành. Nhận thực được điều đó, chính Bác cũng đã khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Những nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Newton, Anhxtanh,… cũng phải trải qua biết bao lần thí nghiệm thất bại mới đem đến những thành quả to lớn cho nhân loại. Nhà soạn nhạc thiên tài Mozart tuy bị điếc nhưng bằng tình yêu âm nhạc và sự kiên cường, ý chí nghị lực đã trở thành nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Bên cạnh những người có ý chí nghị lực lại có không ít người gặp khó khăn, trở ngại đã nản lòng. Hoặc không có niềm tin vào bản thân, nên công việc bê trễ, lí tưởng chỉ nằm mãi trong ước mơ mà không bao giờ thực hiện. Chính họ đang tự đánh mất tương lai của mình và kéo xã hội đi xuống.
Bản thân chúng ta là học sinh, trong học tập cũng gặp không ít khó khăn, bởi vậy cần có ý chí nghị lực kiên cường. Trau dồi tri thức hơn nữa, để sau này phát triển và xây dựng đất nước. Bởi chúng ta chính là mầm non tương lai, là động lực phát triển của xã hội sau này.

18 tháng 11 2021

Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc".Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình

 
6 tháng 5 2022

ngắn gọn nữa