K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

phân tích hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ trong những câu sau :a) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng     Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.                                                 (Viếng lăng Bác - Viễn Phương )b) Đất nước bốn nghìn năm    Vất vả và gian lao     Đất nước như vì sao    Cứ đi lên phía trước                                                  (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải...
Đọc tiếp

phân tích hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ trong những câu sau :

a) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

                                                 (Viếng lăng Bác - Viễn Phương )

b) Đất nước bốn nghìn năm

    Vất vả và gian lao 

    Đất nước như vì sao

    Cứ đi lên phía trước 

                                                 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải )

các bạn phải viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ:

*chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng ( gọi tên )

*thể hiện qua từ ngữ nào , kiểu nào? 

*giá trị gọi hình ảnh ra sao ? tác dụng củ thể như thế nào?

*tác giả gửi gắm tình cảm gì?         

3
9 tháng 8 2018

Trần Việt Hà27 tháng 4 2016 lúc 16:50

Hình ảnh Mặt Trời trong :

- Câu 1 : là Mặt Trời của thiên nhiên kì vĩ , vĩnh hằng mang lại ánh sáng sự sống cho muôn loài

- Câu 2 : là ẩn dụ về Bác Hồ → Ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ - người tìm ra con đường giải phóng dân tộc , mang lại cuộc sống ấm no , hạnh phúc cho dân tộc

→ Ẩn dụ phẩm chất

9 tháng 8 2018

- Câu trên sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.Mặt trời trong câu thơ không chỉ là vầng thái thái dương sáng chói, chỉ mặt trời ấm áp cho muôn loài ngày ngày mang ánh sáng cho con người cũng như vạn vật tự nhiên trên trái đất. Mặt trời trong câu thơ này  là mặt trời của Bác. Bác Hồ chính là người đã soi đường chỉ lối cho toàn dân tộc ta trong cuộc cách mạng tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ lầm than, thoát khỏi cảnh làm thuộc địa, mất nước.

- Câu thơ "Đất nước như vì sao" là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: "Cứ đi lên phía trước". Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh".

10 tháng 3 2017

Hình ảnh nhân hóa trong khổ thơ là :

+ Đất nước được nhân hóa với con người (cụ thể là những người mẹ tần tảo) ''Vất vả và gian lao''

Tác dụng của phép tu từ nhân hóa trong khổ thơ là : Làm cho hình ảnh đất nước cụ thể, gần gũi, sống động và gợi cảm. Đồng thời cho ta thấy giang sơn gấm vóc đã thấm biết bao máu mủ và mồ hôi qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử.

16 tháng 1 2019

a)

Tìm:

Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ: ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam); nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con).

Phân tích:

Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

b)

Biện pháp tu từ: nhân hóa: " vất vả và gian lao" ; so sánh:" đất nước như vì sao" ; ẩn dụ:" cứ đi lên phía trước"

tác dụng: Trong 4 câu thơ được trích từ bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " củaThanh Hải:

" Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước"

Tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa đất nước " vất vả và gian lao" kết hợp với biện pháp so sánh" Đất nước như vì sao" , ẩn dụ: "Cứ đi lên phía trước" như thể hiện được :đất nước việt nam ta đã trải qua những thời kì kháng chiến ác liệt thảm khốc nhưng điều đó không xóa đi được 1 đất nước Việt Nam anh hùng. Việc so sánh đất nước như 1 vì sao cho thấy sự tự hào của người dân Việt Nam với đất nước của mình một thời làm nên sử vàng và ngày nay đnag đi lên phía trước để phát triển tầm cao mới ,để sánh vai với các cường quốc năm châu như lời vị cha già đã căn dặn.

16 tháng 1 2019

+ Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

6 tháng 3 2017

a) Đoạn thơ sử dụng phép tu từ : so sánh và điệp ngữ

+ So sánh " quê hương " với những hình ảnh thân thuộc " chùm khế ngọt " , " đường đi học " , " cánh diều biếc " , " con đò nhỏ "

+ Điệp ngữ " quê hương là "( lặp lại 4 lần ) , điệp ngữ cấu trúc ngữ pháp

- Tác dụng : Gợi h.ảnh quê hương gần gũi , quen thuộc bình dị với mỗi người ( miền quê thanh bình , yên ả )

+ Gợi cảm xúc : tình yêu quê hương được thể hiện

b)Tác giả sử dụng BPTT hoán dụ , nhân hóa , so sánh , điệp ngữ

+ Hoán dụ : " đất nước " chỉ con người , nhân dân

+ Nhân hóa : " vất vả và gian lao " " cứ đi lên phía trước "

+ So sánh : " đất nước " như " vì sao "

+ Điệp ngữ : " đất nước " được lặp lại hai lần

- Tác dụng : Gợi hình ảnh đất nước vượt qua " bốn nghìn năm '' " vất vả và gian lao " đấu tranh dành độc lập và vững bước đi lên

+ Gợi tình cảm yêu nước nồng nàn , nguyện ước cháy bỏng của nhà thơ về sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước

Còn phần c bạn tự làm nốt nha

25 tháng 4 2018

ko có phần c hả bn

 

21 tháng 11 2016

Bài thơ được viết vào năm 1966, ngôn ngữ chứa đựng đầy những cảm xúc của những em bé dành cho người mẹ của mình. Bài thơ đã được tác giả khắc họa rõ tình cảm thiêng liêng ấy.

Mở đầu bài thơ là một câu kể rất ngây thơ của một em bé.

Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Bên cạnh cách nghĩ của bé đó là một câu so sánh dành cho mẹ mình, câu này chỉ mang ý nghĩa là một câu nói vui đùa. Vì ở tuổi trẻ con, các bé thích khám phá những cái mới mẻ, cứ nghĩ người lớn giống mình giống suy nghĩ của em. Nhưng thật ra đó là một cái nhìn nhận về sự đau ốm của mẹ.

Ở hai câu tiếp theo, tác giả lại gởi tả những ngày mẹ không ốm mẹ sẽ tem trầu, không để trầu khô. Và mẹ còn kể chuyện Truyện Kiều cho bé nghe. Hôm nay mẹ ốm nên mẹ gấp để Truyện Kiều lại.

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Đó là những suy nghĩ của một em bé rất hồn nhiên vô tư. Trong tiềm thức của em bây giờ đó là không được nghe mẹ kể chuyện thôi. Ở khổ thơ tiếp theo đó là em bé sũy nghĩ nghĩ về những ngày tháng mẹ cực khổ. Mẹ không khoảng thời gia, dù nắng hay mua mẹ vẫn làm, mẹ không màng đến thời gian dù cho trời tối. Cậu bé đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động.

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

Và tiếp theo ở khổ thơ kế tiếp đó là sự quan tâm của hàng xóm khi mẹ bị ốm. Được tác giả thể hiện một cách khái quát bằng nhưng hình ảnh rất giản dị mộc mạc. Đó cũng như là một lời động viên để giúp mẹ của em mau khỏi bệnh.

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào

Điều này chứng tỏ thường ngày mẹ sống rất tốt với hàng xóm, nên giờ mẹ ốm hàng xóm vào thăm cho quà. Hơn thế nữa, em bé lại thấu hiểu được sự vất vả của mẹ mình qua những ngày mẹ ốm.

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Hai câu thơ trê là ẩn dụ để tác giả nói lên được sự vất vả, gian nan của mẹ để lo hi sinh vì các con. Dù trời mưa nắng mẹ vẫn phải làm việc vất vả. Qua các hình ảnh trên cho thấy tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Và muốn làm những gì mẹ muốn để động viên giúp mẹ mau khỏi bệnh.

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Ở các câu thơ tiếp theo đó là sự trách bản thân thân mình. Vì mình mà mẹ khổ đủ điều, Vì sự cực khổ đó mà trên mặt mẹ đã hiện bao nhiêu là né nhăng. Tất cả đều vì thương yêu con mình, muons cho con có cái ăn cái mặc, có giấc ngủ say. Đây là những lời rất cảm động của tác giả dành cho mẹ mình, đó là lời cảm ơn, đó là những tấm lòng của người con dành cho mẹ.

Vì ***** khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Ở câu kết tác giả đã ví mẹ mình như đất nước điều này chứng tỏ được sự biết ơn dành cho mẹ mình.

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...

Bài thơ đac được tác giả khái quát hóa một cách rất cụ thể và chân thành. Đó là tình yêu dành cho người mẹ cũng như là những vất vả cực khổ mà mẹ phải gành chịu. Không chỉ có thể vì tình yêu thương con mình, với mong muốn con có được giấc ngủ, cái ăn cái mặc mà mẹ phải hi sinh tất cả.

Qua bài thơ này, tác giả muốn nói lên tình cảm của mình dành cho người mẹ của mình thông qua đó nói lên được tình yêu dành cho quê hương đất nước.

 
20 tháng 11 2017

Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt là sự nghiệp trồng cây , trồng người : “ Vì lợi ích mười năm trồng cây , vì lợi ích trăm năm trồng người ” . Riêng về việc trồng cây , vào khoảng giữa năm 1959 , Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây . “ Muốn làm nhà cửa tốt Phải ra sức trồng cây Chúng ta chuẩn bị từ nay Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha ” Sau đó , nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch , Bác Hồ chính thức phát động phong trào Tết trồng cây trong cả nước . Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960 . “ Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ” Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời , mỗi năm cứ khi tết đến , xuân về Bác đều tự mình trồng cây trong Phủ chủ tịch để làm gương . Trực tiếp kêu gọi , theo dõi , nhắc nhở , động viên , vận động phong trào . Và không biết tự khi nào , Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp , một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về . Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử , tin học và công nghệ . Nhưng phía sau nó , xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường , nguồn nước , thức ăn , ảnh hưởng đến đời sống , sức khỏe con người , việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách . Mỗi nhà , mỗi khu phố , mỗi ban ngành đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở , những nơi công cộng để bảo vệ môi trường . Đúng như những điều Bác đã dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa : “ Miền Bắc có độ 14 triệu người , trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu , 1 triệu người từ 8 tuổi trở lên đều có thể trồng cây . Như vậy , mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây ” thế chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh đất trống đồi trọc , không những làm cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện tốt hơn mà còn phát huy tác dụng tích cực của cây trong việc cải thiện , nâng cao đời sống nhân dân . Bên cạnh đó , nếu hiểu lễ phát động Tết trồng cây của Bác ở khía cạnh văn hóa thě lại thấy một ý nghĩa sâu sắc khác nữa trong lời dạy của Người . Chúng ta đều biết rằng , đất nước chúng ta là đất nước nông nghiệp , thiên nhiên gắn chặt với đời sống lao động , đời sống chiến đấu của người dân . Chính vě vậy , cây cỏ thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi của người Việt Nam . Cây tre là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền Bắc , cây dừa là hình ảnh của đồng bào miền Nam giữ vững thành đồng Tổ quốc , cây cao su là sự dẻo dai bền bỉ của buôn làng Tây Nguyên chống Pháp , … chỉ cần nhắc đến những loại cây ấy thôi cũng dễ khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ đại của dân tộc . Ngoài ra , mỗi loại cây còn tượng trưng cho một vùng quê , một tỉnh khác nhau : cây nhãn Hưng Yên , cây vải Lục Ngạn , cây bưởi Đoan Hùng , cây cọ Vĩnh Phú , cây chôm chôm Cần Thơ , ... Còn phải kể đến , cây cỏ gắn với cuộc sống của từng người . Dường như trong ký ức của mỗi con người , trong những kỷ niệm của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên . Ví dụ cây me , cây sấu gợi nhắc về tuổi ấu thơ trong trắng , mộng mơ , nghịch ngợm ; cây phượng hồng , cây bằng lăng kỷ niệm của tuổi học trò ; cành đào Tây Bắc , cành mai vàng xứ Huế gắn chặt với tết , cây đa , cây gạo là hình ảnh của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam , ... Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm sóc nó sinh trưởng phát triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước , giữ một mầm xanh trong tâm hồn chúng ta và reo mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai . Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta . Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa , chúng ta càng thấy thấm thía . Những lời phát động đó cách đây hàng thế kỷ , trải qua bao thăng trầm , biến đổi của thời gian , nó không những cňn nguyên giá trị , mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó .  

 

14 tháng 3 2022

1. em tham khảoTvT

=> dòng nhỏ để e koi ý vt vào bài , em cũng tập vt nhe:

Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồnĐẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới. Buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại.

2.

Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba rất đẹp: Rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc, Vui: Rừng tre phấp phơi, trời thu nói cười thiết tha.

29 tháng 3 2020

luôn có tình yêu thương trong cuộc sống muôn màu của chúng ta

30 tháng 3 2020

LUÔN CÓ SỰ YÊU THƯƠNG Ở THẾ GIỚI MUÔN MÀU NÀY