K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời : Bắt cá 3 tay .

Hok_tốt

#Thiên_Hy

10 tháng 4 2019

Bạn đừng đăng những câu hoit link tink như thế nữa sẽ bị trừ điểm hỏi đáp đấy hay là tệ hơn nữa nha!

23 tháng 12 2019

đừng đăng linh tink

23 tháng 12 2019

nắng ak

15 tháng 5 2022

tôi thích bạn

15 tháng 5 2022

ko  nói nha

 

26 tháng 11 2019

mk tu noi

30 tháng 10 2021
Là bạn đó.
30 tháng 10 2021

TL ;

Cái bóng người

HT

10 tháng 8 2021

Ừm mình không hiểu ý định bạn đăng lên đây để làm gì, bạn có thể nói rõ đc không??

10 tháng 8 2021

what 

29 tháng 3 2017

Ngọc bất trác bất thành khí
Nhân bất học bất tri lý

Để được viên ngỌc hoàn mỹ người ta phài dùi mài đẽo gọt,chế tác ,thậm chí nó đem sử dụng mà vẫn còn vết tì xước <các cụ nói ngọc còn có vết > .
Người không được học làm sao mà biết được lý lẽ sống ở đời , <Tri lý >. ở đây là sự hiểu biết về mọi kiến thức sâu rộng của cuộc sống ,ví như có học mới biết được kiến thức xã hội ,mới hiểu biết được cách sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
Với cách so sánh đối xứng giữa đồ vật và người ,với cách lập luận chặt chẽ về ngôn từ ,câu nói trên được trở thành câu tục ngữ nói về sự răn đe dạy dỗ của con người ,nhắc nhở và khuyến khích mọi ngừoi nên tích cực học tập để trở thành người tốt .

Ca dao:

"Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài,
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
Con người ta có khác gì,
Học hành *** nát ngu si hư đời."

Chúc bạn được như ý

---------------------------------

Sầu Vạn Cổ
Khói thuốc vàng tay sầu vẫn sầu !
Người ơi! người hỡi có hay đâu ?
Có đàn chim nhỏ bay về tổ
Nhặt lá vàng rơi vẫn thấy sầu!

Nhớ Một Người
Lặng đếm thời gian nhớ một người
Dẫu rằng đôi ngã cách đôi nơi
Mỗi lần mưa lạnh hoàng hôn đổ
Thương nhớ người yêu ở phương mô?

Tình Tan vỡ
Xác pháo nhà ai vương đỏ thềm
Sao lòng tôi lạnh tựa đêm sương
Lắng nghe tim khóc tình tan vỡ
Lê gót đau buồn giữa phố đêm!


Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

28 tháng 2 2018

1, Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

+ Giới thiệu xuất xứ câu văn :

“Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy…” (Mùa lạc – Nguyễn Khải)

+ Quan niệm sống trên là một quan niệm tích cực, khuyên con người chúng ta hãy vượt qua những thử thách và những khó khăn để chiến thắng lại số phận.

​2, Giải thích ý kiến:

– Con đường cùng: con đường không còn lối đi, bế tắc, không lối thoát.
– Ranh giới: đường phân chia giới hạn giữa hai khu vực.

=> Ý nghĩa của cả câu nói: Trong cuộc sống, có khi con người chúng ta gặp phải những khó khăn tưởng như không thể vượt qua được. Nhưng đó không phải là cùng đường (đường cùng), đó chỉ là một ranh giới, một thử thách ý chí mà nếu con người có niềm tin, có quyết tâm thì sẽ vượt qua.

3, Bàn luận về ý kiến:

-Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà chứa đựng nhiều chông gai, thử thách.

– Câu nói trên đã thể hiện một cái nhìn lạc quan về cuộc đời, một lối sống tích cực, có trách nhiệm.
– Câu nói trên có ý nghĩa như một lời khuyên, lời động viên: con người đừng bao giờ chán nản, buông xuôi mà phải luôn có nghị lực, có niềm tin trước những tình huống thử thách trong cuộc đời.

-Sức mạnh giúp con người biết sống và sống hữu ích có từ nhiều phía (khách quan – từ hoàn cảnh cuộc sống tạo điều kiện hỗ trợ, chủ quan – sự cố gắng, nỗ lực của bản thân), nhưng phần quan trọng vẫn bắt nguồn tự bản thân mỗi người. Mỗi người phải biết nâng mình lên để xứng đáng với sự sống kì diệu, để cuộc đời mãi hữu ích và không hoài phí.

-Phê phán những những con người sống buông xuôi, không có niềm tin, nghị lực vào cuộc sống

4, Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân

– Để vượt qua ranh giới, chúng ta cần rèn luyện những gì? Bước qua những ranh giới không phải là điều dễ dàng, con người cần kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống, và trên hết, cần có ý chí và niềm tin vào bản thân- đó là nguồn sức mạnh kì diệu làm nên thành công trong cuộc sống .

– Khi gặp khó khăn, thất bại, chúng ta không nên bi quan, chán nản, bởi đó chính là những ranh giới giúp ta bước lên một bậc cao hơn.

-Là học sinh : cần nỗ lực học tập, rèn luyện , sống tự tin, lạc quan , nỗ lực trong mọi hoàn cảnh, dũng cảm vượt qua những ranh giới khắc nghiệt để khẳng định mình

28 tháng 2 2018

Triết lý nhà phật có nhắc đến cái gọi là thuyết luân hồi: Một con người, sự vật chết đi sẽ hoá thân, chuyển kiếp sang một kiếp sống mới, dưới một hình hài mới. Bản thân tôi không hoàn toàn tin vào nó, tôi cảm nhận được nó dưới một khía cạnh khác. Đọc "Mùa lạc" của Nguyễn Khải tôi nhận ra được một điều đó: "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chi có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”

Sự sống ở đây, theo tôi là những giá trị hiện sinh, đó là sự sống của con người, cỏ cây, chim muông. Đó cũng có thể hiểu là sự sống trong tâm hồn, trong nhận thức. Sự sống và cái chết; hạnh phúc và hy sinh gian khổ là những khái niệm trái ngược nhau, thế nhưng "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết , hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ".

Tại sao lại như thế? Theo tôi, trước hết là bởi không có gì trường tồn mãi với thời gian, không có cuộc sống, số phận nào là luôn luôn hạnh phúc. Cái chết phải luôn song hành cùng sự sống, có hy sinh gian khổ mới có hạnh phúc. Cuộc sống vốn rất phức điệu và đa chiểu. Nó có muôn màu, muôn vẻ thiên hình ***** vạn trạng. Ông cha ta đã từng khẳng định: "Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai". Đó chính là một dẫn chứng cho ý kiến trên. Không ai cấm trên xác cây khô kia nảy sinh những mầm xanh, qua mùa đông tàn tạ úa vàng mới đến ngày xuân trăm hoa đua nó. Đó chính là vì "sự sống nảy sinh từ trong cái chết".

Ở đây là một câu nói có tính chất khẳng định. Từ trong cái chết - cái tàn ta úa vàng sẽ nảy sinh ra sự sống - giá trị hiện sinh. Sự sống ấy dĩ nhiên không thể chung sống, phát triển trong môi trường ấy nhưng đó là nơi nó "nảy sinh”. Bản thân sự vật luôn biến đổi không ngừng nghi, ẩn đằng sau - tận bên trong sự khô héo không ai ngăn trở được những biến đổi vận động không ngừng để nảy sinh ra sự sống. Ai biết được, những hạt lúa đã được phơi khô kia cấy xuống nước lại có thể mọc ra cây lúa xanh tươi. Tôi lại chợt nhớ đến bài kể của bậc thiền sư thời Lý căn dặn học trò trước lúc ra đi:

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đinh tiền tạc dạ nhất chi mai

(Mãn Giác thiến sư)

Dịch thơ

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Sau lưng già đến rồi

Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai

Vâng, xuân đến và đi là quy luật của tạo hoá. Đó là vòng quay của thời gian, nhưng, trong cái giá rét của đêm đông ấy, trên cái cành khô mà tưởng như đã "lạc tận" - rụng hết ấy vẫn bừng lên vẻ đẹp của "nhất chi mai". Cái hình cành mai dẫu đơn độc nhưng thật cứng cỏi ấy như tạc vào đêm tối chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự sống ở giữa cái nơi mà vạn vật tưởng đã úa tàn. Sự sống và cái chết, đau khổ và hạnh phúc, đó chính là một vòng tròn của số phận, của tạo hoá; đó chính là nguyên cớ cho sự nảy sinh - hiện hình.

Với "Mùa lạc", Nguyễn Khải cũng đã chứng minh được điều đó. Có ai ngờ ở trên mảnh đất đầy bom đạn của Điện Biên, nơi từng bị bom thù giày xéo từng tấc đất, tưởng như không một sự sống lại mọc lên một nông trường Điện Biên cây cối tốt tươi, có cả cuộc sống con người với đủ mọi cung bậc cảm xúc. Đối với con người cũng vậy, hạnh phúc hiện hình từ trong hy sinh, gian khổ. Bác Hồ cũng đã từng nói: "Nếu không có cảnh đông tàn/Thì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân". Con người từ khi sinh ra, không ai có được quyền hưởng hạnh phúc suốt đời mà không phải chịu sự khổ đau, hi sinh nào. Cũng như, không có ai là suốt đời đau khổ mà không tìm được hạnh phúc. Trong vất vả, đớn đau, hạnh phúc vẫn có thể hiện hình. Một ngưòi đã "quá lứa lỡ thì" như Đào, đã từng mất chồng mất con, từng lang bạt tứ xứ tối đến đặt lưng ở đâu là nhà - một con người từng chịu bao nhiêu đau khổ, mặc cảm – cuối cùng cũng tìm được một bến đỗ bình yên nơi nông trường, tìm được một hạnh phúc dẫu muộn màng bên người đội trưởng.

Vâng, phải chăng đó chính là sự hiện hình của hạnh phúc. Hay với “ vợ nhặt" của Kim Lân chẳng hạn. Trong cái nạn đói khủng khiếp từng giết chết hai triệu đồng bào ta, giữa cái không khí dày đặc nỗi ám ảnh về cái chết Kim Lân đã dựng rất thành công, người đọc vẫn cảm động biết bao khi bao hạnh phúc - dẫu mới chớm nở và đang ngập chìm trong nỗi lo toan của Tràng của "Thị" và của bà cụ Tứ. Vâng, trong đau khổ, đói nghèo, kề cận với chết cái hạnh phúc vẫn hiện hình và trở thành nguồn động viên vời họ. Không trải qua hy sinh, gian khổ làm sao đòi hỏi được có hạnh phúc. Hạnh phúc - sự sống như được gieo mầm từ trong cái chết - trong gian khổ hy sinh. Đó chính là lí do để thôi thúc tôi không nguôi hy vọng, không thôi chiến đấu vì niềm tin. Đó là bởi “ ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy"...

Vai trò của con người đã được khẳng định: con người phải chiến đấu, luôn chiến đấu để vượt qua ranh giới - ranh giới của sự sống và cái chết hạnh phúc và hy sinh, đau khổ. Vâng, ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới. Sự sống, hạnh phúc chưa và sẽ không bao giờ đi đến tận diệt cả, có chăng đó chỉ là những thử thách, ranh giới đòi hỏi con người vượt qua, phải chiến thắng nó. Đó mới là vai trò, sứ mệnh của con người "điều cốt yếu" là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.

Giữa sự sống - cái chết, hạnh phúc – khổ đau luôn có những ranh giới chỉ có chúng ta, những con người mới có đủ khả năng vượt qua nó. Mị "vợ chồng A Phủ" là một minh chứng về sức mạnh vượt qua những ranh giới của con người. Từ một cô gái xinh đẹp, thổi sáo hay nức tiếng khắp nơi, về "cúng trình ma" nhà A Sử, sau khi muốn tự từ mà không được vì thương bố, Mị phải chấp nhận làm dâu - làm con trâu, con ngựa cho nhà thống lí Pá Tra. Bị hành hạ, đối xử tàn tệ, tưởng như Mị đã mất hết sức sống, mất hết ý chí mà trở thành cái xác vô hồn. Nhưng không, trong con người Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt không gì dập tắt nổi. Đó là ngày xuân muộn ở Hồng Ngài, Mị đòi đi chơi xuân (dù sau đó bị A Sử bắt trói vào cột nhà). Đó là ngày tết Mị lén lấy rượu uống từng ngụm lớn. Và tiêu biểu nhất, đỉnh cao của tác phẩm là khi cô cắt dây trói cho A Phủ và xin đi theo. Đó chính là hành động giải thoát cho người khác và cho chính bản thân mình. Tưởng chừng như sau biết bao hy sinh đau khổ, sự sống, khát khao hạnh phúc trong cô đã bị dập tắt. Nhưng không, nó vẫn cháy âm ỉ thành một sức mạnh giúp cô vượt qua ranh giới ấy mà tìm tới hạnh phúc, tìm lại sự sống (và quả thật, tới Phiền Sa và được ánh sáng của cách mạng Mị và A Phủ đã có cuộc sống đúng nghĩa), con người như Mị, tưởng như bị đẩy tới "bước đường cùng" nhưng vẫn có sức mạnh để vượt qua. Đó chính là minh chứng: trên đời này không có đường cùng mà đó chỉ là ranh giới mà chúng ta phải vượt qua mà thôi, tại sao, con người lại không đủ dũng khí để tiến bước! Hay như nhân vật Đào "Mùa lạc", cành ngộ ấy, cuộc đời ấy như bị đẩy tới tột cùng của đau khổ. Có lúc, Đào mặc cảm không dám đón nhận và chiến đấu vì hạnh phúc, mà sau đó cô cũng nhận thức được, cũng khao khát được hạnh phúc, đón nó. Và cuối cùng, hạnh phúc đã đến với cô, một gia đình hạnh phúc với người yêu cô trên cái nông trường Điện Biên thân yêu. Đó chính là ranh giới và vượt qua ranh giới. Trên đời này không có con đường cùng mà chi có những giới. Vâng, và vì thế đứng trước những ranh giới đó con người phải biết đấu tranh, phải có sức mạnh để vượt qua. Đó chính là điều cốt yếu! Là con người hạnh phúc và sự sống không thể chờ đợi ai mang đến cho mình mà phải chiến đấu mà giành lấy và gìn giữ nó. Đúng trước những ranh giới ấy, bản lĩnh người mới được bộc lộ và phát huy. Không bao giờ được nguôi tắt hi vọng – phải chăng phần nào Nguyễn Khải muốn nhắn gửi với chúng ta điều đó.

Trong cái chết, trong gian khổ hy sinh vẫn có thể nảy sinh, hiện hình hạnh phúc và sự sống. Xung quanh chúng ta cũng có biết bao tấm gương như vậy. Những học sinh hoàn cảnh khó khăn, mất bố mẹ, gia đình nghèo khó mà vẫn lên học tốt không phải là những tấm gương cho ta học tập sao? Những người thương binh, hy sinh một phần máu thịt cho Tổ quốc, những người không còn sức khoẻ mà vẫn vươn lên làm kinh tế giỏi, những người đó có làm khơi lại suy nghĩ? Cuộc sống dường như đã đẩy họ đến bước đường cùng, nhưng họ đã chứng minh cho ta thấy, đó chi là những ranh giới và thực tế ý chí, quyết tâm, sức mạnh họ đã vượt qua cái ranh giới khó khăn ấy rằng, từ trong cái chết sự sống vẫn hiện hình. Nó thôi thúc ta hy vọng, chiến đấu để vượt qua tất cả. Hạnh phúc, sự sống nảy sinh hiện hình từ trong đau khổ và cái chết mới khiến ta trân trọng biết bao! Vấn đề nhân sinh mà Nguyễn Khải đặt ra trong "Mùa lạc" là rất đáng để suy ngẫm chiêm nghiệm.



13 tháng 4 2017

Giọng điệu trần thuật: trải đời, tự nhiên, dân dã, trĩu nặng suy tư, triết lí

    + Mang phong vị hài hước có duyên trong lời kể của nhân vật

    + Tính đa thanh thể hiện nhiều trong lời kể, nhiều giọng

    + Giọng trần thuật khiến truyện vừa gần gũi, vừa đậm chất hiện đại

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật “tôi” và các nhân vật khác:

    + Tạo tình huống gặp gỡ nhân vật “tôi” và nhân vật khác.

    + Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, pha chút hài hước, tự trào