K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2019

tả rễ cây đa

Đầu làng nhà ngoại, một cây đa không biết đã bao nhiêu tuổi, to ơi là to.Từ xa, cây đa giống như chiếc nấm khổng lồ ướt sũng nước. Rễ ôi là rễ! Rễ từ các cành cây xòa xuống như mái tóc đã lâu rất lâu rồi không cắt. Xung quanh cây cũng có rễ, rễ thẳng đứng hệt những cây đa con có màu nâu nhạt. Bọn nhóc chúng em thường tụ tập dưới gốc đa nô đùa, rượt đuổi, nằm lăn lộn, chơi cầu trượt hoặc đánh đu với những chiếc rễ to loằng ngoằng trên mặt đất và buông thõng từng cành. Những chiếc rễ có hình thù của những con rắn khổng lồ.Cây đa là hình tượng của quê hương, là cột mốc cho những ai lâu ngày, lâu năm xa quê biết lôi mà về.

20 tháng 3 2019

Hoa cúc đẹp nhất là vào lúc nở hết. Hoa cúc có màu vàng tươi. Cánh hoa xòe tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhị. Hoa nọ sát hoa kia tạo thành một mảng vàng rực nổi bật trên nền lá xanh. Dưới ánh nắng nhạt của mùa thu, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt.

Bài viết tham khảo

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.

Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.

Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt… đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về “chát”, về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu… Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.

Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế.

Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.

Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao ? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết.

Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc – những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt.

Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu “hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

6 tháng 7 2019

Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của con người. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao. Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cùng với quá trình hòa nhập với thế giới, trang phục ở nước ta có những “biến dạng” theo hướng tiêu cực đáng báo động. Đặc biệt xu hướng này phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ.

Trang phục hay y phục là những đồ để mặc như quần, áo, váy,… để đội như mũ, nón, khăn,… và để đi như giầy, dép, ủng. Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồ trang sức,… Chức năng cơ bản nhất của trang phục là bảo vệ thân thể. Tiếp đó, trang phục cũng có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.

Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là giới trẻ. Bên cạnh những kiểu trang phục truyền thống chuẩn mực, ngày nay, cách ăn mặc của các bạn trẻ ngày càng có nhiều xu hướng đi ngược truyền thống gây nên nhiều phản cảm trong xã hội. Điều này đặt ra nhiều vấn đề để chúng ta cần suy ngẫm.

Xưa nay, ăn và mặc luôn là hai nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nếu như ăn là để duy trì sự sống thì mặc là để bảo vệ cơ thể, làm đẹp bản thân. Khi cuộc sống cải thiện thì nhu cầu ăn mặc càng được nâng cao. Trang phục mặc trên người không chỉ làm đẹp cho bản thân, tôn trọng bản thân mà còn tạo thiện cảm với mọi người. Văn hóa ăn mặc thể hiện năng lực thẩm mĩ và bản lĩnh của con người qua mỗi thời đại. Mặc đẹp, sang trọng, đứng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và môi trường là điều cần thiết. Nhưng mặc thế nào để không trở nên lạc lõng với mọi người xung quanh mà vẫn làm đẹp cho cộng đồng, xã hội và dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại là điều quan trọng.

Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay vừa gìn giữ được văn hóa ăn mặc truyền thống vừa tiếp nhận xu hướng phát triển của thế giới. Đối với thế hệ trẻ, những đối tượng nhạy bén với thời trang, họ nhanh chóng thích ứng với nhiều xu hướng, trường phái, phong cách khác nhau. Một số bạn trẻ đã tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp biến ấy giúp các bạn trẻ có phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang lý tưởng. Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ. Có thể thấy, thông qua các bạn trẻ, những kiểu trang phục và phong cách thời trang tiến bộ của thế giới đã được phổ biến khá rộng rãi tại nước ta trong thời gian qua.

Bên cạnh đó các kiểu thời trang truyền thống vẫn còn yêu thích và sử dụng rộng rãi. Ta có thể thấy các kiểu áo dài truyền thống, sơ mi, áo bà ba,…vừa mang tính cổ điển vừa mang một chút cách tân cho phù hợp với sở thích và thời đại mới vẫn còn khá phổ biến.

Tuy nhiên, ngày nay, có một số bạn trẻ bắt chước cách ăn mặc của các thần tượng hoặc đua đòi theo xu hướng thời trang “kì lạ” để gây sự chú ý. Nhưng điều mà người ta chú ý không phải là phong cách đẹp đẽ, phù hợp mà là lập dị, bụi bặm hoặc hở hang.

Quá ngắn, quá mỏng, quá hở hoặc kì quặc là những từ người ta thường dùng để chỉ phong cách ăn mặc này. Tại các thành phố lớn, ta vẫn thường gặp những bạn trẻ có cách ăn mặc táo bạo này. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, quần jean xé gấu, áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ tối nghĩa hoặc tục tĩu,… Một trong những suy nghĩ lệch lạc của một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là các bạn nữ là lối ăn mặc hở hang, “mặc như không mặc”. Ra đường, không khó để bắt gặp những chiếc quần ngắn cũn cỡn làm người ta đỏ mặt. Hay những chiếc áo xuyên thấu có thể nhìn thấy toàn bộ nội y bên trong. Khoe vẻ đẹp hình thể vốn là một nhu cầu của con người nhưng khoe mẽ một cách quá lố lại đi ngược với đạo đức và chuẩn mực xã hội.

Thật không lạ với những chiếc áo, chiếc váy khoét sâu, mỏng manh chỉ cần một cơn gió là có thể “phản chủ”. Họ quan niệm rằng, “đẹp là khoe” nên chọn cho mình những bộ áo quần ít vải, hở quá đà, nhưng người ta chỉ thấy “nóng mắt”, phản cảm từ những bộ cánh “ấn tượng” ấy. Từ những trang phục, người ta có thể đánh giá nhân cách của cả một con người. Đại đa số đều cho rằng, đó là những con người vô ý thức, bởi nếu có ý thức thì họ đã không chọn những chiếc áo quá mỏng, những chiếc quần quá ngắn lộ cả phần nhạy cảm của cơ thể.

Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi công sở, chốn công cộng, hoặc những nơi tôn nghiêm, thành kính khác. … gây sự phản cảm cho mọi người. Ta vẫn thường thấy những kiểu tóc lạ lẫm nhiều màu hay những hình xăm quái dị được các bạn trẻ ưu dùng xuất hiện trên các đường phố. Ta cũng thường thấy những kiểu kết hợp trong ăn mặc rắc rối, xa lạ, thiếu sự thân thiện, thiếu thẩm mĩ mà các bạn trẻ cho là bình thường. Một chiếc váy ngắn, một chiếc áo khoét cổ rộng lại xuất hiện trên sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.

Vẻ đẹp trong cách ăn mặc truyền thống vốn tồn tại trong đời sống thường ngày dần mất đi bản sắc. Điều này khiến chúng ta lo lắng trước những đổi thay về văn hóa trong quá trình hội nhập. Từ trước đến nay, chưa bao giờ cách ăn mặc của người Việt Nam, nhất là một bộ phận giới trẻ ngày nay lại gây đau đầu cho những cơ quan văn hóa đến vậy. Vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong cách ăn mặc cần được chú trọng.

Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những lối ăn mặc “dị hợm” này. Trước hết là do sự phát triển của nền kinh tế mở ra cơ hội giao lưu của các nền văn hóa cho phép các bạn trẻ tiếp cận và tiếp nhận các kiểu trang phục của các dân tộc trên khắp thế giới. Sự bắt chước khập khiễng được xem là một cơ hội để thể nghiệm và khẳng định bản thân. Thời đại internet mở rộng đẩy mạnh tốc độ trao đổi thông tin không giới hạn khiến cho nhu cầu học hỏi cũng tăng theo.

Nguyên nhân chính là do sự suy đồi đạo đức, lối sống đua đòi của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Họ thích làm nổi bậc mình, thích sống khác thường theo kiểu thời thượng kì quặc, lố lăng mà không quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống hay cảm nhận của người khác. Từ đó, làm nảy sinh những lối ăn mặc phản cảm, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Trào lưu “mốt” từ đó cũng ra đời và phát triển dần, đặc biệt người cập nhật xu hướng luôn là các bạn trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những bộ cánh đẹp mắt thì vẫn có những trang phục gây khó chịu với người đi đường. Lối ăn mặc “độc”, “lạ” và “dị” không giống ai của giới trẻ là một trong những vấn đề đáng quan ngại.

Tuổi trẻ luôn tò mò, hào hứng với những cái mới mẻ, cái khác lạ. Điều đó dẫn đến tình trạng lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi ứng xử của con người. Những chiếc áo, chiếc quần màu mè, sặc sỡ đi kèm với những phụ kiện kì dị càng gây nên sự mất thiện cảm với người khác. Các bạn trẻ cho rằng đấy là “độc lạ”, là “cá tính”. Thực chất, những bộ trang phục “không giống ai” mà họ mặc trên người chỉ gây sự chú ý khi ra đường theo hướng tiêu cực.

Không chỉ thế, ngày nay, một bộ phận nghệ sĩ, ca sĩ trẻ – những người luôn xuất hiện và gây ảnh hưởng đối với công chúng – lại cổ súy cho phong trào ăn mặc hở hang, phản cảm ấy. Họ thường xuất hiện trước công cúng với những kiểu trang phục gây “sock”, mới và lạ nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Những kiểu ăn mặc phản văn hóa ấy vô tình được ca ngợi, đề cao, trở thành “mốt” được các bạn trẻ hâm mộ, bắt chước và sao chép một cách khập khiễng.

Gia đình chưa có cách giáo dục đúng đắn con em của mình. Xã hội còn thờ ơ, thiếu quan tâm hay điều chỉnh xu hướng sở thích của giới trẻ. Sự khác biệt luôn được đề cao nhưng khác biệt mà vi phạm các giá trị thẩm mĩ truyền thống và đạo đức con người thì cần phải loại bỏ, cần phải đã kích và loại trừ ra khỏi cuộc sống.

Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội. Qua phong cách ăn mặc của giới trẻ ta hiểu đất nước đó phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Nâng cao năng lực thẩm mĩ, xu hướng thời trang tiến bộ là việc cần làm của giới trẻ hiện nay.

Nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa việc giáo dục, điều chỉnh phong cách ăn mặc cho giới trẻ. Xác định những kiểu trang phục truyền thống còn phù hợp và phát huy nó trong thời đại mới, đồng thời định hướng cho giới trẻ tiếp nhận những kiểu trang phục phù hợp của các dân tộc trên thế giới để giới trẻ có lụa chọn đúng đắn. Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực, đề cao đạo đức, tạo bản lĩnh hội nhập cho giới trẻ trong thời đại hiện nay.

Nghiêm cấm các kiểu trang phục phản cảm trong các cuộc trình diễn nghệ thuật. Nghiêm cấm việc dùng trang phục hở hang nhằm lôi kéo đám đông của các ca sĩ, nghệ sĩ.

Việc lựa chọn ăn mặc như thế nào là quyền của mỗi cá nhân, song qua trang phục làm con người đẹp hơn là một điều cần phải quan tâm hơn nữa. Trang phục phù hợp, đứng đắn sẽ giúp các bạn trẻ dễ thành công hơn trong cuộc sống.

7 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy tuy bình dị nhưng đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của sách đối với sự thành công trên con đường học vấn của một nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng như với tất cả mọi người. Quả thật, câu nói của M. Gorki đã giúp mỗi người có dịp nhìn nhận lại những giá trị lớn lao mà sách mang lại cho đời sống con người.

21 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Trong cuộc sống, hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn đạt được. Nhưng mỗi người lại định nghĩa, cảm nhận hạnh phúc khác nhau. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có một suy nghĩ của riêng mình về hạnh phúc. Cũng giống như câu chuyện về ly nước. Nếu nói là đầy nửa ly thì cũng đúng mà nói cạn nửa ly thì cũng đúng. Tất cả đều tùy thuộc vào cách nhìn và sự lựa chọn của chúng ta. Cuộc sống không phải lúc nào cũng ngọt ngào và dễ chịu. Điều đầu tiên để cảm thấy hạnh phúc chính là học cách chấp nhận. Nếu chúng ta chấp nhận rằng, cuộc sống này không hoàn hảo, bạn sẽ tìm cách khắc phục và vươn lên. Hạnh phúc luôn đi cùng với sự hài lòng, nhất là khi bạn cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống, gia đình, bạn bè và cả chính con người của bạn. Cuộc sống là một hành trình. Thành công sẽ đem đến cho bạn sự ngọt ngào và ngược lại, thất bại sẽ khiến bạn cay đắng. Bạn phải chấp nhận rằng, nếu đã có thành công thì tất sẽ có thất bại. Vậy làm thế nào để có thể hạnh phúc, cảm nhận những điều ngọt ngào giữa vô vàn khó khăn và cay đắng? Câu trả lời chính là sự cố gắng, chấp nhận và hài lòng về chính bản thân mình, rằng bạn đã thật sự cố gắng.

Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.(Nam Cao - Chí Phèo)a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.

(Nam Cao - Chí Phèo)

a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?

b) Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghiaz của câu và sự liên kết ý trong đoạn văn?

c) So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp dau:

Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì chặt làm sao được cành cây to này?

Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận câu có mục đích gì? (xét trong quan hệ về ý nghĩa với các câu đi trước, đi sau)

1
12 tháng 6 2018

a, Nếu thay đổi thành phần in đậm thành “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” về mặt ngữ pháp không sai

+ Nhưng khi đặt vào đoạn văn không phù hợp với mục đích của hành động: đe dọa, uy hiếp Bá Kiến của nhân vật Chí Phèo

b, Khi đổi vị trí từ nhỏ của cụm từ rất sắc thì ý mà tác giả muốn biểu đạt không được nhấn mạnh mà bị cắt giảm, dụng ý tác giả không được thực hiện

c, Cách sắp xếp lại vấn đề không hợp lý với những tình huống khác, ngữ cảnh khác thì sắp xếp lại phù hợp hơn

*Lưu ý :Các em trả lời các câu hỏi bằng việc viết đoạn văn, không viết thành bài văn. Câu 1: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao thể hiện ở phương diện nào? Qua hình tượng nghệ thuật này, có thể thấy quan niệm về cái tài, cái đẹp của nhà văn Nguyên Tuân như thế nào? Câu 2: Vì sao Nguyễn Tuân coi cảnh cho chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ? Câu 3: Cách mở đầu truyện Chí Phèo của nhà...
Đọc tiếp

*Lưu ý :Các em trả lời các câu hỏi bằng việc viết đoạn văn, không viết thành bài văn.

Câu 1: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao thể hiện ở phương diện nào? Qua hình tượng nghệ thuật này, có thể thấy quan niệm về cái tài, cái đẹp của nhà văn Nguyên Tuân như thế nào?

Câu 2: Vì sao Nguyễn Tuân coi cảnh cho chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ?

Câu 3: Cách mở đầu truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao có gì độc đáo?

Câu 4: Có ý kiến cho rằng sự tha hóa ở Chí Phèo là hiện tượng phổ biến mang tính quy luật trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước cách mạng. Em hiểu như thế nào về ý kiến này?

Câu 5: Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó? Tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối diễn ra như thế nào? Vì sao Chí Phèo có hành động dữ dội bất ngờ đó?

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là một nhà thơ, cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược. Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khu triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. Câu 1: Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) Câu 3: Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3

2
4 tháng 12 2021

giJovhilhvgiyppuiviuipguugu

4 tháng 12 2021

kbufqsj kDn,  sd! J qsfoi j ckjb

erVhchvulwdyilgcqre

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai tươi sáng và đáng sống. Vậy thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào? Đây là câu hỏi cần suy ngẫm một cách nghiêm túc. Lí tưởng sống của thanh niên hiện đại không chỉ bao gồm thành công cá nhân, mà còn là tình yêu thương và sự cân bằng trong cuộc sống. Đầu tiên, thanh niên ngày nay cần có tầm nhìn và mục tiêu phát triển rõ ràng. Điều này đòi hỏi các bạn trẻ phải không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân, tư duy sáng tạo, khám phá thế giới. Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay cũng cần quan tâm sự đồng cảm và yêu thương với mọi người xung quanh. Có thể rèn luyện bằng việc học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác, đồng thời, đặt mục tiêu giúp đỡ, chia sẻ với những người gặp khó khăn hơn. Không dừng có vậy, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay cần có sự cân bằng trong cuộc sống. Giới trẻ không nên quá tập trung vào công việc và thành công vật chất, mà còn phải chăm sóc bản thân, biết quan tâm đến sức khỏe tinh thần như tận hưởng cuộc sống, dành thời gian cho gia đình, bạn bè,... Tóm lại, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là kết hợp mục tiêu cá nhân, tình yêu thương với cộng đồng và sự cân bằng trong cuộc sống để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.