K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2019

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

4 tháng 8 2023

Tham Khảo :

Ý kiến của em về câu nói "Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ" trong bức thư gửi hiệu trưởng của Tổng thống Abraha Linhcon là rất đáng suy ngẫm và đồng ý.

Sự đố kỵ là một tình trạng xấu, gây ra sự ganh tỵ và căm ghét giữa con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn có thể lan rộng và gây nên xung đột trong cộng đồng. Đố kỵ là một trở ngại lớn trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng.

Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là rất quan trọng và cần thiết. Bằng cách giáo dục trẻ em từ nhỏ về lòng biết ơn, sự chia sẻ và tôn trọng người khác, chúng ta có thể giúp trẻ em hiểu rõ về ý nghĩa của tình yêu thương và sự đoàn kết. Đồng thời, chúng ta cũng cần truyền đạt cho trẻ em những giá trị nhân văn, như sự công bằng, lòng khoan dung và sự đồng cảm, để họ có thể hiểu và chấp nhận sự khác biệt của người khác.

Bên cạnh đó, việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc không đố kỵ cũng rất quan trọng. Giáo viên và nhà trường cần tạo ra một không gian an toàn và thoải mái, nơi mọi người được tôn trọng và đánh giá dựa trên năng lực và đóng góp của mình. Điều này sẽ khuyến khích sự hợp tác và phát triển cá nhân của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Trong cuộc sống, sự đố kỵ có thể tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi điều đó bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành động của chính mình. Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một bước quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người sống hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau.

Vì vậy, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tổng thống Abraha Linhcon và tin rằng việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một nhiệm vụ quan trọng của chúng ta

 

28 tháng 2 2021
  

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Ganh tị (ghen tị, đố kị)  một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.theo em nghĩ tổng thống Abraham Lincoln gửi lời nhăn đó để có ý muốn con của mình không đố kỵ với người khác , gần gũi với mọi người hơn. Ông ấy muốn con của mình không đố kỵ với bất kì một ai trong xã hội .em cx ko chác là đúng   
2 tháng 9 2017

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, trích dẫn câu nói của tổng thống Mĩ A. Lin – côn viết gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

   - Câu nói bàn về đức tính trung thực trong thi cử nói riêng và trong cuộc sống của mỗi người nói chung.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích nội dung câu nói (2đ):

      + A. Lin – côn nhắn nhủ: “biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” tức đề cao sự cần thiết và vai trò của đức tính trung thực trong thi cử. Chấp nhận thi rớt, trung thực trong thi cử còn vinh dự hơn sự gian lận mà đạt kết quả cao.

      + Thực chất câu nói nhằm khẳng định đức tính trung thực của con người.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

      + Lời nhắn nhủ của vị tổng thống với thầy giáo để thầy dạy dỗ con mình đồng thời cũng là lời khuyên nhủ tới mọi người. Phải trung thực: cả trong thi cử lẫn ngoài cuộc sống.

      + Trung thực là: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng và sống đúng với sự thật, biết nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người sống trung thực luôn sống tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra.

      + Biểu hiện của trung thực: dám nhận khuyết điểm của bản thân, sống đúng theo lẽ phải, không bao che cho những hành động sai trái, đi ngược lại truyền thống đạo lí của dân tộc. Người sống trung thực luôn được mọi người yêu mến, tin tưởng.

      + Trong thi cử: Trung thực là làm bài bằng tất cả khả năng mình có, không dựa vào ai hay bất cứ điều gì khác hỗ trợ ngoài thực lực bản thân.

Ngược lại với trung thực là gian lận khi thi. Gian lận là: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, nhờ người thi hộ...Dù thi đạt kết quả cao nhưng không phải bằng thực lực bản thân.

→ Chấp nhận thi rớt là biểu hiện của đức tính trung thực.Việc thi rớt nhưng trung thực với kết quả, việc làm của chính mình còn vinh dự hơn đi đỗ bằng sự gian lận, dối trá.

      + Trong cuộc sống: Người trung thực luôn thành thực với mình và với người khác. Đây là phẩm chất nền tảng hình thành nên nhân cách của con người, là cơ sở để con người đặt niềm tin vào nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Trung thực đem lại cho con người sự thoải mái, tránh âu lo.

Ngược lại với trung thực là gian dối. Người gian dối, thiếu trung thực hay làm viêc khuất tất, sống dè chừng, nghi kị, toan tính, sợ bị phát hiện.

      + Lấy ví dụ về sống trung thực trong đời sống và thi cử để thấy lợi ích của nó.

   - Bàn luận (2đ):

      + Câu nói hoàn toàn đúng đắn, khẳng định tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống mỗi con người.

      + Với tư cách là một phẩm chất đạo đức, người sống trung thực là người có đạo đức và ngược lại. Xã hội sẽ ra sao nếu con người sống mưu toan, vi kỉ, không tin tưởng mà hoài nghi lẫn nhau?

      + Liên hệ bản thân và bài học nhận thức: phải sống ngay thẳng, trung thực, không thẹn với lòng mình; tu dưỡng đức tính trung thực, đấu tranh chống những biểu hiện gian lận tiêu cực trong thi cử cũng như cuôc sống...

20 tháng 1 2021

Tham khảo

Có trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.

19 tháng 11 2017
Bước vào kì thi Tuyển sinh Đại học năm nay (2017), tôi vô cùng xúc động được đọc lại một câu trích trong bức thư của Tổng thống Mỹ A. Lin-côn gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình: "Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt cồn vinh dự hơn gian lận khi thi". Là một học sinh, một thí sinh ở vùng sâu vùng xa, tôi xin nói lên những suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. Thi cử là để xét tuyển, kén chọn nhữna học sinh khá, học sinh giỏi nhằm đào tạo nên nhũng trí thức vừa có đức vừa có tài cho đất nước. Thi tuyển thì có người đỗ, có người hỏng. Thi đỗ là hãnh diện, là sung sướng, là vẻ vang. Thi rớt, thi hỏng là một bi kịch: "Đệ nhất buồn, là cái hóng thi!” (Tú Xương). Vậy, thái độ của sĩ tử phải như thế nào trong quá trình thi. hoặc không may mà thi rớt? "Biết chấp nhận thi rớt còn rinh dự hơn gian lận khi thi" là một lời khuyên sâu sắc. Thi rớt vì ta chưa giỏi, chưa thông minh. Thi rớt vì học lực của ta chưa đạt “ngưỡng" điểm số và chỉ tiêu. Thi rớt, tuy "không ăn ớt thế mà cay!” (Tú Xương) nhưng ta phải bình tĩnh, phái "chấp nhận", phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật cay đắng, phải nghiêm túc xem lại quá trình học hành của bản thân. Ngã đau rồi phái đứng dậy với ý thức và tinh thần ''Thua keo này ta bày keo khác” (Tục ngữ). Tại sao thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi? Gian lận khi thi là dùng đủ mọi hành vi dối trá, lừa lọc như mang tài liệu vào phòng thi, dùng điện thoại di động để "cầu viện” giải bài, hoặc quay cóp, v.v... Thí sinh phải nêu cao tinh thần tự trọng của "ke sĩ, quyết không làm bất cứ điều gì "lẻm nhèm” trong quá trình thi cử. Phải biết xấu hổ trước mọi hành vi gian lận. Dù có thi rớt nhưng vẫn phải bảo toàn thanh danh, không để ai chê cười, coi khinh. Nếu gian lận khi thi mà đổ, thử hỏi lương tâm mình như thế nào? Có cảm thấy tự sỉ nhục không? Nếu gian lận khi thi mà bị lập biên bản, bị đình chỉ thi, bị đuổi ra khỏi phòng thi, thì ê ché nhục nhã. Sẽ làm nhục cha mẹ, nhục thầy cô giáo, nhục ngôi trường mình. Qua đó, ta càng thấy rõ không thể, không nên, đừng có làm bậy "gian lận khi thi” vì ô nhục, nên tự biết, dũng cảm "chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi". Trung thực là một đức tính tốt đẹp. Học sinh phải “khiêm tốn. thật thà, dũng cảm” trong thời đi học cũng như lúc thi cử. Ai cũng phải sống trung thực. Sống trung thực để làm người tử tế, đế được đồng loại tôn trọng, quý mến. Những kẻ dối trá, gian manh sẽ bị đồng loại coi khinh! Câu văn trong bức thư của Tổng thống A.Lin-côn tuy cách xa chúng ta gần 150 năm, nhưng đối với riêng tôi là một bài học vô cùng sâu sắc về lòng trung thực. Nó động viên tôi nêu cao lòng tự hào, tự tin, tự trọng và hi vọng trong những ngày thi cử căng thẳng. Mai đây, nếu thi rớt, tôi ôn tập lại với tinh thần 'Thất bại là mẹ thành công”. Tôi sẽ thưa với mẹ cha: "Con nguyện cố gắng hơn nữa ...”
19 tháng 11 2017

1. Mở bài: Một trong những nét đẹp trong phẩm chất của con người từ xưa đến nay vẫn luôn được đề cao, đó là đức tính trung thực. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, trong khi thi cũng như trong cuộc sống, sự trung thực, không gian dối luôn là một trong những yếu tố tiên quyết để làm nên phẩm chất của một con người, cũng như để đánh giá chính xác con người đó. Trong văn học dân gian từ ngàn xưa, không mấy ai còn xa lạ với những câu ngạn ngữ đề cao sự trung thực như: “Cây ngay không sợ chết đứng”, “khôn ngoan chẳng lọ thật thà” …Vậy nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một người bố, Tổng thống A. Lin-côn, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi…”

2. Thân bài: Xem ra câu nói trên đây của vị Tổng thống thật quá rõ ràng. Tuy nhiên để hiểu một cách chính xác và không sai lệch về vấn đề này, không phải lúc nào cũng dễ. Sự trung thực trong thi cử thật đã quá rõ ràng, nhưng sự trung thực trong cuộc sống liệu có phải lúc nào cũng phải tuân thủ tuyệt đối. Hay nói khác, trong cuộc sống sự trung thực liệu có phải lúc nào cũng tốt? Chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu vấn đề này.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu sự trung thực nghĩa là gì? Hẳn trong chúng ta không ai lại không biết rằng, trung thực là không gian dối, là ngay thẳng, là lời nói đi đôi với việc làm…Xét từ góc độ ngữ nghĩa, trung thực là một từ gốc Hán được cấu thành bởi hai thành tố: trung và thực (trung là ngay thẳng, thực là thật thà). Cũng có thể giải thích “trung” là một dạ một lòng, dù hoàn cảnh nào cũng không thay đổi (kiên trung) và “thực” là lẽ phải, là cái tồn tại thật, chân lí. Nói tóm lại cả hai yếu tố này đều khẳng định đề cao cái đẹp, cái thiên lương của con người trong cuộc sống. Một con người trung thực là một người luôn nói thật với lòng mình, không dối trá, không thay hình đổi dạng dù cuộc sống có khó khăn đến bao nhiêu…

Sự trung thực của con người cũng giống như những thực thể tồn tại của thiên nhiên, như gió mưa và mặt trời, dù êm ả hay dữ dằn, nó vẫn muôn đời diễn ra như thế. Tương tự như vậy, sự gian lận trong thi cử và rộng hơn là trong cuộc sống con người vẫn thường diễn ra ở đó hoặc đây khiến con người không thể không lưu tâm. Cùng một xuất phát điểm như nhau, nhưng có những người kiên trì đi từng bước chậm rãi, khó nhọc vượt qua những chông gai, thử thách để đạt tới thành công, vậy nhưng trong cuộc chạy đua với một kẻ gian dối, họ vẫn là người thua cuộc. Tại sao sự gian lận là điều xấu xa ai ai cũng biết mà nó vẫn có cơ tồn tại trong mọi xã hội và ngay trong cả xã hội ta hiện nay? Có lẽ bởi, trong xã hội của bất cứ thời kì nào, đất nước nào cũng vẫn tồn tại những kẻ lười nhác, ngu dốt…nhưng lại luôn đòi hỏi một cuộc sống hơn người. Câu chuyện Lí Thông cướp công Thạch Sanh trong kho tàng truyện dân gian nước ta phải chăng vẫn luôn là một bài học nóng hổi. Nó là một tấm gương để tất cả mọi người phải biết tự răn mình và phải luôn nêu cao cảnh giác. Bởi lẽ, dù có gian dối, xảo trá bao nhiêu, Lí Thông cuối cùng rồi cũng bị trừng phạt. Người có công Thạch Sanh, cuối cùng vẫn cứ được tri ân. Đó là lí do khiến tôi luôn có niềm tin rằng, dù trong cuộc sống vẫn còn sự gian dối, nhưng “thành công” của việc làm gian dối như thế, sẽ không có cơ sở tồn tại lâu dài. Bởi như danh ngôn có câu “Những gì không phải của mình thì rồi nó cũng sẽ nhanh chóng ra đi”, ánh hào quang có được nhờ vào những việc làm gian dối, sớm muộn rồi cũng sẽ tắt. Bởi ánh hào quang ấy không được đốt lên bằng chính nội lực trái tim của mình…

Trở lại lời “cầu xin” của Tổng thống Mĩ A. Lin-côn với thầy hiệu trưởng cho đứa con trai của mình, bản thân tôi là một học sinh đang đi thi, tôi thấy vô cùng thấm thía. Là người đứng đầu một đất nước, hẳn Lin-côn không khó khăn gì để trải “tấm thảm hoa” cho đứa con trai của mình, không phải chỉ những năm còn học trong trường, mà cả khi đã trưởng thành trong cuộc sống. Thậm chí ngay cả khi ông không trực tiếp yêu cầu điều đó, ở một nơi, sự trung thực không được đặt ở tiêu chí hàng đầu, những kẻ thiếu trung thực dưới quyền ông cũng có thể sẵn sàng làm điều đó. Chẳng phải vì họ quan tâm đến ông, mà đó là quan tâm đến chính họ. Một người biết nhìn xa trông rộng, biết vì cái đại thể mà quên đi lợi ích của riêng mình, tôi nghĩ rằng không ai lại không đồng cảm với vị Tổng thống Lin-côn. Thêm nữa, biết đâu, vị Tổng thống đáng kính ấy còn suy nghĩ sâu xa hơn, sự vấp ngã trong một kì thi nhỏ, sẽ ngáng chân con trai ông trong trong suốt cả cuộc đời. Trong cuộc đời con người còn có biết bao kì thi, mà không chỉ có những kì thi công khai, có ban giám khảo, phải cạnh tranh với nhiều người, mà còn có cả những kì thi của chỉ riêng một người, kì thi với chính bản thân mình, kì thi của lòng trung thực. Theo tôi hiểu, sự trung thực luôn nên là bài học đầu tiên cho tất cả mọi người ngay cả khi chưa bước chân đến trường. Bởi lẽ, suy cho cùng, so với cả một cuộc đời dài, thì con người ta trải qua thi cử với đúng nghĩa của nó chỉ trong một thời gian ngắn. Vì thế, bài học về sự trung thực vẫn cứ phải luôn được “nằm lòng” trong suốt cả cuộc đời. Trung thực trong cuộc sống là trung thực trong công việc, trong quan hệ với tất cả mọi người xung quanh và với cả chính bản thân mình. Tôi cũng nghĩ, đôi khi ta cũng nên hiểu, sự trung thực trong cuộc sống, giữ được nó thật khó lắm thay. Vì thế, không nên vận dụng nó một cách máy móc. Nhà văn Anh O. Henri trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng kể câu chuỵện một hoạ sĩ vì muốn cứu mạng sống một đứa bé tội nghiệp lâm bệnh nặng đã buộc phải vẽ chiếc lá xanh trên tường, để đánh lừa chiếc lá vẫn còn tươi. Người nghệ sĩ kia đã nói dối đứa bé, nhưng lại “trung thực” với lương tâm của mình, thì rõ ràng hành động cao đẹp của ông là đáng được ca ngợi. Cũng như thế, một người bác sĩ hay người thân của một bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh nan y, trung thực với bệnh nhân hay nói dối anh ta, nên lựa chọn giải pháp nào. Tôi nghĩ rằng, chắc ai cũng sẽ tự tìm cho mình câu trả lời đó. Và đó chính là điều khó khăn trong việc vận dụng sự trung thực của mọi xã hội, chứ không phải riêng ở nước Mĩ, hay ở nước ta.

3. Kết luận: Nói tóm lại, trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống là một đức tính cần được đề cao và ý thức rõ trong mỗi người chúng ta trong xã hội hiện nay. Một xã hội muốn tốt đẹp thì bản thân mỗi người phải là một cá thể đẹp. Để xoá bỏ hoàn toàn “bệnh thành tích”, những gian dối trong thi cử, trong công việc hàng ngày, trong cuộc sống, rất cần sự đấu tranh của số đông người, của tập thể cũng như ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Sự thật sẽ luôn là sự thật cho dù nó vẫn luôn là một liều thuốc đắng với tất cả mọi người, kể cả vị Tổng thống Mĩ A. Lin-côn.

Chúc bạn luôn học tập tốt !

10 tháng 3 2022

giúp em với mn

 

27 tháng 5 2021

Tham Khảo !

  Cuộc sống vẫn luôn không hề bằng bẳng mà luôn tồn tại những khó khăn, thử thách. Để thành công con người cần phấn đấu không ngừng. Sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống có một ý nghĩa rất quan trọng. Sự phấn đấu sẽ giúp con ;người chạm gần hơn đến thành công. Khi bạn cố gắng chắc chắn bạn sẽ thu nhận được quả ngọt. Khi bạn nỗ lực không ngừng bạn sẽ có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. Bạn có thế thay đổi được hoàn cảnh số phận của bản thân mình, làm cho cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn. Hơn nữa bạn sẽ trở thành những tấm gương về sự vươn lên, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ. Ngoái ra khi bạn có sự phấn đấu thì bạn sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. Tóm lại, sự phấn đấu không ngừng của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

 
27 tháng 5 2021

Thamkhao

 Cuộc sống vẫn luôn không hề bằng bẳng mà luôn tồn tại những khó khăn, thử thách. Để thành công con người cần phấn đấu không ngừng. Sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống có một ý nghĩa rất quan trọng. Sự phấn đấu sẽ giúp con ;người chạm gần hơn đến thành công. Khi bạn cố gắng chắc chắn bạn sẽ thu nhận được quả ngọt. Khi bạn nỗ lực không ngừng bạn sẽ có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. Bạn có thế thay đổi được hoàn cảnh số phận của bản thân mình, làm cho cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn. Hơn nữa bạn sẽ trở thành những tấm gương về sự vươn lên, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ. Ngoái ra khi bạn có sự phấn đấu thì bạn sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. Tóm lại, sự phấn đấu không ngừng của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

  
22 tháng 5 2021

Bạn tham khảo:

A, MB

- Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc tự học: Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học.

- Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình

B, TB

1, Những lợi ích của tự học

- Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn.

- Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. 

- Thứ 3, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình

Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên.

2, Mở rộng, bình luận

- Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. 

- Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.

C, KB

Tổng kết vai trò của tự học.

Tóm lại, việc tự học là một phương pháp học quan trọng cần có ở moi người để có thể tự trang bị kiến thức cho mình và bước vào thế kỷ hội nhập. Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập bắt buộc của con người.

BÀI LÀM

Tự học có ý nghĩa to lớn đối với mỗi học sinh và là chìa khóa dẫn đến thành công. Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình.

Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn. Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. Thứ ba, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình. Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên. Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Tóm lại, học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập bắt buộc của con người.

22 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Như các bạn đã biết, học không chỉ giúp chúng ta có thêm kiến thức dạy cho chúng ta những hiểu biết mà còn dạy cho chúng ta đạo đức làm người. Nhưng học không phải là dễ , không phải một qua một chút là hiểu được ngay mà bản thân chúng ta phải tìm tòi, khám phá những điều ấy. Vậy bạn có bao giờ nghĩ tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. 45 phút trên lớp chưa chắc đã hết bài mà nếu hết bài thì kiến thức chưa sâu. Vậy tại sao chúng ta không đọc thêm sách tham khảo, đọc và tìm hiểu thực tế áp dụng vào kiến thức bài học? Học là cả một quả trình tu dưỡng nhưng tu dưỡng ấy khi chúng ta biết nhận thức tự giác với bản thân không phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Học cho bản thân chúng ta, kết quả chưa chắc đã nói hết lên tất cả về kiến thức, kết quả cao chưa chắc đã học tốt hay điểm thấp chưa chắc đã học kém. Dễ hiểu thôi, vì chúng ta chưa biết tự giác áp dụng kiến thức vào với nhau. Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức. Từ đó, mà ta hiểu được " Tự học là chìa khóa của thành công " Vì nó là do ta tiếp nhận kiến thức trực tiếp không phải do một tay ai giúp đỡ.