K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hoàn cảnh, địa điểm: lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát nước Pháp.

Thời gian: sau cuộc chiên tranh Pháp - Phổ. Nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phố. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. Buổi học cuối cùng là buổi học cuối cùng băng tiếng Pháp chứ không phải là buối học cuối cùng theo biên chế năm học.

17 tháng 7 2018

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.

- Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

15 tháng 11 2019

Câu chuyện diễn ra trong:

- Hoàn cảnh: Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ.

- Thời gian: Buổi sáng của buổi học cuối cùng.

- Địa điểm: Lớp học

3 tháng 3 2019

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

Bài làm

1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 

2. Bài thơ cản khuya: 

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

# Chúc bạn học tốt #

   

13 tháng 2 2023

1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 

2. Bài thơ cản khuya: 

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

# Chúc bạn học tốt #

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ:

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.

Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại trong em niềm cảm phục sâu sắc.

Lượm theo bộ đội làm liên lạc hồi đầu kháng chiến (cuối năm 1946). Lúc này, Pháp chưa đánh rộng ra. Quân ta đóng ở đồn Mang Cá một cứ điểm quan trọng của Huế. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này (1949).

Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.

Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

Mở đầu bài thơ, tác giả dựng lại khung cảnh buổi gặp gỡ đáng nhớ giữa hai chú cháu:

Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Cuộc gặp gỡ đáng nhớ bởi nó diễn ra trong thời gian, không gian đặc biệt: Ngày Huế đổ máu. Huế đổ máu, Huế chiến đấu ác liệt để ngăn chặn bàn chân xâm lược của giặc Pháp vì chúng muốn chiếm lại nước ta. Ngày ấy là ngày mọi người không thể nào quên. Hoàn cảnh điển hình đó càng tô đậm thêm tính cách của nhân vật Lượm.

Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình cùng chỉ xinh xinh. Chiếc mũ ca lô đội lệch bộc lộ vẻ tinh nghịch và hiếu động.

Lượm được nhà thơ miêu tả với tấm lòng yêu mến chân thành:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

Dáng Lượm loắt choắt, đã nhỏ lại gầy nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. Chân thì thoăn thoắt, rất nhanh và rất nhẹ. Đầu nghênh nghênh, lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia. Nhịp thơ nhanh gợi lên hình ảnh chú bé vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời.

Đặc điểm bên ngoài phần nào đã thể hiện tính cách bên trong của Lượm. Ca lô không chịu đội thẳng mà đội lệch. Miệng luôn huýt sáo vang. Lượm chẳng khác nào như con chim chích bé nhỏ nhảy trên đường vàng.

Lượm hồn nhiên kể chuyện:

Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà

Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào.

Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:

Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân

Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến.

Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả.

Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi!...

Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.

Tác giả hình dung ra tình huống hi sinh của Lượm thật cụ thể. Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái và đầy quyết tâm, không nề nguy hiểm:

Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo

Chiến trường đầy khói lửa nhưng Lượm vẫn xông pha làm nhiệm vụ. Bỗng loè chớp đỏ, Thôi rồi Lượm ơi! Kể lại, hình dung lại sự việc mà tưởng chừng như tác giả đang tận mắt chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kiềm chế được, tự đáy lòng bật thốt lên tiếng kêu đau đớn. Câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót thương và cảm phục của tác giả của chúng ta trước cái chết bất ngờ của người chiến sĩ nhỏ. Chú bé đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, tươi trẻ đầy hứa hẹn. Nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót mà ông cảm nhận rằng sự hi sinh của Lượm rất đỗi thiêng liêng, cao cả. Chú như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ trên cánh đồng quê hương. Lượm đã hoá thân vào đất mẹ:

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...

Bao quanh Lượm là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thơm như mùi sữa mẹ. Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Câu thơ: Hồn bay giữa đồng khẳng định tinh thần bất tử của Lượm. Lượm đã chết cho quê hương xứ sở.

Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả nỗi đau đớn xót xa và niềm bâng khuâng, nhớ tiếc khôn nguôi của tác giả.

Hai khổ thơ cuối lặp lại như một điệp khúc khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của Lượm trong tâm hồn mọi người:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

Lượm là bài thơ hay trong số những bài viết về tuổi nhỏ Việt Nam hồn nhiên, dũng cảm. Em thấy Lượm rất xứng đáng với những gương sáng của thanh thiếu niên thế hệ trước như Lí Tự Trọng, Kim Đồng; xứng đáng là đàn anh của những anh hùng dũng sĩ thiếu niên như Nguyễn Bá Ngọc, Kpa Klơng, Nguyễn Văn Hoà... thời đánh Mĩ.

13 tháng 3 2020

Trong cuộc sống hồn nhiên, hiếu động bao nhiêu thì trong công việc, Lượm lại nhanh nhẹn, dứt khoát và dũng cảm bấy nhiêu: “Một hôm nào đó/ Như bao hôm nào/Chú đồng chí nhỏ/Bỏ thư vào bao/ Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo/Thư đề “Thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo”.

Chỉ cần một vài từ ngữ cũng đủ để đặc tả tư thế liên lạc đầy quả quyết và dứt khoát của chú bé Lượm.

Trong đạn bom ác liệt, Lượm vẫn thực hiện công việc đều đều của mình “Như bao hôm nào/ Bỏ thư vào bao”, vẫn bước đi “nhấp nhô” giữa cánh đồng mà không sợ đến hiểm nguy đang rình rập.

Nếu ở những đoạn thơ đầu, ý thơ nghiêng về miêu tả vẻ hồn nhiên, trong trẻo và niềm vui của chú bé Lượm khi tham liên lạc thì ở những đoạn thơ sau, ý thơ dựng lên chân dung một chiến sĩ nhỏ tuổi làm liên lạc đầy dũng cảm, với niềm tin và ý chí đầy quyết tâm. Đó là phẩm chất vô cùng đáng quý ở một con người nhỏ tuổi, giàu lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu trước bom đạn kẻ thù.

22 tháng 12 2023

- Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu. 

- Không gian: không gian hẹp là một làng quê (làng Phù Đổng), không gian rộng là bờ cõi chung của đất nước. 

- Hoàn cảnh: Giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn truyền sứ giả đi khắp nơi, tìm người tài giỏi cứu nước. 

→ Đây là tình huống khá điển hình ở các tác phẩm truyền thuyết: đất nước đối diện với một mối lâm nguy, thử thách to lớn: đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tại thời điểm lịch sử đó đòi hỏi phải có những cá nhân kiệt xuất, những người tài đánh giặc giúp dân cứu nước. 

18 tháng 1 2023

Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện: Vào thời vua Hùng, ngày ấy giặc Ân cướp nước ta, quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận nhưng đánh không nổi, vua Hùng đã vội sai sứ giả đi khắp nơi trong nươc tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước. Gióng khi nghe mẹ nói chuyện “con của mẹ chậm đi chậm nói như vậy biết bao giờ mới đánh giặc được đây”, Gióng liền bảo mẹ cho gọi sứ giải chuẩn bị một thanh gươm sắt, một giáp sắt, một nón sắt.

Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái.
Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn anh ta.

Sau một hồi ông bắt đầu nói:
- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng khi bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.

Tham khảo:

Dàn bài Kể chuyện lần đầu được đi chơi xa - Mẫu 2

I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi chơi xa

Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. Em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.

II. Thân bài: kể về chuyến đi xa

1. Cảnh dọc đường:

- Trên đường đi rất nhiều cây lá

- Hai bên đường rậm rạp

- Những đường đèo quanh co và uốn khúc

- Em đi trên những vực đều sâu thẳm

- Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi

- Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.

2. Khi đến nơi:

- Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá

- Bầu trời se lạnh và nên thơ

- Một thành phố rất đáng để đến

- Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….

- Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình

3. Lúc ra về:

- Kết thúc 1 tuần em lại về

- Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa

- Em cảm thấy rất vui

- Em sẽ đến đây vào một ngày không xa