K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2019

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.

Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?

Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!

Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.

21 tháng 2 2019

Tết trong kí ức của tôi là những bữa cơm tất niên cả gia đình tôi cùng sum họp lại bên nhau, nhìn lại những gì chúng tôi đã làm được cũng như những thiếu xót trong năm vừa qua và lập ra những mục tiêu cho năm mới đến. Tết trong kí ức của tôi là khoảnh khắc tôi đếm từng giây để đón chờ thời khắc giao thừa, để ngắm nhìn những chùm pháo hoa sặc sỡ trên bầu trời đêm. Tết trong tôi còn là giây phút hai chị em tôi nắm tay đi sát bên nhau để chia sẻ cái lạnh giữa đêm 30 Tết. Tôi đã trải qua 15 cái Tết trong cuộc đời mình với những cung bậc thật khác nhau của cảm xúc, mỗi cái Tết qua đều là một kỉ niệm khó có thể nào quên nhưng dường như Tết vẫn là một khái niệm gì đó khá mơ hồ trong tôi…

Ngày xưa và bây giờ cũng vậy, không một đứa trẻ nào là không háo hức, vui mừng khi ngày Tết đến. Tôi cũng vậy. Tôi còn nhớ như in cái hồi hộp náo nức đợi pháo hoa được bắn lên trên bầu trời khi tôi còn ở cái tuổi lên 3, lên 4. Lớn hơn một chút, khi tôi học tiểu học hay bé hơn nữa tôi cũng không còn nhớ rõ, tôi thích thú được cùng mẹ đi thả cá chép ngày Ông Công Ông Táo, xếp hàng chờ được người lớn mừng tuổi và nói “Con cảm ơn” thật to. Vậy mà cũng đã từng ấy thời gian trôi qua, tôi giờ đã là một thiếu nữ biết cùng mẹ dọn dẹp trang hoàng nhà cửa đón Tết, chuẩn bị mâm cơm tất niên để cả nhà cùng sum họp. Ngày bé, tôi đơn giản chỉ nghĩ Tết là dịp để vui chơi, ăn uống, để nhận tiền lì xì nhưng bây giờ thì tôi mới hiểu, Tết không đơn thuần như những gì mà tôi vẫn nghĩ. Tết đến là một năm mới nữa lại đến, một mùa xuân nữa lại về, mọi thứ đều bắt đầu lại từ đầu. Bao nhiêu lo toan, muộn phiền đều khép lại khi thời khắc giao mùa đã điểm, chỉ còn lại niềm vui và hi vọng về một năm mới tốt đẹp hơn. Trong lòng mỗi người, ai cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới. Có thể chúng ta còn nhiều điều chưa hài lòng về bản thân mình, về những gì chúng ta đã làm được nhưng dường như mỗi người đều rộng lượng hơn với chính mình và những người xung quanh vào cái giây phút ngắn ngủi mà thiêng liêng ấy. Mọi lỗi lầm sẽ được tha thứ. Mọi hiểu lầm, hờn ghen hay giận dỗi sẽ chẳng còn ý nghĩa gì khi một năm mới đến. Những nỗi buồn sẽ được tạm gác lại để cùng hòa chung với niềm vui đón tết của cả đất nước. Giữa những kí ức ấm áp, hạnh phúc ấy của ngày Tết, tôi bỗng nhớ về một cái Tết buồn, một cái Tết mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời mình. Đó là những ngày sát Tết cách đây 5 năm. Ông ngoại tôi phải nhập viện sau một cơn tai biến nặng. Khi ấy tôi mới là một cô bé học lớp 5, ngây thơ hồn nhiên và không thể hiểu thế nào là một cơn tai biến. Tôi chỉ biết tôi đã nhìn thấy nước mắt mẹ trào ra ngay khi nhận được cuộc điện thoại báo ông tôi đang trong bệnh viện. Tôi nhìn thấy sự lo lắng, buồn đến tuyệt vọng của bà ngoại tôi- một người luôn can đảm và bình tĩnh. Tôi nhìn thấy khuôn mặt ông ngoại tôi, nhợt nhạt đang nằm li bi trên chiếc ga trải giường trắng toát của bệnh viện. Nó làm tôi thấy sợ. Mọi hình ảnh ấy sao quá đỗi xa lạ với tôi. Tôi quen với vẻ ngoài phúc hậu nhưng rất hiền từ của ông tôi hơn. Tôi chẳng thể hiểu căn bệnh mà ông tôi đang phải chiến đấu cùng là gì, tôi chỉ biết có cái gì đó ngột ngạt, đau buồn hiện hữu trên những người thân yêu của tôi suốt những ngày Tết đáng sợ ấy. Chỉ có ba tôi, ba vẫn bình tĩnh đi gặp bác sĩ để tìm ra cách thức điều trị cho bệnh của ông và ba cũng không quên an ủi mọi người. Tôi hỏi ba sao ba không khóc như mẹ thì ba nói “Ngày Tết không được khóc, khóc sẽ khiến ông buồn và bệnh tình ngày càng xấu đi. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện mong ông được khỏe lại, con ạ”. Những ngày sau đó chúng tôi đã cầu nguyện với một tâm trạng khá hơn những ngày trước nhiều và cùng với đó là những tiến triển khả quan về bệnh tình của ông tôi. Sau đó 2 tuần thì ông đã có thể xuất viện. Câu chuyện có thể khó tin nhưng tôi thực sự nghĩ rằng đã có một phép màu đến với gia đình chúng tôi. Điều kì diệu ấy có lẽ chính là do Tết đem lại, Tết đem đến cho gia đình tôi một cuộc sống mới, một niềm tin mới, một sức mạnh mới để chúng tôi có thể cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách. Và tôi hiểu ra một điều, Tết thực sự là một khởi đầu mới mẻ với mỗi người.

Nhưng Tết không chỉ đơn giản là sự khởi đầu mới, Tết còn mang những nét đẹp về văn hóa truyền thống, về phong tục tập quán rất đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trên thế giới, không nhiều nước có Tết Nguyên Đán như đất nước ta. Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng về đến Việt Nam thì nó đã có những nét riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Nhắc đến Tết, người ta vẫn thường hay nhớ đến mâm ngũ quả, cây nêu, bánh trưng xanh, hoa đào, câu đối Tết,…tất cả đều mang màu sắc rất Việt. Mâm ngũ quả là một mâm trái cây với năm loại quả khác nhau thường có trong dịp Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người và số lẻ cũng tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Người ta thường bày chuối xanh cong lên ôm lấy quả bưởi mang ý nghĩa đùm bọc lẫn nhau. Ngày tết cũng không thể thiếu những cặp bánh chưng xanh, tượng trưng cho đất trong truyền thuyết của các vua Hùng xưa. Không chỉ trong âm thực, người Việt ta còn có rất nhiều phong tục tục lễ rất riêng, rất đặc biệt mà có lẽ chỉ có thể tìm thấy ở Việt Nam. Ngày đầu năm mới, người lớn thường hay mừng tuổi trẻ con để mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến. Có thể giá trị của chúng không nhiều nhưng nó thể hiện tấm lòng và ý tốt mong những điều may mắn sẽ đến. Ngoài ra, người Việt còn có những tục lễ như xông đất, hái lộc, mua muối hay xin chữ. Tôi vẫn còn nhớ những đêm giao thừa, tôi ngồi trong nhà và vẫn thường hay nghe thấy tiếng giao của những cô bán muối. Gia đình tôi không bao giờ quên mua một túi muối để cầu may cho năm mới đến. Theo quan niệm của người Việt, muối tượng trưng cho sự mặn mà vì thế mà đầu năm mua thứ ấy thì cả năm sẽ được vui vẻ, may mắn. Người Việt cũng thường hay đi xin chữ ngày đầu năm mới, đặc biệt là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Người ta đến xin những chữ mà mình mong muốn, học sinh đi học thì thường mong đỗ đạt, người làm ăn thì cầu chữ “Phát” và không có gì quý hơn “Thọ” với những người cao tuổi. Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi cũng chưa bao giờ thử đi xin chữ đầu năm. Tôi chỉ thường hay xem trên tivi nhưng nhìn những dòng người chen chúc nhau đông vui tấp nập ở Văn Miếu thì tôi hiểu, người Việt ta tin vào những phong tục ấy đến nhường nào. Một nét đặc trưng khác trong Tết của người Việt, đặc biệt là với học sinh sinh viên đó là khai bút ngày mùng một Tết. Năm nào cũng vậy, như đã thành thói quen, việc đầu tiên tôi làm vào sáng mùng một là ngồi vào bàn học và bắt đầu khai bút. Đôi khi đó chỉ là việc giải một bài toán hay viết một bài văn nhưng nó sẽ đem lại may mắn trong con đường học hành suốt cả năm đó. Và ngược lại, nếu không tập trung thì chuyện học hành năm đó sẽ bị chểnh mảng. Những điều đó có thể không thật sự chính xác nhưng nó là phong tục truyền thống và được nhiều người dân Việt tin tưởng. Ẩm thực, phong tục, tất cả đã làm nên những ngày Tết rất đặc biệt, làm nên một nền văn hóa rất Việt Nam.

Nhắc đến Tết là nhắc đến niềm vui, nhắc đến một sự bắt đầu. Tết đem lại cho con người ta những cảm giác mới mẻ, thú vị. Nhưng nói thể không có nghĩa là Tết chỉ có hạnh phúc. Tôi có thể ngồi kể ra rất nhiều những kỉ niệm vui về tết từ thời thơ ấu đến giờ, nhưng cũng không hẳn là không có những nỗi buồn thầm kín, riêng tư mà có lẽ chỉ tôi mới hiểu được. Tết đến là một năm mới nữa lại đến và nó cũng đồng nghĩa với việc những người thân yêu của tôi đã nhiều hơn một tuổi. Những ngày bé tôi còn ngây thơ, hồn nhiên vui cười đón Tết đến nhưng càng lớn hơn, tôi càng nhận thức được rõ hơn bao giờ hết sự tàn nhẫn của thời gian. Thời gian cứ trôi qua nhẹ nhàng mà vô tình mặc cho con người có cố gắng níu giữ. Những đứa trẻ thì luôn mong được lớn thật nhanh để được làm người lớn nhưng thời gian một năm đối với người già thì thật là đáng sợ. Một năm qua đi, ông bà tôi lại già thêm một tuổi, lại yếu đi hơn trước nhiều. Một năm qua đi, tôi đã thấy trên đầu ba mẹ tôi nhiều tóc bạc hơn. Nếu có thể tôi mong thời gian ngừng trôi để tôi níu giữ mãi những khoảnh khắc đáng nhớ này, khoảnh khắc mà tôi được sống trong tình yêu thương đùm bọc chở che của cả ông bà và cha mẹ. Tôi mong thời gian ngừng trôi để tôi không bao giờ phải rời xa những người mà tôi yêu thương. Tôi mong cuộc sống sẽ mãi dừng lại ở giờ phút này để tôi không phải nhìn thấy sự già nua, ốm yếu đang dần một hiện rõ nơi những người ruột thịt thân yêu nhất của tôi. Nhưng tôi biết thời gian không chờ đợi một ai. Nó tàn nhẫn và có thể cướp đi hạnh phúc của tôi bất cứ lúc nào. Tôi ghét Tết cũng vì điều đó. Và vì thế tôi hiểu tôi phải nắm lấy những giây phút này, phải yêu thương ông bà, ba mẹ bằng tất cả trái tim của tôi, phải học hành giỏi giang để khiến mọi người hạnh phúc và có thể mỉm cười về tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn Tết vì nhờ có Tết mà tôi mới biết được những người thân quan trọng với tôi như thế nào và cho tôi cơ hội để bày tỏ tình cảm của mình với họ. Sinh, lão, bệnh, tử, đời người ai cũng phải trải qua nhưng tôi không nỡ nhìn những người gần gũi, gắn bó với tôi nhất phải chịu những điều ấy. Vì thế tôi luôn trân trọng những ngày tháng này, trân trọng những cái Tết sum vầy đông đủ cả gia đình. Tôi bỗng thấy mình vẫn thật hạnh phúc khi tôi nghĩ đến những người lính ngoài Trường Sa, Hoàng Sa. Họ vẫn đang ngày đêm canh gác vì hòa bình, tự do của dân tộc để chúng ta có những cái Tết đầm ấm và hạnh phúc như vậy ở đất liền. Họ đã quên đi bản thân mình, hi sinh hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho tổ quốc. Chúng ta phải cảm ơn họ vì đã đem đến cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc hơn. Và cũng nhờ có họ, mà ngày Tết Việt Nam mới càng thêm đẹp và ý nghĩa hơn.

Tết là một phần kí ức tuổi thơ tôi, đã ngấm vào máu thịt tôi từ lúc nào không hay. Tôi yêu Tết Nguyên Đán, yêu cái Tết cổ truyền của dân tộc tôi. Nó luôn đem đến cho con người những khởi đầu mới, những mới mẻ để con người cùng nhau khám phá. Và quan trọng hơn, Tết mang những giá trị truyền thống, những nét riêng biệt tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.

4 tháng 2 2023

tham khảo:

Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm. Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.

4 tháng 2 2023

Bạn nên bôi đen mấy cái bp đó nha ! 

11 tháng 2 2019

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.

Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?

Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!

Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.

11 tháng 2 2019

Tết trong kí ức của tôi là những bữa cơm tất niên cả gia đình tôi cùng sum họp lại bên nhau, nhìn lại những gì chúng tôi đã làm được cũng như những thiếu xót trong năm vừa qua và lập ra những mục tiêu cho năm mới đến. Tết trong kí ức của tôi là khoảnh khắc tôi đếm từng giây để đón chờ thời khắc giao thừa, để ngắm nhìn những chùm pháo hoa sặc sỡ trên bầu trời đêm. Tết trong tôi còn là giây phút hai chị em tôi nắm tay đi sát bên nhau để chia sẻ cái lạnh giữa đêm 30 Tết. Tôi đã trải qua 15 cái Tết trong cuộc đời mình với những cung bậc thật khác nhau của cảm xúc, mỗi cái Tết qua đều là một kỉ niệm khó có thể nào quên nhưng dường như Tết vẫn là một khái niệm gì đó khá mơ hồ trong tôi…

Ngày xưa và bây giờ cũng vậy, không một đứa trẻ nào là không háo hức, vui mừng khi ngày Tết đến. Tôi cũng vậy. Tôi còn nhớ như in cái hồi hộp náo nức đợi pháo hoa được bắn lên trên bầu trời khi tôi còn ở cái tuổi lên 3, lên 4. Lớn hơn một chút, khi tôi học tiểu học hay bé hơn nữa tôi cũng không còn nhớ rõ, tôi thích thú được cùng mẹ đi thả cá chép ngày Ông Công Ông Táo, xếp hàng chờ được người lớn mừng tuổi và nói “Con cảm ơn” thật to. Vậy mà cũng đã từng ấy thời gian trôi qua, tôi giờ đã là một thiếu nữ biết cùng mẹ dọn dẹp trang hoàng nhà cửa đón Tết, chuẩn bị mâm cơm tất niên để cả nhà cùng sum họp. Ngày bé, tôi đơn giản chỉ nghĩ Tết là dịp để vui chơi, ăn uống, để nhận tiền lì xì nhưng bây giờ thì tôi mới hiểu, Tết không đơn thuần như những gì mà tôi vẫn nghĩ. Tết đến là một năm mới nữa lại đến, một mùa xuân nữa lại về, mọi thứ đều bắt đầu lại từ đầu. Bao nhiêu lo toan, muộn phiền đều khép lại khi thời khắc giao mùa đã điểm, chỉ còn lại niềm vui và hi vọng về một năm mới tốt đẹp hơn. Trong lòng mỗi người, ai cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới. Có thể chúng ta còn nhiều điều chưa hài lòng về bản thân mình, về những gì chúng ta đã làm được nhưng dường như mỗi người đều rộng lượng hơn với chính mình và những người xung quanh vào cái giây phút ngắn ngủi mà thiêng liêng ấy. Mọi lỗi lầm sẽ được tha thứ. Mọi hiểu lầm, hờn ghen hay giận dỗi sẽ chẳng còn ý nghĩa gì khi một năm mới đến. Những nỗi buồn sẽ được tạm gác lại để cùng hòa chung với niềm vui đón tết của cả đất nước. Giữa những kí ức ấm áp, hạnh phúc ấy của ngày Tết, tôi bỗng nhớ về một cái Tết buồn, một cái Tết mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời mình. Đó là những ngày sát Tết cách đây 5 năm. Ông ngoại tôi phải nhập viện sau một cơn tai biến nặng. Khi ấy tôi mới là một cô bé học lớp 5, ngây thơ hồn nhiên và không thể hiểu thế nào là một cơn tai biến. Tôi chỉ biết tôi đã nhìn thấy nước mắt mẹ trào ra ngay khi nhận được cuộc điện thoại báo ông tôi đang trong bệnh viện. Tôi nhìn thấy sự lo lắng, buồn đến tuyệt vọng của bà ngoại tôi- một người luôn can đảm và bình tĩnh. Tôi nhìn thấy khuôn mặt ông ngoại tôi, nhợt nhạt đang nằm li bi trên chiếc ga trải giường trắng toát của bệnh viện. Nó làm tôi thấy sợ. Mọi hình ảnh ấy sao quá đỗi xa lạ với tôi. Tôi quen với vẻ ngoài phúc hậu nhưng rất hiền từ của ông tôi hơn. Tôi chẳng thể hiểu căn bệnh mà ông tôi đang phải chiến đấu cùng là gì, tôi chỉ biết có cái gì đó ngột ngạt, đau buồn hiện hữu trên những người thân yêu của tôi suốt những ngày Tết đáng sợ ấy. Chỉ có ba tôi, ba vẫn bình tĩnh đi gặp bác sĩ để tìm ra cách thức điều trị cho bệnh của ông và ba cũng không quên an ủi mọi người. Tôi hỏi ba sao ba không khóc như mẹ thì ba nói “Ngày Tết không được khóc, khóc sẽ khiến ông buồn và bệnh tình ngày càng xấu đi. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện mong ông được khỏe lại, con ạ”. Những ngày sau đó chúng tôi đã cầu nguyện với một tâm trạng khá hơn những ngày trước nhiều và cùng với đó là những tiến triển khả quan về bệnh tình của ông tôi. Sau đó 2 tuần thì ông đã có thể xuất viện. Câu chuyện có thể khó tin nhưng tôi thực sự nghĩ rằng đã có một phép màu đến với gia đình chúng tôi. Điều kì diệu ấy có lẽ chính là do Tết đem lại, Tết đem đến cho gia đình tôi một cuộc sống mới, một niềm tin mới, một sức mạnh mới để chúng tôi có thể cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách. Và tôi hiểu ra một điều, Tết thực sự là một khởi đầu mới mẻ với mỗi người.

Nhưng Tết không chỉ đơn giản là sự khởi đầu mới, Tết còn mang những nét đẹp về văn hóa truyền thống, về phong tục tập quán rất đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trên thế giới, không nhiều nước có Tết Nguyên Đán như đất nước ta. Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng về đến Việt Nam thì nó đã có những nét riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Nhắc đến Tết, người ta vẫn thường hay nhớ đến mâm ngũ quả, cây nêu, bánh trưng xanh, hoa đào, câu đối Tết,…tất cả đều mang màu sắc rất Việt. Mâm ngũ quả là một mâm trái cây với năm loại quả khác nhau thường có trong dịp Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người và số lẻ cũng tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Người ta thường bày chuối xanh cong lên ôm lấy quả bưởi mang ý nghĩa đùm bọc lẫn nhau. Ngày tết cũng không thể thiếu những cặp bánh chưng xanh, tượng trưng cho đất trong truyền thuyết của các vua Hùng xưa. Không chỉ trong âm thực, người Việt ta còn có rất nhiều phong tục tục lễ rất riêng, rất đặc biệt mà có lẽ chỉ có thể tìm thấy ở Việt Nam. Ngày đầu năm mới, người lớn thường hay mừng tuổi trẻ con để mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến. Có thể giá trị của chúng không nhiều nhưng nó thể hiện tấm lòng và ý tốt mong những điều may mắn sẽ đến. Ngoài ra, người Việt còn có những tục lễ như xông đất, hái lộc, mua muối hay xin chữ. Tôi vẫn còn nhớ những đêm giao thừa, tôi ngồi trong nhà và vẫn thường hay nghe thấy tiếng giao của những cô bán muối. Gia đình tôi không bao giờ quên mua một túi muối để cầu may cho năm mới đến. Theo quan niệm của người Việt, muối tượng trưng cho sự mặn mà vì thế mà đầu năm mua thứ ấy thì cả năm sẽ được vui vẻ, may mắn. Người Việt cũng thường hay đi xin chữ ngày đầu năm mới, đặc biệt là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Người ta đến xin những chữ mà mình mong muốn, học sinh đi học thì thường mong đỗ đạt, người làm ăn thì cầu chữ “Phát” và không có gì quý hơn “Thọ” với những người cao tuổi. Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi cũng chưa bao giờ thử đi xin chữ đầu năm. Tôi chỉ thường hay xem trên tivi nhưng nhìn những dòng người chen chúc nhau đông vui tấp nập ở Văn Miếu thì tôi hiểu, người Việt ta tin vào những phong tục ấy đến nhường nào. Một nét đặc trưng khác trong Tết của người Việt, đặc biệt là với học sinh sinh viên đó là khai bút ngày mùng một Tết. Năm nào cũng vậy, như đã thành thói quen, việc đầu tiên tôi làm vào sáng mùng một là ngồi vào bàn học và bắt đầu khai bút. Đôi khi đó chỉ là việc giải một bài toán hay viết một bài văn nhưng nó sẽ đem lại may mắn trong con đường học hành suốt cả năm đó. Và ngược lại, nếu không tập trung thì chuyện học hành năm đó sẽ bị chểnh mảng. Những điều đó có thể không thật sự chính xác nhưng nó là phong tục truyền thống và được nhiều người dân Việt tin tưởng. Ẩm thực, phong tục, tất cả đã làm nên những ngày Tết rất đặc biệt, làm nên một nền văn hóa rất Việt Nam.

Nhắc đến Tết là nhắc đến niềm vui, nhắc đến một sự bắt đầu. Tết đem lại cho con người ta những cảm giác mới mẻ, thú vị. Nhưng nói thể không có nghĩa là Tết chỉ có hạnh phúc. Tôi có thể ngồi kể ra rất nhiều những kỉ niệm vui về tết từ thời thơ ấu đến giờ, nhưng cũng không hẳn là không có những nỗi buồn thầm kín, riêng tư mà có lẽ chỉ tôi mới hiểu được. Tết đến là một năm mới nữa lại đến và nó cũng đồng nghĩa với việc những người thân yêu của tôi đã nhiều hơn một tuổi. Những ngày bé tôi còn ngây thơ, hồn nhiên vui cười đón Tết đến nhưng càng lớn hơn, tôi càng nhận thức được rõ hơn bao giờ hết sự tàn nhẫn của thời gian. Thời gian cứ trôi qua nhẹ nhàng mà vô tình mặc cho con người có cố gắng níu giữ. Những đứa trẻ thì luôn mong được lớn thật nhanh để được làm người lớn nhưng thời gian một năm đối với người già thì thật là đáng sợ. Một năm qua đi, ông bà tôi lại già thêm một tuổi, lại yếu đi hơn trước nhiều. Một năm qua đi, tôi đã thấy trên đầu ba mẹ tôi nhiều tóc bạc hơn. Nếu có thể tôi mong thời gian ngừng trôi để tôi níu giữ mãi những khoảnh khắc đáng nhớ này, khoảnh khắc mà tôi được sống trong tình yêu thương đùm bọc chở che của cả ông bà và cha mẹ. Tôi mong thời gian ngừng trôi để tôi không bao giờ phải rời xa những người mà tôi yêu thương. Tôi mong cuộc sống sẽ mãi dừng lại ở giờ phút này để tôi không phải nhìn thấy sự già nua, ốm yếu đang dần một hiện rõ nơi những người ruột thịt thân yêu nhất của tôi. Nhưng tôi biết thời gian không chờ đợi một ai. Nó tàn nhẫn và có thể cướp đi hạnh phúc của tôi bất cứ lúc nào. Tôi ghét Tết cũng vì điều đó. Và vì thế tôi hiểu tôi phải nắm lấy những giây phút này, phải yêu thương ông bà, ba mẹ bằng tất cả trái tim của tôi, phải học hành giỏi giang để khiến mọi người hạnh phúc và có thể mỉm cười về tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn Tết vì nhờ có Tết mà tôi mới biết được những người thân quan trọng với tôi như thế nào và cho tôi cơ hội để bày tỏ tình cảm của mình với họ. Sinh, lão, bệnh, tử, đời người ai cũng phải trải qua nhưng tôi không nỡ nhìn những người gần gũi, gắn bó với tôi nhất phải chịu những điều ấy. Vì thế tôi luôn trân trọng những ngày tháng này, trân trọng những cái Tết sum vầy đông đủ cả gia đình. Tôi bỗng thấy mình vẫn thật hạnh phúc khi tôi nghĩ đến những người lính ngoài Trường Sa, Hoàng Sa. Họ vẫn đang ngày đêm canh gác vì hòa bình, tự do của dân tộc để chúng ta có những cái Tết đầm ấm và hạnh phúc như vậy ở đất liền. Họ đã quên đi bản thân mình, hi sinh hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho tổ quốc. Chúng ta phải cảm ơn họ vì đã đem đến cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc hơn. Và cũng nhờ có họ, mà ngày Tết Việt Nam mới càng thêm đẹp và ý nghĩa hơn.

Tết là một phần kí ức tuổi thơ tôi, đã ngấm vào máu thịt tôi từ lúc nào không hay. Tôi yêu Tết Nguyên Đán, yêu cái Tết cổ truyền của dân tộc tôi. Nó luôn đem đến cho con người những khởi đầu mới, những mới mẻ để con người cùng nhau khám phá. Và quan trọng hơn, Tết mang những giá trị truyền thống, những nét riêng biệt tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.

2 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu thời gian Tết đến.

+ Em về quê với gia đình.

+ ..

Thân đoạn:

- Thời tiết:

+ Mát mẻ, lâu lâu có những cơn gió bấc.

+ ...

- Miêu tả:

+ Bầu trời: trong xanh cao vời vợi.

+ Những chú chim: hót líu lo chào đón mùa xuân.

+ Con đường: như trong đẹp hơn.

+ Cánh đồng: được người dân thu hoạch.

+ Con người: nhiều nhà mở nhạc Tết, dọn nhà, gói bánh

(Bạn có thể tả các hoạt động kỹ hơn cho đoạn văn của mình)

- Cảm xúc của em:

+ Háo hức đón năm mới.

+ Vui vẻ vô cùng.

+ ...

Kết đoạn:

- Tình cảm của em dành cho Tết, quê hương.

2 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Trong năm đi nhiều nơi, làm nhiều việc nhưng chỉ có những ngày Tết ở quê hương mới làm em cảm thấy vui nhất...)

TB:

Nêu ra những hoạt động trong ngày Tết của em:

+ Em được nghỉ học từ ngày bao nhiêu?

+ Em làm những gì để chuẩn bị Tết?

+ Trong những ngày Tết em làm gì? Gặp những ai?

+ Cảm nhận của về những ngày Tết?

KB: Nêu suy nghĩ của em về ngày Tết ở quê hương

_mingnguyet.hoc24_

3 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

 - Giới thiệu thời gian Tết đến.

Thân đoạn:

- Miêu tả:

+ Quê em có không khí ntn?

-> Trong lành, mát mẻ, từng ngọn gió thoang thoảng lướt qua da.

-> ...

+ Bầu trời: trong xanh vời vợi, đầy sức sống,..

+ Cây cối: trĩu lá xum xuê, tươi tốt, phát triển,..

+ Con đường.

+ Cánh đồng.

+ Con người: dọn nhà, bật nhạc Tết,...

- Hoạt động của em vào ngày Tết:

+ Chuẩn bị đồ Tết.

+ Đi thăm chúc sức khỏe họ hàng, người thân.

+ ...

Kết đoạn:

- Cảm xúc của em:

+ Vui vẻ, hạnh phúc.

+ Thấy Tết sao mà tươi đẹp quá (nói quá).

4 tháng 2 2023

thanks bn

 

2 tháng 5 2020

Công  cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị,của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người.

     ngày 1-4, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức công bố dịch Covid-19 toàn quốc. Trước đó mấy ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, bảo đảm chiến thắng đại dịch này. Sau đó liên tiếp các chỉ thị của người đứng đầu Chính phủ (Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16) đã đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu người dân thực hiện những biện pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh.

  

Trên mạng xã hội bên cạnh những  thông tin khuyến cáo cách ly phòng chống dịch bệnh, ủng hộ chủ trương chung,  thì thật đáng tiếc khi một số người lợi dụng dịch bệnh tung những tin đồn thất thiệt để câu , câu view đầy phản cảm; có người đã không làm gì để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch mà lại còn lên tiếng chê bai, xuyên tạc những nỗ lực trong công cuộc phòng chống dịch bệnh của toàn đảng, toàn dân ta; Cũng lại có người với niềm tin mù quáng, tin theo những lời đồn thổi vô căn cứ, tự mình chuốc hại vào thân …

Công  cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị , của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể,  nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người. Công cuộc này cũng không đòi hỏi hay bắt buộc người dân phải làm quá nhiều việc, phải cống hiến, phải nỗ lực  mà thực tế chỉ là bằng những việc làm giản đơn thôi. Như việc không ra đường khi không thật cần thiết; hoãn lại thú vui hàng ngày như tắm biển, dạo bộ, tập gym, chăm sóc sức khỏe,  làm đẹp ; nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các việc phòng hộ cá nhân, hỗ trợ cho nhau để cùng vượt qua những tháng ngày khó khăn này … Chúng ta làm những việc này trước hết là vì bản thân mỗi người nhưng cũng chính là việc làm thể hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với đất nước.

Hãy cứ tâm niệm rằng đã có bao nhiêu con người đang phải vất vả ngày đêm, đối mặt hiểm nguy, xả thân để đối phó với dịch bệnh; vậy mà công sức, sự hy sinh của họ lẽ nào bị sụp đổ chỉ vì một hành động , lời nói của một vài kẻ vô trách nhiệm, thiếu ý thức, vô liêm sỉ …

Hãy nghĩ rằng những việc làm của mình hôm nay, dù chỉ  hết sức nhỏ bé thôi, đơn giản thôi, nhưng là thể hiện được sự đồng lòng chung tay vì một đất nước Việt Nam khỏe mạnh, kiên cường; là thể hiện cho một ý thức sống vì cộng đồng , vì một xã hội lành mạnh và phát triển; là thể hiện trách nhiệm công dân CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.CỐ LÊN VIỆT NAM ƠI.......

uân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi! thật là đẹp.

 

7 tháng 11 2021

Tham khảo :

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

    

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
7 tháng 11 2021

Tham khảo 

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.

18 tháng 1 2022

Tham Khảo !

Mỗi năm có bốn mùa, mùa nào cũng có đặc điểm riêng của chính mình, mùa hạ thì cho ta cái nắng với một chút gió nhẹ thoảng đâu đó là sự chia ly là những giọt nước mắt của cô cậu học trò, mùa thu thì cho ta cái cảm giác của nỗi buồn, cái buồn man mác mà nhẹ nhàng theo đó là chút nắng nhẹ chứ không gay gắt như mùa hạ, mùa đông là mùa của ấm áp, nói vậy không phải vì mùa đông ấm mà chính cái se se lạnh, chính những cơn gió đến lạnh buốt cho con người ta cảm nhận được sự ấm áp, sự ấm áp của người đối với người, giữa những tình cảm mà ta dành cho nhau. Và cuối cùng đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, mùa của sự sum vầy, hội họp.

Kết thúc của mùa đông, của cái lạnh giá ta sẽ thấy được tiết trời dần  thay đổi, dần cho ta những tia nắng nhẹ nhàng ấm áp, đâu đó mỗi chiều lại là những cơn gió se lạnh như thoáng giận hờn tia nắng, đưa những tia nắng dần tan. Cây như khô cằn, lá cũng cạn khô, thấp thoáng đâu đó là những cây trơ trọi lá vậy mà mùa đông vừa qua đi cây lá lại như chứa chan một sức sống mới , sức sống mãnh liệt mà mùa xuân mang lại, trên cây hiện dần ra những chồi non nhỏ xanh mơn mởn như muốn vươn lên, như muốn đưa sự sống tươi trẻ trở lại sau những tháng năm héo úa. Tiết trời cũng dần thay đổi, trong xanh, nắng nhẹ nhưng lại man mát những cơn gió. Con người lại càng thay đổi, như vui vẻ hơn, tấp nập nhộn nhịp tạo một bầu không khí ấm áp hơn, trên môi của mỗi người là nụ cười tươi tắn như muốn trao gửi niềm vui đó cho nhiều người hơn cũng như để đón nhận sự may mắn đầu năm. Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm mới, mỗi đứa con xa nhà, xa quê hương lại được sum vầy. Khi bắt đầu mùa xuân cũng là lúc tất cả con người Việt Nam đón tết, theo dân gian gọi là tết đoàn viên, hai chữ đoàn viên nghe sao mà ấm lòng mà mong nhớ. Có rất nhiều người, rất nhiều những đứa con phải nhà, xa quê hương cho dù là muốn hay không, có những con người mang trong mình khao khát trở về, trở về để lại được nghe tiếng mẹ, nghe tiếng gọi của gia đình, trở về để sum họp bên người thân bạn bè, trở về để ngồi bên mâm cơm gia đình, bữa cơm mà mẹ tự tay nấu. Trở về, nghe thì thật dễ mà sao khó thực hiện quá, có những người đi đến ba, bốn năm mới trở về, khoảng thời gian và không gian đó phải chăng chỉ có mùa xuân mới có thể mang lại. Vừa mới đó là những giọt nước mắt vậy mà chỉ sau vài câu nói đã là những nụ cười trên môi trên khuôn mặt rạng rỡ cũng như thời tiết vậy vừa mới nắng lại đâu đó là những cơn mùa phùn, cơn mưa đầu xuân. Mưa không lớn chỉ nhẹ nhàng và lất phất chẳng đủ ướt áo ai nhưng lại cho ta một cảm giác tươi mới đến lạ. Mùa xuân là niềm vui của sum họp, là những câu chúc phúc của mọi người là thời gian để củng cố tình thương dành cho nhau, là quan tâm thăm hỏi nhau, là lúc tất cả mọi người trong một gia đình đông đủ nhất là lúc niềm vui nối tiếp niềm vui. Tuy nhiên sau những ngày đầu năm, sau khoảng thời gian bên nhau vẫn là sự chia ly vẫn là những giọt nước mắt vẫn là sự chờ mong tuy nhiên sự chờ mong như được bắt đầu lại chứ không phải mòn mỏi, ít nhất sự chờ mong đó còn có điểm dừng còn biết được mùa xuân đến sẽ lại gặp. Tất cả đều được bắt đầu lại như đúng tên gọi của chính nó, năm mới. Mùa xuân cũng đúng với tên gọi, đúng ý nghĩa như sự tươi trẻ, mạnh mẽ, cũng như là khoảng thời gian đẹp nhất bên gia đình người thân và bạn bè.

Mùa xuân như thời gian để ta điểm lại con người, điểm lại bản thân, xem mình đã thay đổi những gì, là lúc để ta biết được mình đã trưởng thành ra sao và sự thay đổi của từng năm sẽ cho ta biết được mình nên làm gì để đi tiếp những năm tháng sau này.

18 tháng 1 2022

Tham khảo 

Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.

Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.

 

Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tất cả đua nhau đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn. Chính những tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Sắc xuân khiến cho lòng người thêm hân hoan, vui tươi.

Xuân về cũng là lúc con người đón chào năm mới. Đây cũng là thời điểm có dịp Tết cổ truyền của vô cùng quan trọng của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Đặc biệt nhất là khi cả nhà cùng gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Bố bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Mẹ thì đi chợ mua đồ chuẩn bị cho những ngày tết. Anh trai ra chợ hoa mua cây quất, cây đào về trang trí nhà cửa. Em cũng phụ giúp mọi người hoàn thành công việc của mình. Đêm ba mươi, cả nhà em cùng quây quần bên mâm cơm, rồi ngồi xem chương trình văn nghệ. Những ngày đầu năm mới, mọi người mặc quần áo thật đẹp để đi chúc Tết họ hàng. Em cũng chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được phong bao lì xì đỏ thắm. Không khí hân hoan, vui tươi khiến bao trùm lấy mỗi người.

Mùa xuân - mùa của sự sống, của niềm hạnh phúc và sum vầy. Xuân đến mang bao niềm hy vọng cho mọi người, cho quê hương và đất nước thân yêu của em. Yêu sao mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm.