K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi: "Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?" "Mẹ tớ may đấy!" - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

PHẠM HẢI LÊ CHÂU

a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài.

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn.

1
6 tháng 5 2018

a) - Mở bài: Tôi có một… màu cỏ úa.

- Thân bài: Chiếc áo sờn vai… quân phục cũ của ba.

- Kết bài: Mấy chục năm… cả gia đình tôi.

b) Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn:

- Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non.

- Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục.

- Gọn gàng như một chú bộ đội.

- Chững chạc như một anh lính tí hon.

- Như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi.

- Như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba.

Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như...
Đọc tiếp

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.

Phạm Hải Lê Châu

Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.

D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ)

A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.

B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.

C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thây chiếc áo của ba cũng rất đẹp.

D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ)

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

.........................................................................................................................................

Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)

- Chủ ngữ là:................................................................................................................

- Vị ngữ là:..................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)

Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

2
3 tháng 6 2019

giúp mk nha

13 tháng 7 2019

1c

2b

3d

22 tháng 1 2022

mik xin  chọn D ạ

22 tháng 4 2018

ý c hi hi

22 tháng 4 2018

cảm ơn nha -.-

12 tháng 7 2023

Các hình ảnh so sánh trong bài: 

+ Cái cầu vai so sánh với chiếc áo quân phục. (Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục.)

+ Hàng khuy so sánh với hàng quân trong đội duyệt binh (Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh.)

+ Cái cổ áo so sánh với hai cái lá non (Cái cổ áo như hai cái lá non.)

 

29 tháng 3 2022

thể hiện phẩm chất khéo léo của mẹ

 

30 tháng 3 2022
53ytrywrtrtyryeutgfgrgfgute
Câu nào dưới đây là câu ghép? Chép lại câu rồi xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ(nếu có) trong câu ghép đó.A. Tiếng sấm điếc tai mỗi lúc một mạnh thê, lớn lên, làm rung chuyển cả thế giới, chạy quanh vòm trời, đôi chỗ bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.(Henryk Sienkiewicz)B. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần...
Đọc tiếp

Câu nào dưới đây là câu ghép? Chép lại câu rồi xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ(nếu có) trong câu ghép đó.

A. Tiếng sấm điếc tai mỗi lúc một mạnh thê, lớn lên, làm rung chuyển cả thế giới, chạy quanh vòm trời, đôi chỗ bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.(Henryk Sienkiewicz)

B. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

C. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ dỗ những vệt hoa hồng thắm. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
D. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Câu .... là câu ghép.

Chép lại câu rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu ghép:

...................................................................................................................................................................

0
Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và...
Đọc tiếp

Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

b) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

c) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thẫm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chiễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

1
6 tháng 12 2017

a) - Có một câu ghép với 4 vế câu:

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,/ nó kết thành… to lớn,/ nó lướt qua… khó khăn, / nó nhấn chìm… lũ cướp nước.

- 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. (Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu.)

b) - Có 1 câu ghép với 3 vế câu:

Nó nghiến răng ken két,/ nó cưỡng lại anh,/ nó không chịu khuất phục.

- 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.

c) - Có 1 câu ghép với 3 vế câu:

Chiếc lá thoáng tròng trành,/ chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng/ rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

- Vế 1 và 2 nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi.

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

623
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D