K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2019

Bài làm

+ Mở bài:

– Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

+ Thân bài

– Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”

Nghĩa đen theo chúng ta hiểu ở đây mực là loại mực tàu ngày xưa có màu đen tuyền dùng viết bút lông trên giấy gió, khi viết người ta thường chấm bút lông vào mực để viết nếu sơ ý mực dính tay thì sẽ bị bẩn rất khó sạch

– Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích. Nó giúp người ta nhìn thấy trong bóng tối.

“Mực” ám chỉ những con người xấu xa, không có ích trong xã hội

“Đèn”: ở đây chỉ hình ảnh ánh sáng, những người tốt sống có ích và được nể trọng trong xã hội, đại diện cho chuẩn mực đạo đức.

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nhằm khuyên nhủ con người ta nên biết chọn bạn mà chơi, biết chọn hướng đi đúng trong hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa

– Nhằm giáo dục con người nên tránh xa những hoàn cảnh, con người xấu để tránh bị dính vào người như dính mực vừa bẩn vừa khó làm sạch .

– Là một học sinh chúng ta nên chọn bạn mà chơi, tránh xa các tệ nạn xã hội như game, ma túy, cờ bạc. Nên tích cực học tập, nghe lời thầy cô cha mẹ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi , có ích trong xã hội

– Nên biết giúp đỡ những bạn khó khăn hơn mình, những bạn có lối sống lệch lạc cần giúp các bạn nhìn ra điều sai trái để đi đúng hướng.

+ Kết bài

– Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẻ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.

2 tháng 2 2019

thanks bn na!bn chép mạng hay tự lm z(ko có ý j xấu đâu)

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.2. Tiếng Việt giàu đẹp.(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)3. Thuốc  đắng dã tật.4. Thất bại là mẹ thành công.5. Không thể sống thiếu tình bạn.6. Hãy biết quý thời gian.7. Chớ nên tự phụ.(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với...
Đọc tiếp

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.

1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.

2. Tiếng Việt giàu đẹp.

(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)

3. Thuốc  đắng dã tật.

4. Thất bại là mẹ thành công.

5. Không thể sống thiếu tình bạn.

6. Hãy biết quý thời gian.

7. Chớ nên tự phụ.

(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)

8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?

9. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

(Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)

10. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?

11. Thật thà là cha dại phải chăng?

(Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)

a) Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không? 

b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?

c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn.

1
21 tháng 6 2018

a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.

 

b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:

- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.

 

- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.

c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);

- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);

- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);

- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).

Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.

6 tháng 5 2022

tham khảo********

Môi trường sống có những ảnh hưởng nhất định đến con người. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên quý giá của ông cha ta qua câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ đã mượn hai hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của con người là mực và đèn. Trước hết, “mực” là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn “đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu xa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi - bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

Có thể kể đến nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là dẫn chứng cho “gần mực thì đen” vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại câu chuyện “Mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất cho “gần đèn thì rạng”. Mạnh Tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.

 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bắt gặp một số người không chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh - “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.

Đối với lứa tuổi học sinh, việc kết bạn là hết sức quan trọng. Nếu chơi với những bạn chăm ngoan, học giỏi, lễ phép, biết kính trên nhường dưới... thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt đẹp và sẽ trở thành người tốt. Bạn bè sẽ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên đúng đắn, giàu giá trị đối với mỗi người. Mỗi người cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

6 tháng 5 2022

Tham khảo

I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Ví dụ: Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta về những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách làm người. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

– Nghĩa bóng:

+ Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen

+ Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng

– Nghĩa đen:

+ Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy

+ Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng

2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

- Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng

 

- Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn

- Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Ví dụ: Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc.



 

16 tháng 4 2018

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/dan-gian-ta-co-cau-tuc-ngu-gan-muc-thi-den-gan-den-thi-rang-nhung-co-ban-lai-bao-gan-muc-chua-chac-da-den-gan-den-chua-chac-da-rang-em-hay-viet-bai-van-chung-minh-thuyet-phuc-ban-ay-theo-y-kien-cua-em-c36a594.html#ixzz5EEdo2ejJ

11 tháng 1 2018

+ Vấn đề của đề (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

+ Vấn đề của đề (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.

+ Vấn đề của đề (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.

25 tháng 2 2018

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.

viết bài văn nghị luận về vấn đề Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn, câu nào là chân lí theo dàn ý sau(lưu ý: không chép mạng,lấy cả ví dụ vào bài viết)1. Mở bài:- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.2. Thân bài:* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của...
Đọc tiếp
viết bài văn nghị luận về vấn đề Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn, câu nào là chân lí theo dàn ý sau(lưu ý: không chép mạng,lấy cả ví dụ vào bài viết)

1. Mở bài:

- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.

2. Thân bài:

* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"

- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.

- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.

- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh

* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"

- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.

- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.

* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:

- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.

- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.

3. Kết bài:

- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.

- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

1
9 tháng 3 2023

Dàn ý chi tiết này em có thể tự viết được rồi mà em? Không chép mạng thì chỉ có tự làm, vừa rèn được cách viết, vừa đúng ý em nhất

31 tháng 3 2020

Lập dàn ý chứng minh rằng con người không thể sống thiếu tình bạn

Mở bài:

- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.

- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.

Thân bài:

- Thế nào là 1 tình bạn đẹp?

+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.

+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.

+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...

- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy

- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.

- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh

Kết bài:

Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

31 tháng 3 2020

Hãy biết quý thời gian

1. Mở Bài - Cuộc đời mỗi con người thật quý giá. - Thời gian là tài sản vô giá, nên phải biết quý trọng thời gian. 2. Thân Bài a. Thời gian là gì? · Là giây, phút, ngày giờ, năm tháng... · Biết quý trọng thời gian là sử dụng thời gian hiệu quả nhất, không lãng phí. b. Bàn về cách tiết kiệm thời gian: · Lên thời gian biểu để giờ nào việc ấy cho khoa học. · Sử dụng thời gian cân đối giữa học tập, lao động, nghỉ ngơi... · Dẫn chứng: Bác Hồ trăm công nghìn việc, vẫn sắp xếp thời gian trò chuyện cùng thiếu nhi, đọc sách, trồng cây, nuôi cá, tập thể dục... c. Phê phán: · Hiện tượng phí phạm thời gian vì lười biếng. · Nướng thời gian vào trò chơi điện tử, mạng xã hội... · Sử dụng thời gian để học, làm việc không khoa học cũng ảnh hưởng sức khỏe. d. Bài học: · Thế hệ trẻ phải biết quý thời gian như vốn liếng của mình. · Dùng thời gian để làm nhiều điều có ích 3. Kết Bài · Quý trọng thời gian là quý trọng cuộc đời mình và những người khác. · Hãy dành thời gian cho những người thân yêu của ban.