K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

Ây dà ~ Đề dự thi UPU là không được chơi đểu nhá:))

14 tháng 1 2019

tham khảo thôi mak bn

16 tháng 4 2020

Kính gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres

Bình thường một học sinh cấp 2 như cháu chắc chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện viết thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Nhưng lần này vì có cuộc thi viết thư quốc tế nên cháu cũng sẽ thử cố gắng đóng góp ý kiến về một vấn đề chung của toàn thế giới.

Hiện nay cháu vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng học khá tốt môn tin học và đang định hướng để học theo chuyên ngành an ninh mạng. Và cũng vì thế mà cháu khá quan tâm đến tình hình an ninh mạng khắp nơi trên thế giới.

Rất nhiều chuyên gia đã chung nhận định rằng tội phạm công nghệ cao đang ngày càng trở nên tinh vi, tấn công với quy mô rộng và gây thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội của các quốc gia. Hơn thế, nguy cơ chiến tranh mạng đang hiện hữu trong đó có những tác động trực tiếp đến sinh mạng con người.

Năm 2015, tin tặc tấn công vào hệ thống điện lưới của Ucraina gây mất điện cục bộ, ảnh hưởng đến trăm nghìn người dân; đó được ghi nhận là cuộc tấn công mạng thành công đầu tiên làm ảnh hưởng được đến lưới điện. Hàn Quốc cũng thường xuyên ghi nhận những cuộc tấn công vào hệ thống điện hạt nhân, đường sắt...

Trong khi đó những cuộc tấn công quy mô toàn cầu khác vẫn thỉnh thoảng gây chấn động thế giới, ví dụ như vụ mã độc tống tiền WannaCry đã cho thấy mức độ hậu quả mà dạng mã độc này có thể gây ra.

Ở đất nước của cháu cách đây vài năm cũng xảy ra vụ tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các sân nay lớn, khiến mọi người không còn coi nhẹ vấn đề này được nữa.

Động cơ của các cuộc tấn công mạng thường là để lấy cắp thông tin; quấy phá, làm hư hại hình ảnh của các quốc gia, tổ chức; hoặc để kiếm tiền...

Mặc dù vấn đề này đã được cảnh báo nhiều năm trở lại đây, nhưng đúng là thật khó để sớm cải thiện tình hình. Mục tiêu an ninh mạng dường như đang đòi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất của các quốc gia.

Trong khi đó nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thông tin cũng chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều quốc gia, bao gồm việc đào tạo phổ biến kiến thức cho thế hệ trẻ, vì thế rất cần sự hỗ trợ từ phía Liên hợp quốc.

Hi vọng trong thời gian tới Liên hợp quốc sẽ có những hoạt động cụ thể, những hiệp ước hay bản thỏa thuận được ký kết để đẩy lùi được cuộc khủng hoảng an ninh mạng hiện nay.

Thân gửi!

8 tháng 1 2019

super hero

8 tháng 1 2019

bức thư mak hiền

4 tháng 1 2019

Tham khảo

Hà Nội năm 2018.

Các bạn thân mến!

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.

Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.

Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.

Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.

Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.

Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.

Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.

Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.

Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn nhé!

Nguyễn Thanh Hương

22 tháng 1 2019

cảm ơn nha

23 tháng 1 2018

 Cái này là viết thư UPU đúng hông

23 tháng 1 2018

Vừa qua, Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) đã công bố chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 trên trang web của tổ chức này. Theo đó, chủ đề của năm 2018 là: “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?”

Hằng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư Quốc tế dành cho trẻ em nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em; Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ; và Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.

Dưới đây là một bài văn tham khảo để các em có thể tưởng tượng bài viết UPU lần 48 của một công dân đang sống ở những năm 3000.

Gợi ý viết thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian - Ảnh 1

Bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia

Vũ trụ năm 3000

Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 3000. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo về những nguy cơ sẽ xảy ra trong tương lai.

Có lẽ ai cũng biết, hiện nay mất cân bằng giới tính đang trong tình trạng báo động khi mỗi năm số lượng bé trai chào đời lớn hơn số lượng bé gái rất nhiều.

Cụ thể, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) thống kê, tỷ lệ chào đời của bé trai và bé gái được ghi nhận ở con số 115,9:100 tại Trung Quốc năm 2014 (cứ khoảng 100 bé gái chào đời thì có 115,9 bé trai ra đời trong cùng thời gian), tại Ấn Độ là 110,01:100 của giai đoạn năm 2011-2013, tại Singapore là tỷ lệ 105,6:100, tại Việt Nam khá cao với tỷ lệ hơn 110:100 của năm 2014…

Mất cân bằng giới tính, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động xã hội theo chiều hướng tiêu cực bởi đây không chỉ là vấn đề về dân số mà còn là vấn đề của xã hội.

Tình trạng mất cân bằng giới tính hay tỷ lệ chào đời của bé trai nhiều hơn bé gái đang gia tăng khiến cho các quốc gia đều rất lo lắng. Quan niệm “trọng nam kinh nữ”, nhiều tập quán xấu tồn tại, nhất là sự can thiệp của y khoa là những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng “thừa trai thiếu gái” đang được báo động trên toàn cầu.

Ở đó, hệ lụy rõ nhất được nhắc đến là tình trạng hôn nhân của những bé trai sau này lớn lên, được cho là ít cơ hội. Do đó, hiện có rất nhiều thiếu nữ, nhất là ở các vùng quê nghèo tại Ấn Độ hay Trung Quốc bị bắt cóc, bị bán đi với mục đích kết hôn. Trong khi đó, nhiều thanh niên sau này buộc phải vất vả tìm vợ ở các nước khác.

Có thể thấy, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh không nằm ở việc lựa chọn giới tính thai nhi, mà chính là do sự bất bình đẳng giới và xem thường giá trị của phụ nữ.

Hiện tượng lựa chọn giới tính trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn bởi các giá trị truyền thống gia trưởng trong gia đình, đặc biệt là hệ thống gia đình phụ hệ cũng như thiếu quyền tự chủ của người phụ nữ về mặt tài chính và xã hội.

Do đó, giải pháp của vấn đề là đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em. Khi mà phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới, thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm, thậm chí họ có thể làm tốt hơn.

Có thể thấy phân biệt đối xử đối với trẻ em gái dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm quyền con người, cần phải được chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình. Tôi nghĩ bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Vì vậy, chúng ta hãy chung tay góp phần giải quyết tốt vấn đề bất bình đẳng về giới tính vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Thân ái chào tạm biệt!

Bình

14 tháng 10 2020

Mẹ kính yêu..!

Giờ này mẹ đã ngủ....

Con viết cho mẹ khi con đang say. Hôm nay con uống 2 cốc bia mẹ ạ. Con say. Con khóc.

Ngày 20/10 là gì hả mẹ? Với mẹ chỉ giản đơn là 1 ngày bình thường thôi nhỉ.

Con khóc. Và con nghĩ về mẹ. Từ khi con hiểu được 20/10 là gì? Con đã làm được những gì cho mẹ.

Ngày cấp 1 con xin mẹ 2.000 đồng để đóng tiền mua hoa cho cô giáo chủ nhiệm. Đi học về thấy mẹ đang bán những tạ than đen nhẻm, cái cân phải luồn đòn gánh vào vì chưa có cân bàn... vai phải mẹ thường đau mỗi tối.

Ngày cấp 2 con xin mẹ 10.000 đồng để ngoài tiền mua hoa cho cô, còn mua thiếp hí hoáy cả đêm tô vẽ, tặng những người bạn con yêu thương. Mẹ nằm trên giường vắt tay lên trán: "Tháng này bố mày chắc không được nghỉ phép"...

Ngày cấp 3 con xin mẹ 50.000 đồng, để cùng các bạn trong lớp cắm trại và liên hoan tới tối muộn mới về. Mẹ đã lau sạch sẽ nhà cửa, mâm cơm tối vẫn còn để gọn gàng thức ăn cho riêng con. 2 thằng em chành chọe nhau mệt rồi lại ôm nhau ngủ...

Đại học. Con là cán bộ lớp, con chúc mừng nhiều người lắm, bạn bè, cô giáo, những cô bác con quen...những ngôn từ dí dỏm và đặc biệt dành riêng từng người. Mẹ điện thoại lên và nói những điều như ngày nào cũng điện để nói: " Đi ngủ nhớ mắc màn, tối nhớ cài cửa thật kỹ, ngủ sớm đi".

Nhưng...mẹ biết không, con luôn nghĩ tới mẹ đầu tiên. Con luôn thế. Ngày bé, có lần con làm tặng mẹ bài thơ nhưng không dám đưa, có lần mua hoa tặng mẹ rồi lại đưa cho đứa bạn về... cắm. Có lẽ do mình ở quê mẹ nhỉ? Ở quê những bà mẹ đầu tắt mặt tối, chẳng chồng con nào tổ chức ngày của mẹ.

Con lên thành phố

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ mặc váy và đi dép cao. Họ bước những bước đi uốn dẻo nhẹ nhàng lịch lãm, không vội vã, tất bật như mẹ. 8h tối họ trang điểm và đi cafe, mẹ cơm nước, giặt giũ và mắc màn cho chúng con ngủ.

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ nói về khiêu vũ, về những chuyến công tác đi mệt lử nhưng biết nơi này, nơi kia, biết món này món kia. Còn mẹ của con, khi con điện thoại về hỏi: Mẹ ơi con ghẹ là con gì mẹ nhỉ? có người nói với con là con ghẹ ăn ngon. Mẹ trả lời: "Mẹ cũng không rõ lắm, hình như nó giống con hến, con ngao"...Và khi con được biết về con ghẹ. Con khóc.

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Chồng họ chở đi siêu thị mỗi tuần, và đi mua cho những bộ quần áo đẹp. Vậy mà những lúc chán chồng, họ đi ra phố phường với đám bạn, và vào vũ trường, vào cafe. Còn mẹ, mẹ khóc mỗi khi bố làm mẹ buồn. Và mẹ nói với chúng con: "Chỉ mẹ được nói bố, chúng mày là con dù bố mẹ có sai đến thế nào cũng không có quyền nói...".

Mẹ của con. Lúc này con nhớ về tuổi thơ con. Quãng đời con trải qua bên mẹ. Chúng con luôn có mẹ ở bên. Và bố cũng thế, bố gọi điện thoại mỗi ngày mẹ nhỉ, và bố gặp lần lượt từ mẹ tới 3 đứa con... Bố mỗi tháng về 1 lần. Chúng con lớn lên, đứa nào cũng sáng sủa khôn ngoan, ai cũng khen mẹ thật giỏi, bố thật may vì có mẹ... Bố con cũng là một người đàn ông tuyệt vời phải không mẹ. Dẫu đôi lúc bố làm mẹ buồn, nhưng con người có ai hoàn hảo đâu? Con cũng thấy xấu hổ lắm, khi con, khi em con, chẳng ngoan như những gì mẹ đã chờ mong.

Mẹ! Mẹ ngủ đi, đừng thức nữa, sao giấc ngủ mẹ chẳng sâu thế. Sao sau 1 đêm mắt mẹ càng quầng? Sao mẹ hay ốm đau?

Mẹ! Con yêu mẹ. Con yêu mẹ. Và con sẽ sống thật tốt như những gì bà ngoại đã dạy mẹ để mẹ dạy con. "Sống không quỵ lụy ai, không hài lòng và không giả dối".

Con đã lớn khôn, con đã trưởng thành, nhưng những tối rúc đầu vào nách mẹ mà ngủ vùi, tới sáng vẫn dang chân tay trên giường ngon giấc...còn mẹ đã nấu xong bữa sáng. Con bỗng thấy mình như một công chúa nhỏ, thấy con là người hạnh phúc nhất thế gian, vì tất cả những gì bố mẹ dành cho chị em con, là những điều con không mong gì hơn thế nữa.

Đêm nay con chúc mẹ ngủ ngon, và bố ở nơi xa sẽ luôn mơ về mẹ!

11 tháng 12 2018

Chào các bạn!

Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là Bố của tôi. Bố tôi là anh hùng thực sự của tôi vì ông ấy là người đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi.

Với tôi, bố tôi là một bác sĩ và cũng là một người cha tuyệt vời nhất. Dù công việc vô cùng bận rộn bởi những đêm trực, những ngày đi học, đi làm nhưng bố vẫn luôn dành cho anh em tôi những ngày vui chơi quây quần vui vẻ nhất.

Những ngày trong tuần, bố tôi thường dành thời gian cho những người bệnh của mình. Ông không có thời gian để nghỉ ngơi vì bệnh nhân đến chỗ bố tôi quá đông. Lúc nào được nghỉ bố lại vội vàng về trường tranh thủ đón anh, em tôi để đỡ nhớ.

Tôi nhớ, năm 8 tuổi, mẹ đi công tác, em tôi về bà ngoại. Nhà chỉ còn tôi bị sốt, bố phải trực và không cắt trực được bố đành bế tôi lên xe và đưa tôi vào nằm phòng bác sĩ nơi bố và các đồng nghiệp của ông nghỉ ngơi sau mỗi tua trực dài. T

ôi sốt cao, bố cho tôi uống hạ sốt rồi ông lại lao nhanh ra phòng hồi sức cấp cứu nơi có những bệnh nhân đang cần ông. Ông như một cái máy, cái máy không ngừng nghỉ. 15 – 20 phút ông lại chạy qua hỏi tôi “con trai, con thấy ổn chứ!” Tôi gật đầu là bố tôi lại lao thoăn thoắt đi về phía phòng bệnh đèn sáng trưng kia. Tôi không nhớ đã được bố đưa đi trực cùng bao nhiêu lần.

Những lần đó, nhìn thấy công việc của bố tôi thấy bố thực sự là người hùng. Có những bữa cơm, nhận được điện thoại có ca cấp cứu nặng là ông lại bỏ bát, xoa đầu anh em tôi với lời hẹn “”các con ở nhà ngoan, bố vào viện”. Bóng ông lại hun hút hành lang toà nhà để đến với người bệnh.

Có lúc, tôi thấy bố mình như anh hùng giải cứu thế giới. Bố tôi nhận được nhiều giải thưởng từ cơ quan cũng như trong ngành và tôi thấy bố mình xứng đáng nhận được điều đó. Khi về nhà, Bố đã cố gắng hết sức để giữ cho gia đình của chúng tôi hạnh phúc. Ông làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình chúng tôi

. Ông ấy yêu thương anh em tôi rất nhiều và luôn cố gắng làm tôi vui mỗi khi tôi đang ở trong một tâm trạng buồn. Ông luôn dạy cho tôi những điều tốt và không làm hư tôi bằng cách mua cho tôi tất cả những điều mà tôi muốn. Nhưng đồng thời, ông đã tặng tôi rất nhiều điều mà tôi luôn luôn muốn có. Bố tôi đã luôn cố gắng với mức độ tốt nhất của mình để làm cho tôi trở nên một người tốt.

Dù bận rộn, bố vẫn luôn trao đổi với cô giáo của tôi về việc học của tôi và ông không bao giờ ép tôi phải học hành. Ông ấy rất cẩn thận về những thứ tôi ăn. Ông luôn nhấn mạnh tôi ăn những thứ lành mạnh như trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Ông là một người cha tràn đầy yêu thương.

Tôi lúc nào cũng thích dành thời gian với ông ấy và học hỏi những điều mới mẻ từ ông ấy. Ông đã dạy tôi bơi. Tính đến nay tôi đã giành được nhiều giải vô địch bơi lội. Bố của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học vấn. Ông không cho phép tôi tốn tiền học phí mà thay vào đó ông ngồi với tôi giải quyết những vấn đề đang xảy ra.

Bởi vì niềm vẻ vang cho bố tôi nên Tôi thực hiện việc học rất tốt. Bố tôi là món quà quý giá nhất của Chúa dành tặng cho tôi. Bố tôi là một người cha tràn đầy yêu thương và là người lịch thiệp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Ông muốn tôi trở thành một con người tốt được như ông ấy. Đó là lý do tại sao ông luôn dạy tôi cách phân biệt giữa sai và đúng. Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi có thể thảo luận về tất cả mọi thứ với ông ấy mà không hề do dự. Những điều mà tôi không bao giờ để lộ ra cho bất cứ người bạn thân thiết nào, tôi có thể dễ dàng thảo luận với bố tôi. Bất cứ khi nào tôi cần sự giúp đỡ của ông, ông luôn luôn ở đó.

Ông ấy giống như một người hùng đối với tôi. Dù tôi mới 15 tuổi nhưng bố đã chỉ cho tôi cách để đạt được thành công, bố chỉ ra cơ hội đang tồn tại trước mặt tôi. Nhưng đồng thời, ông đã để cho tôi tự quyết định về con đường mà tôi lựa chọn. Ông rất tự tin rằng những nỗ lực của ông sẽ làm cho tôi trở nên là một người tốt mà không bao giờ đi vào điều xấu. Nhìn sự tin tưởng của ông ấy trong tôi nên một ngày nào đó tôi muốn làm cho ông ấy tự hào.

Xin chào hẹn gặp lại!

11 tháng 12 2018

Chào các bạn!
Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là Bố của tôi. Bố tôi là anh hùng thực sự của tôi vì ông ấy là người đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi.

Với tôi, bố tôi là một bác sĩ và cũng là một người cha tuyệt vời nhất. Dù công việc vô cùng bận rộn bởi những đêm trực, những ngày đi học, đi làm nhưng bố vẫn luôn dành cho anh em tôi những ngày vui chơi quây quần vui vẻ nhất.

Những ngày trong tuần, bố tôi thường dành thời gian cho những người bệnh của mình. Ông không có thời gian để nghỉ ngơi vì bệnh nhân đến chỗ bố tôi quá đông. Lúc nào được nghỉ bố lại vội vàng về trường tranh thủ đón anh, em tôi để đỡ nhớ. 

Tôi nhớ, năm 8 tuổi, mẹ đi công tác, em tôi về bà ngoại. Nhà chỉ còn tôi bị sốt, bố phải trực và không cắt trực được bố đành bế tôi lên xe và đưa tôi vào nằm phòng bác sĩ nơi bố và các đồng nghiệp của ông nghỉ ngơi sau mỗi tua trực dài. 

Tôi sốt cao, bố cho tôi uống hạ sốt rồi ông lại lao nhanh ra phòng hồi sức cấp cứu nơi có những bệnh nhân đang cần ông. Ông như một cái máy, cái máy không ngừng nghỉ. 15 – 20 phút ông lại chạy qua hỏi tôi “con trai, con thấy ổn chứ!” Tôi gật đầu là bố tôi lại lao thoăn thoắt đi về phía phòng bệnh đèn sáng trưng kia.

Tôi không nhớ đã được bố đưa đi trực cùng bao nhiêu lần. Những lần đó, nhìn thấy công việc của bố tôi thấy bố thực sự là người hùng. Có những bữa cơm, nhận được điện thoại có ca cấp cứu nặng là ông lại bỏ bát, xoa đầu anh em tôi với lời hẹn “”các con ở nhà ngoan, bố vào viện”. Bóng ông lại hun hút hành lang toà nhà để đến với người bệnh. Có lúc, tôi thấy bố mình như anh hùng giải cứu thế giới.

Bố tôi nhận được nhiều giải thưởng từ cơ quan cũng như trong ngành và tôi thấy bố mình xứng đáng nhận được điều đó.

Khi về nhà, Bố đã cố gắng hết sức để giữ cho gia đình của chúng tôi hạnh phúc. Ông làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình chúng tôi. Ông ấy yêu thương anh em tôi rất nhiều và luôn cố gắng làm tôi vui mỗi khi tôi đang ở trong một tâm trạng buồn. Ông luôn dạy cho tôi những điều tốt và không làm hư tôi bằng cách mua cho tôi tất cả những điều mà tôi muốn. Nhưng đồng thời, ông đã tặng tôi rất nhiều điều mà tôi luôn luôn muốn có. Bố tôi đã luôn cố gắng với mức độ tốt nhất của mình để làm cho tôi trở nên một người tốt. 

Dù bận rộn, bố vẫn luôn trao đổi với cô giáo của tôi về việc học của tôi và ông không bao giờ ép tôi phải học hành. 

Ông ấy rất cẩn thận về những thứ tôi ăn. Ông luôn nhấn mạnh tôi ăn những thứ lành mạnh như trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Ông là một người cha tràn đầy yêu thương. Tôi lúc nào cũng thích dành thời gian với ông ấy và học hỏi những điều mới mẻ từ ông ấy. Ông đã dạy tôi bơi. Tính đến nay tôi đã giành được nhiều giải vô địch bơi lội. Bố của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học vấn. Ông không cho phép tôi tốn tiền học phí mà thay vào đó ông ngồi với tôi giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Bởi vì niềm vẻ vang cho bố tôi nên Tôi thực hiện việc học rất tốt. Bố tôi là món quà quý giá nhất của Chúa dành tặng cho tôi. 

Bố tôi là một người cha tràn đầy yêu thương và là người lịch thiệp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Ông muốn tôi trở thành một con người tốt được như ông ấy. Đó là lý do tại sao ông luôn dạy tôi cách phân biệt giữa sai và đúng.

Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi có thể thảo luận về tất cả mọi thứ với ông ấy mà không hề do dự. Những điều mà tôi không bao giờ để lộ ra cho bất cứ người bạn thân thiết nào, tôi có thể dễ dàng thảo luận với bố tôi. Bất cứ khi nào tôi cần sự giúp đỡ của ông, ông luôn luôn ở đó. Ông ấy giống như một người hùng đối với tôi.

Dù tôi mới 15 tuổi nhưng bố đã chỉ cho tôi cách để đạt được thành công, bố chỉ ra cơ hội đang tồn tại trước mặt tôi. Nhưng đồng thời, ông đã để cho tôi tự quyết định về con đường mà tôi lựa chọn. Ông rất tự tin rằng những nỗ lực của ông sẽ làm cho tôi trở nên là một người tốt mà không bao giờ đi vào điều xấu. Nhìn sự tin tưởng của ông ấy trong tôi nên một ngày nào đó tôi muốn làm cho ông ấy tự hào. 
Xin chào hẹn gặp lại!

(họ tên tự viết)

hok tốt

nhớ k mk

28 tháng 2 2018

Xin chào các bạn của thế kỷ 21

Tôi là lá thứ đến từ tương lai của thần Demeter, một vị nữ thần thiên nhiên tôi có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của chúng ta. Tôi đến với các bác bằng cỗ máy siêu thời gian. Vũ trụ tôi đang sống là so với các bạn là 1000 năm. Nhưng hiện hữu, vũ trụ nơi tôi sống vẫn còn đó những gánh nặng không thể trút bỏ được đó là nạn đói nghèo và bệnh tật đeo đuổi cuộc sống của nhân loại chúng ta.

Nơi tôi đang sống, bệnh tật, chết chóc và hình ảnh những em bé vẫn đang hiện hữu ra hàng ngày.

Các bạn của thế kỷ 21 ạ, nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi lo lắng chúng ta có thể góp phần đẩy nhân loại vào tuyệt chủng trong tương lai. Môi trường bị tàn phá, biến đổi khí hậu và tất cả chỉ là sa mạc toàn cát, thiếu nước, thiếu mọi thứ.

Cách đây không lâu, ông Philip Alston - đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề cực nghèo và nhân quyền - đang có chuyến đi khảo sát tại Mỹ, với các chặng dừng chân tại 4 bang, thủ đô Washington và lãnh thổ Puerto Rico.

Theo báo Guardian (Anh), hành trình bắt đầu từ ngày 1/12 và tập trung vào những rào cản xã hội và kinh tế khiến giấc mơ Mỹ khó thành hiện thực đối với hàng triệu người dân nước này. Ông Alston cũng sẽ tìm hiểu nỗ lực chống nạn vô gia cư tại những nơi đặt chân đến.

Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết có đến 41 triệu người dân nước này đang sống trong cảnh đói nghèo. Sứ mệnh của LHQ nhằm chứng minh rằng bất kỳ quốc gia nào, dù giàu đến đâu, cũng không tránh khỏi những tác động do tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng gây ra. "Nghèo đói và bất bình đẳng vẫn tồn tại ở Mỹ dù đây là nước giàu" - ông Alston nhận định.

Bài mẫu thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian

Không chỉ riêng với nước mỹ, mà nạn đói đang đe dọa các nơi. So với tất cả các khu vực khác trên thế giới thì châu Phi là lục địa chịu nhiều thiệt thòi nhất. Lý do là bởi trong khoảng thời gian quá dài người dân phải sống trong chế độ nô lệ và thực dân. Như vậy, nguyên nhân lịch sử có thể được kể đến cho những vấn đề về sau này.

Vậy người dân ở châu lục này đang phải hứng chịu những gì?

Theo số liệu được công bố cách đây 2 năm, con số nạn nhân chết vì đói ở 3 nước châu Phi là Somalia, Ethiopia và Kenya đã lên tới khoảng 11 triệu người. Những trẻ em ở các khu vực này đến các trại tị nạn của Liên Hợp Quốc ở phía Đông Bắc Kenya yêu cầu cứu trợ nhân đạo như lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm...

Không dừng lại ở dó, các quan chức quốc tế đã cảnh báo, 800.000 đứa trẻ có thể chết vì suy dinh dưỡng trên khắp các quốc gia Đông Phi như Somalia, Ethiopia, Eritrea, và Kenya.

Có xuất phát điểm thấp cộng với những ảnh hưởng chung của những diễn biến khủng hoảng toàn cầu đã đẩy những quốc gia này đến gần hơn với bờ vực của đói nghèo tột cùng.

Có thể nói, chưa một khu vực nào trên thế giới lại bị ảnh hưởng bởi nhiều loại đại dịch như ở châu Phi. Vào giữa năm nay, dịch bệnh Ebola bùng phát ở 5 nước Tây Phi và số người thiệt mạng đã vượt ngưỡng 5.000. Bệnh dịch có xu hướng lay lan nhanh đồng thời để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các nước Tây phi đã đối mặt với bệnh dịch này từ rất lâu, nhưng đến năm nay, dịch bệnh bùng phát mới khiến người dân cực kỳ hoang mang và lo sợ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi thế giới dành nhiều nguồn lực mới để thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu phát triển y tế, đặc biệt nhằm vào các bệnh hiện tác động nguy hại ở các nước đang phát triển. Bởi theo WHO, các nước đang phát triển, nhất là các nước chậm phát triển, sẽ phải trả cái giá rất đắt bằng sự hoành hành của những loại bệnh tật nguy hại với sức khỏe con người.

Trước khi WHO lên tiếng kêu gọi gia tăng nguồn lực y tế cho các nước đang phát triển thì cả thế giới đã biết tới khái niệm gọi là các bệnh dịch do nghèo đói. Đó là các bệnh dịch thường xuất hiện hơn ở những nước nghèo và người nghèo mà trong nhiều trường hợp nghèo đói là nguy cơ hàng đầu dẫn tới các bệnh dịch này, hay nói cách khác là bệnh dịch sinh ra từ nghèo đói.

Hiện có 3 loại bệnh dịch chủ yếu của sự nghèo đói, thiếu điều kiện chăm sóc y tế là HIV/AIDS, sốt rét và lao. Các quốc gia đang phát triển chiếm 95% bệnh nhân AIDS toàn cầu, 98% trường hợp lây nhiễm lao chủ động và 90% trường hợp tử vong vì sốt rét xảy ra tại châu Phi hạ Sahara. Tổng cộng, 3 bệnh dịch này chiếm tới 10% trường hợp tử vong trên toàn cầu.

Những loại bệnh dịch khác như sởi, viêm phổi, tiêu chảy... cũng liên quan tới nghèo đói. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ tại các nước đang phát triển chiếm tới 98%. Tính ra, các bệnh dịch vì sự nghèo đói giết hại xấp xỉ 14 triệu người mỗi năm trên thế giới.

WHO cũng ước tính rằng, hiện có khoảng 1 tỷ người nghèo nhất thế giới đang chịu đựng các bệnh mà tổ chức này gọi là “Bệnh nhiệt đới bị lãng quên” như sốt xuất huyết, bệnh dại, giun chỉ, bệnh phong... Điều đáng nói là mặc dù chi phí dự phòng chỉ có 0,5 USD/người nhưng do những người mắc bệnh là người nghèo ở nước nghèo nên không có điều kiện ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh mà lẽ ra hoàn toàn có thể khống chế được.

Trong lúc này, tôi cho rằng việc kêu gọi sự giúp đỡ của xã hội là một việc làm dũng cảm và đúng đắn. Mỗi một cá nhân không nên sống tách biệt với xã hội loài người mà ngay từ hôm nay chúng ta hãy bắt tay hòa mình với công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giảm bệnh tật từ chính trong nơi chúng ta đang sống.

Mỗi bạn nên học cách tiết kiệm không lãng phí, không xả rác ra môi trường, nói không với những hành vi hủy hoại môi trường. Ở tuổi của các bạn làm được điều đó chúng ta đã góp phần nhỏ bé làm giàu cho nhân loại của chúng ta, giảm bệnh tật, đói nghèo.

Chào thân ái! 

Chúc học giỏi nha !! 

28 tháng 9 2020

Thời gian thấm thoát trôi... Mới ngày nào chúng con còn bỡ ngỡ đứng nép ở cổng trường, giờ đây chúng con đã sắp phải xa trường, xa cô. Dẫu biết gặp mặt rồi sẽ có ngày chia li, nhưng lời chia tay sao mà khó nói quá cô ơi. Những lời dạy bảo của cô như đang ùa về khi con viết lá thư tri ân này.

Cô ơi !

Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.

Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.

Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.

Con nhớ lắm cô ơi, cái ngày được nhận thông báo trúng tuyển vào trường THPT Gang Thép và cái ngày đầu tiên đi học. Trường lớp trong mắt con còn rất lạ lẫm.

Với tính nhút nhát, con chẳng dám bắt chuyện với ai, chỉ trả lời khi được hỏi nhưng cô đã đến bên hỏi han con. Qua cử chỉ ấy, con thấy mình được quan tâm. Đó là kỉ niệm con không thể quên.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi...Những chú ve bắt đầu kêu râm ran báo hiệu một mùa hè tới. Giờ chia tay đã đến viết những dòng này con không mong được đọc trước toàn trường vì lời văn của con vẫn chưa hay nhưng con viết để tri ân ghi nhớ công ơn cô thầy những người cha mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng con rèn luyện thành người.

Con xin được gửi lời cảm ơn, tri ân chân thành nhất đến cô giáo chủ nhiệm - Cô Vũ Thị Thanh Mai. Cô luôn là người mẹ tâm lí nhất của chúng con. Ngoài những giờ học tập mệt mỏi trên lớp, cô còn hay tổ chức nhiều hoạt động vui giải trí cho chúng con. Cách giảng dạy của cô không bị khô khan vì có thêm những mẩu chuyện vui. Dù mệt nhưng cô vẫn nhiệt tình trong từng tiết dạy.

Khá nhiều lớp trong khối ghen tị với chúng con vì được cô giáo tâm lí chủ nhiệm và đó là một may mắn của chúng con. Nhờ có cô mà tập thể 12A3 chúng con được đoàn kết, biết quý trọng nhau hơn. Trong suốt thời gian qua, nhiều khi chúng con làm cô phải buồn lòng và thất vọng.

Giờ nghĩ lại, chúng con thấy mình còn hành động quá bồng bột, chưa ý thức được hết mọi việc mình làm. Chúng con biết thế là sai. Chúng con thật lòng xin lỗi cô.

Cảm ơn cô đã tận tâm hết mình vì chúng con và cho chúng con những năm tháng tuyệt vời. Cảm ơn cô đã cho chúng con những kỉ niệm vui buồn, những hồi ức đẹp nhất của thời học sinh.

Sau này ra trường rồi, không có cô thầy, bố mẹ bên cạnh, chúng con sẽ phải tự đối mặt với không ít chông gai phía trước. Nhưng chúng con sẽ cố gắng phấn đấu hết mình để vượt qua những thử thách ấy bằng những kiến thức thầy cô, cha mẹ đã truyền đạt cho mình.

Giờ đây trước mắt chúng con là hai kì thi quan trọng đang chờ đợi: Tốt nghiệp và Đại học. Chúng con sẽ cố gắng chuẩn bị thật tốt cho hai kì thi ấy để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, cha mẹ. Sắp phải xa trường rồi, con không biết nói gì hơn....Con chúc cô luôn mạnh khỏe và công tác tốt. Mãi nhớ về cô.

=> Đây chính là một bức thư được viết bởi lớp 12A3 trường Trung học Phổ thông Giang Thép gửi đến cô giáo viên chủ nhiệm của mình là cô Vũ Thị Thanh Mai. Chắc chắn khi bạn đọc bài viết này, bạn sẽ tràn ngập cảm xúc, muốn được ngồi bên cạnh thầy cô lúc này.
Này là mình chép mạng á:>>,Mong bn thông cảm,mình không có khả năng về văn học =.=

bn ơi, trg mik cx cs phong trào này,  cô giáo bảo là tự viết không được nhờ nngười khác

Thế nhé bn