K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018

Vừ A Dính là một anh hùng nhỏ tuổi . Năm 13 tuổi, Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế gạo, muối cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vây...Đến năm 1949 anh vừa đủ điều kiện gia nhập bộ đội Việt Minh. Trong 1 lần liên lạc, quân Lê dương Pháp vây bắt được Vừ A Dính và yêu cầu anh chỉ điểm nơi ở của cán bộ Việt Minh. Vừ A Dính chống lại và bị tra tấn, nhưng Pháp và Quốc gia Việt Nam không khai thác được tin tức gì. Vào chiều tối ngày 15-6-1949, quân Pháp đã bắn và treo anh lên cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Anh hy sinh khi chưa tròn 15 tuổi. Anh đã giúp đất nước ta thắng lợi bao nhiêu trận chiến tuy anh không phải là người trực tiếp ra trận . Anh luôn là một người con Việt Nam dũng cảm , hi sinh vì đất nước . ................

Link : Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính

Tự viết tiếp

Em thấy rất tự hào khi có 1 người hùng nhỏ của dân tộc

Không những dũng cảm mà còn giàu lòng yêu nước

Chúc bạn hok tốt !

6 tháng 1 2019

em rất tự hào vì nước mình có 1 anh hùng nhỏ tuổi  của dân ta 

dù  có mọi nguy hiểm như thế nào anh cũng cũng quyết gia nhập đội 

em rất khâm phục anh đội trưởng nhỏ Vừng A Dính

1 tháng 1 2019

Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

3 tháng 12 2017

Ngô Quyền (còn gọi là Tiền Ngô Vương), là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam. Năm 938, ông đã lãnh đạo nhân dân ta đánh quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức chấm dứt hơn một thiên niên kỷ bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài  của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì đất nước từ năm 939 đến năm 944.

Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô  tả là bậc anh hùng hào kiệt có trí dũng. Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường đang suy yếu và dần tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng của người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại la vào năm 905 và họ Dương vào năm 931.

Sau khi trở thành con rể của Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản Ái  Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là KIều Công Tiễn, sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành Tỉnh Hải quân Tiết độ sứ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán, đồng thời kết thúc thời kỳ bắc thuộc ở nước ta.

Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô.  Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua", là vị Tổ trung hưng của Việt Nam. 

3 tháng 12 2017

Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm Ngô gia văn phái đã phán ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.

Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà Hoàng Thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân: "... Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh lại có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chính như bứa trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...” Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc” thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.

Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống”, phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn.

Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bởi vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyền Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sì: "... Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? ... Người phương Bác không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng di. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lònq người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng là đuổi được chúng về phương Bắc...” Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả "Hoàng Lê nhất thống chí" hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình “Biết nhẫn nhịn để tránh mũi nhọn”, “bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho qiặc kiêu căng" ... Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: “Lần này ta ra thân hành cầm quân,, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu họa: “Quân Thanh thua trận ắt lẩy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”. Và ông đã dự định chọn người “ khéo lời lẽ" đế “dẹp việc binh đao” đó cũng là lời Ngô Thì Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung, ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: "Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phú kín. Qâán Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”. Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.

Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong hồi mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải. Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần” mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.


 

12 tháng 12 2018

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

12 tháng 12 2018

Gợi ý:

-Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934 , là con của một gia đình người H`mông tại xã Phú Nhung ,huyện Tuần Giáo ,tỉnh Lai Châu ( nay là tỉnh Điện Biên ), miền Bắc Việt Nam.

Vừ A Dính là con thứ ba của Vừ Chống Lầu ( sinh năm 1899 ) và bà Sùng Thị Plây (Sinh năm 1901 ) Gia đình Vừ A Dính là cơ sở của cách mạng Việt Minh tại huyện Tuần Giao .Năm 13 tuổi , Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vậy. Sử sách ghi lại rằng , một hôm vừa đi công tác về, anh bị quân đội thực dân Pháp vậy bắt, đánh đập giã man, bắt chỉ đường đi bắt cán bộ và đồng bào.

Vừ A Dính bày mưu bắt chúng khiêng đi một ngày đường để trở lại nơi cây đào là điểm xuất phát mà chẳng tìm được gì .Căm tức, giặc treo Vừ A Dính lên cành đào và sử bắn .Hôm ấy là ngày 15-6-1949.Vừ A Dính đã anh dũng hi sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Khi chưa tròn 15 tuổi .KhócKhócKhóc

Ghi công của người anh hùng Vừ A Dính

*-Đảng CS Việt Nam và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân .Tấm gương hy sinh anh hùng bất khuất của Vừ A Dính đã đi vào sử sách :

*-Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc.

-Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính

*-Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

*-Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành).

*-Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ ViệtNam. Tên của Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều chi đội, liên đội và nhà trường trong cả nước.

*-Theo đề xuất của báo Thiếu niên Tiền phong Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số cả nước. Ngày 5 tháng 3 năm 1999 , tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ học bỏng Vừ A Dính , đã chính thức ra mắt và trao học bổng đầu tiên cho 240 học sinh dân tộc thiểu số.

*-Năm 1999 , Quỹ đã vinh dự nhận được thư chúc mừng của đồng chí Nông Đức Mạnh, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội. Và đồng chí cũng đã trực tiếp trao tặng học bổng Vừ A Dính cho 60 em thiếu nhi các dân tộc 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc và tỉnh Nghệ An quê hương Bác Hồ tại phòng họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhân dịp kỷ niệm 55 năm Quốc khánh – ngày 25 tháng 8 năm 2000

3 tháng 1 2019

Bn tham khảo nha:

Câu hỏi của Kuroba Kaito - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

5 tháng 1 2019

à m cho t hỏi nhảm lòn

làm thế nào để tag câu hỏi nhỉ?

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng :

   - Sự cảm thông sâu xa những tâm sự, nỗi lòng của nhau : nỗi nhớ, lo toan quê nhà, giếng nước, gốc đa, những hình ảnh thân thương, bình dị đều mang nỗi xót xa Ruộng nương anh gửi bạn thân cày...nhớ người ra lính.

2 tháng 5 2023

Trong văn bản "Nước Đại Việt ta", Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ một tinh thần yêu nước, hy sinh và tài năng vượt trội. Đó là những phẩm chất của một người anh hùng dân tộc.

Nói rõ hơn, ông là người có tinh thần yêu nước sâu sắc, viết ra bài thơ "Nam quốc sơn hà" để khích lệ tinh thần của quân và dân trong cuộc chiến chống lại quân Minh xâm lược. Bài thơ này đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, ông đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bị quân Minh bắt giữ và giam cầm trong suốt 17 năm. Tuy nhiên, ông không bao giờ từ bỏ tinh thần đấu tranh cho độc lập của dân tộc. Thậm chí, ông đã viết ra tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" để kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại quân Minh. Khép lại, ông còn là một nhà văn, nhà ngoại giao với tài năng vượt trội. Ông đã viết ra nhiều tác phẩm văn học có giá trị lịch sử và văn hóa, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là một nhà ngoại giao tài ba, đã đưa ra những chính sách ngoại giao thông minh, giúp đất nước đạt được nhiều lợi ích trong quan hệ với các nước láng giềng. Sau cùng, ta thấy rằng Nguyễn Trãi là một người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước, hy sinh và tài năng vượt trội. Tác phẩm "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện rõ những phẩm chất đó và trở thành một biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam.

❤HaNa
12 tháng 12 2018

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.