K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2018

Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em. Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.

Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em.

Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.

13 tháng 12 2018

Tuổi thơ của tôi đã trôi qua trong tình yêu thương, nỗi đau khổ âm thầm mà mẹ đã phải chịu đựng để dành cho tôi những nụ cười hồn nhiên, trong sáng. Đó là người mẹ yêu quý của tôi. 

" Mẹ là những tiếng hát ấm áp ru con khi đông lạnh về, mẹ là những ánh trăng soi con đi trên đường quê" , hình ảnh so sánh của câu hát trên đã gợi ra cho tôi 1 bóng người sáng sáng đều đội khăn, mặc áo ấm khi gió lạnh về, quẩy đôi quang gánh ra đi trong màn đêm tối mịt mù. Mẹ tôi tuy không còn trẻ nhưng vẫn phải vất vả ngày ngày ở ngoài đồng, hái những mớ rau muống mà tôi có lúc lại cho là tầm thường. Mọi ngày tôi mải đi chơi với mấy chúng bạn mà quên đi sự vất vả của mẹ phải gánh lấy trên đôi vai gầy gầy xương xương. Cầm lấy tay mẹ tôi nhận ra rằng những vết chai đã gợn trên đôi bàn tay nhỏ nhắn. Tôi lơ mơ như mắt đã nhòe nước, những mớ rau muống mà trước kia tôi cho là tầm thường bỗng chốc đã trở thành nỗi đau giằng xé trong tôi. Tất cả những điều tôi được chứng kiến hôm nay như đang dính chặt vào một cơn ác mộng. Khi ăn những bữa cơm mẹ đã làm do sự vất vả sớm hôm đó mà có, cổ họng tôi như nghẹn lại. Trước kia tôi cứ tưởng là mình đã học giỏi, giỏi đến nỗi không ai có thể sánh kịp nhưng thực sự tôi đã nhầm. ước gì bây giờ có 1 phép màu nhiệm thì tôi sẽ ước thời gian quay trở lại để tôi mãi mãi là đứa bé con mà ngày nào mẹ vẫn ôm, hát những câu ca ngọt ngào để đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm. 

Khi tôi lớn lên và thành đạt trong cuộc sống, chắc chắn tôi sẽ đón mẹ về ở cùng với tôi và cho dù lúc đó mẹ không còn thì bóng mẹ sẽ vẫn theo tôi suốt cuộc đời. 

8 tháng 12 2018

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn  đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.


 

8 tháng 12 2018

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn  đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

17 tháng 12 2016

Đề bài: Kể về một người thân của em

KỂ VỀ BÀ

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: “Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi” luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: “Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui”. Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém “Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào”. Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Hãy kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.  KỂ VỀ ÔNG

Mỗi lần về thăm ông, lòng tôi lại dâng trào một tình cảm yêu thương đặc biệt mà tôi chưa bao giờ khám phá được.

Ông đã ngoài bảy mươi nhưng nhìn ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Vóc dáng ông bây giờ khác hẳn với hồi ông còn là một chiến sỹ trẻ. Chắc hẳn đồng đội của ông ngày ấy khó mà tin được ông chính là anh Thu, một thanh niên xung phong được xếp vào hạng dẻo dai nhất toàn tiểu đội. Giờ đây, mái tóc xanh của ông đã bị thời gian chiếm đoạt, thay thế vào đó là một màu trắng như những đám mây hiền hoà. Những tháng ngày phục vụ quê hương, gia đình đã để lại cho ông một làn da ngăm ngăm đen. Không chỉ có vậy, tuổi già đã đổi làn da mềm mại của ông với những nếp nhăn và vết đồi mồi trên bàn tay chai sạm âý. Gương mặt hiền từ như một ông bụt trong truyện thần tiên thì có lẽ chẳng kẻ nào có thể lấy được của ông tôi cả. Đôi mắt ông luôn ánh lên một tia sáng ấm áp, dịu ngọt, sưởi ấm biết bao tim lầm lỗi. Ông với nụ cười tinh khiết như những đoá hoa thơm mát, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt qua khó khăn. Từng bước đi thật dứt khoát, nhanh nhẹn giống hệt đức tính của ông, một anh thanh niên đầy nhiẹt huyết. Ông có một vẻ giản dị, đầy phong cách của một người lao động chân chính, với bộ quần áo nâu và đôi dép cao su. Đặc biệt thời còn trẻ, ông có năng khiếu hát nên cũng trở thành một gương mặt quen thuộc của đoàn diễn. Bà tôi lúc đó là một cô du kích xinh đẹp, đã có những cảm xúc đầu tiên khi nhìn thấy ông. Với giọng hát vàng của ông và một khuôn mặt khá bảnh trai, mà ông tôi đã trở thành một thanh niên tốt số. Dù đã sống hơn nửa đời người, nhưng ông vẫn chăm chỉ lắm. Nhất là về việc chăm sóc cây thì ông quả là một thiên tài. Chẳng thế, mà khu vườn xinh xắn của ông lúc nào cũng tươi tốt do bàn tay khéo kéo ấy chăm bón. Ông sống có trước có sau nên ai có tính kênh kiệu, ỷ lại là ông ghét lắm. Biết điều đó, tôi luôn tránh xa những tính nết xấu để ông vui lòng. Ông luôn quan tâm đến việc học hành của con cháu, thể nào mỗi lần tôi khoe điểm mười tươi roi rói là ông lại tặng tôi một cái hôn đầy tình cảm yêu quý.

 

Thời gian cứ trôi đi, tôi lưu luyến chia tay ông mà lòng còn vấn vương nơi quê hương, có tình cảm trìu mến của ông nồng nàn, tha thiết.

 

KỂ VỀ MẸ

Trong đời ai cũng có một người mẹ luôn yêu thương, chăm sóc mình. Dù chúng ta có làm lũng, nghịch phá đi chăng nữa mẹ vẫn tha thứ và căn dặn nhắc nhở. Tôi cũng có một người mẹ như vậy. Mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, nhưng vẻ đẹp của mẹ ít ai nhìn thấy được. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ vẻ đẹp của người mẹ hiền từ. Làn da mẹ không còn hồng hào nữa mà hơi nhợt nhạt đi vì thời gian. Mẹ có mái tóc xõa ngang vai, màu nâu đen và hơi xoăn. Những cuộn tóc nhỏ cài bên vành tai nhỏ nhắn. Đôi môi mẹ không đỏ thắm như các thiếu nữ khác mà luôn nở một nụ cười hiền dịu. Cằm mẹ có nét cương quyết nhưgn rất dịu dàng. ở tuổi 42, trên gò má mẹ đã có nhiều nếp nhăn, Nhưng mẹ vẫn không đánh mất vẻ trẻ trung của mình. Vàng trán cao tỏ vẻ thông minh nhanh nhẹn.

Bàn tay mẹ là một bàn tay rám nắng, những ngón tay gầy gầy. Nhưng nó cũng là một bàn tay đảm đang, khéo léo. Đôi mắt mẹ to, sáng, long lanh và ánh lên những nét hiền dịu, trìu mến. Đối mắt ấy như biết nói, nó an ủi, động viên lúc tôi vui buồn. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm.

Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp trong tâm hồn mẹ. Trang phục mẹ dạy của mẹ rất giản dị, thường là chiếc áo màu vàng và chiếc quần xám đen. Khi tôi làm văn, từng hàng chữ mềm mại hiện ra với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt.

Con cảm ơn mẹ, cảm ơn về những gì mẹ đã làm cho chúng con. Mẹ là một người bạn, người thầy của tuổi thơ. Con yêu mẹ lắm, mẹ ơi!

  Đề bài: Mẹ – người thầy đầu tiên của tôi. Em hãy viết một bài văn kể về người mẹ kính yêu của em. Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm. Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi.kể về người mẹ kính yêu của emMẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con. Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn? Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình. Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ. Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!  

Kể về một người thân ( bố, mẹ, chú, dì…..) của em lớp 2

 

Trong gia đình, người dành cho em nhiều tình cảm nhất là bà. Bà của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn và khỏe mạnh. Bà có mái tóc bạc trắng, chỉ còn điểm vài sợi tóc đen. Bà có khuôn mặt rất phúc hậu, dù đã có nhiều nếp nhăn. Đôi mắt bà không còn sáng rõ nên mỗi khi xem ti vi, bà thường phải đeo kính. Bà em tính tình nghiêm khắc nhưng dịu dàng. Em được bà chăm sóc rất tận tình, bà lo từng bữa ăn giấc ngủ cho em, cứ chiều nào em đi học về, cũng được bà cho khi thì một cái bánh giò, lúc thì bà đã pha sẵn một cốc nước cam cho em uống, bà bảo đi học về mệt nên ăn một ít gì đó cho đỡ đói. Có cái gì ngon bà cũng để phần cho em. Mỗi khi đi ngủ, em lại được nghe bà kể chuyện: nào lọ lem, nào tiên cá…. Bà là kho cổ tích của em. Em rất yêu bà.

17 tháng 12 2016

Trong gia đình em, ai em cũng quý mến nhưng đối với em mẹ là mà em yêu quý nhất trong gia đình.

Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi. Mẹ em là một người hiền hậu, dễ tính. Mẹ không bao giờ đánh đập hay chửi mắng khi em mắc lỗi mà mẹ chỉ dịu dàng nhắc nhở em. Những lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng rất thấm thía đối với em. Mổi khi em đau ốm mẹ đã thức suốt đêm chăm sóc cho em. Mẹ rất bận rộn với công việc của mình, mổi buổi tối mẹ đều chuẩn bị cho công việc vào sáng ngày mai nhưng mẹ vẫn dùng ba mươi phút để giảng bài cho em. Trong gia đình em có bốn người. Mẹ em rất bận rộn cho công việc nhưng mẹ vẫn chăm sóc mọi người chu đáo và cẩn thận. Buổi sáng mẹ phải dậy sớm để nấu đồ ăn sáng cho mọi người rồi mẹ mới chuẩn bị đi làm. Đến mười giờ mẹ mới về nhà thì phải nấu cơm trưa cho cả gia đình. Bửa cơm gia đình là quan trọng nhất nên mẹ không bao giờ đi làm về muộn để bỏ lỡ bữa cơm. Sau khi ăn cơm thì mẹ mới được nghĩ ngơi được một lát rồi phải dậy để đi làm chiều. Đến 5 giờ chiều, mẹ mới về tới nhà. Sau khi ăn cơm thì mẹ lại phải làm việc, rồi đến 11 giờ mẹ mới đi ngủ. Mẹ em khi ở nhà rất thân thiện với hàng xóm. Còn khi đến công ti thì mẹ luôn đùm bọc, giúp đỡ đồng nghiệp của mình. Ai cũng yêu quý mẹ vì mẹ luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cho giù nhà em không giàu. Nhờ có mẹ em mới có ngày hôm nay, cùng sống vui vẻ với gia đình, người thân của mình. Mỗi khi em nắm lấy bàn tay của mẹ thì em thấy bàn tay mẹ chai sần vì mẹ đã chăm sóc cho cả gia đình em. Mẹ em rất hiếm khi cười, khi thấy nụ cười của mẹ em cảm thấy thật hạnh phúc. Bố và hai anh em của em đã cố gắng giúp mẹ gánh bớt nặng nề trong gia đình. Em nghĩ rằng nếu ai có mẹ thì cũng đã biết nỗi khổ của mẹ. Còn ai không có mẹ thì em xin chia buồn bằng hành động quyên góp tiền cho những người không có mẹ. Em rất yêu quý mẹ vì mẹ em là người thật hoàn hảo. Em phải cố gắng học thật giỏi để không làm phụ lòng mẹ và lớn lên em sẽ chăm sóc mẹ. Em căm gét những ai làm phụ lòng mẹ.
 

14 tháng 10 2018

những việc làm như vậy

14 tháng 10 2018

Nghệ sĩ Hoài Linh

Việt Nam ta có rất nhiều những nghệ sĩ hài, những người mang đến cho ta những tiếng cười thật thoải mái, vui vẻ sau những giờ học hành, làm việc căng thẳng. Trong số đó, em thật sự ấn tượng về chú Hoài Linh, một trong những danh hài mà ai ai cũng biết.

Chú Hoài Linh xuất thân vốn đã khốn khó, ấy vậy mà điều đó không làm tắt đi nụ cười và tinh thần của chú. Và ta cũng thấy, lúc nào chú cũng xuất hiện với một sự giản dị, chất phác cho dù chú đang hóa thân vào bất kì vai diễn nào. Sự mộc mạc đó trước tiên đã đem đến cho khán giả, những người thưởng thức một sự quen thuộc, gần gũi tự nhiên.

Dáng người chú không mập mạp chút nào, thay vào đó là sự mảnh khảnh, trông có vẻ gầy lắm. Tóc chú thường dài đến ngang vai, chắc tại chú hay đóng là con gái nên để vậy suốt.

Chú đóng hài, làm cho người ta cười lên cười xuống, nhưng cũng có những lúc, lại im lặng, có khi còn khiến mình rơi nước mắt. Những bài học của chú mang vào trong vai diễn giống như là những điều mà chú từng trải qua, cay đắng ngọt bùi đủ cả...

Chú Hoài Linh có biệt tài giả nữ. Không chỉ từ cách ăn mặc, điệu bộ, mà còn cả giọng nói nữa. Có người còn khen chú Hoài Linh có khi còn đẹp gái hơn mấy cô người mẫu nữa kia.

Riêng về giọng nói, chú có thể giả giọng được rất nhiều vùng miền. Từ giọng ngoài Bắc, miền Trung, miền biển, miền Tây sông nước nữa. Nhớ có lần được xem chú thể hiện, giả giọng của rất nhiều cô chú ca sĩ nổi tiếng như chú Duy Khánh, Tuấn Ngọc... khiến cho khán giả ngồi dưới kinh ngạc và bái phục chú.

Cách chú nói chuyện trong khi diễn rất tự nhiên, lâu lâu lại có những câu "mất nết" nhưng lại làm cho mọi người phải ồ lên thích thú.

Dạo này nghe nói sức khỏe của chú đang đi xuống. Có lần người ta có nói chú mỗi lần diễn xong là vào trong, có người phải đỡ chú đi nữa. Ai biết được đằng sau những tiếng cười ngoài sân khấu kia là sự hy sinh vô bờ bến của chú, nói riêng và những người như chú nói chung. Điều này càng làm cho chú trở nên đáng kính trọng hơn nhiều nữa.

Mong chú luôn luôn mạnh khỏe, luôn mang tiếng cười đến mọi người và cả cho bản thân. Mong chú biết được rằng chú luôn được mọi người mến mộ và kính trọng nhé.

6 tháng 12 2018

em đang gặp mẹ Âu Cơ thì tiếng đồng hồ báo thức vang lên,mẹ biến mất

hết chuyện

tk nhé

21 tháng 12 2016

Tham khảo bài này nha bn !

"Trang ơi! Nhanh lên, muộn học bây giờ", tiếng Út Hoa gọi tôi mỗi buổi sáng đến trường. Nhà tôi và nhà Hoa ở cạnh nhau nên chúng tôi chơi với nhau từ khi còn bi bô tập nói, tôi nghe mẹ kể lại.

Chúng tôi đang học lớp 5A, hai đứa đều học một lớp nên lúc nào cũng như hình với bóng. Út Hoa, nghe cái tên thật lạ, Hoa bảo bạn ý là con út nên ba mẹ đặt vậy, nghe xong chúng tôi đều phì cười. Dáng Hoa cao dong dỏng, hơi gầy, khuôn mặt hình trái xoan, sống mũi cao rất đẹp. Chúng tôi thường đùa, Hoa đủ tiêu chuẩn làm một người mẫu thời trang. Đôi mắt to tròn đen láy rất đáng yêu, núp dưới hàng mi cong dài. Hoa được thừa hưởng từ mẹ nước da trắng hồng. Mái tóc đen mượt ngang vai. Ở cậu ấy, toát lên vẻ nữ tính nhưng cũng không kém phần năng động.

Hằng ngày, chúng tôi thường đạp xe đến trường trên con đường làng quen thuộc, tiếng của tôi và Út Hoa rộn cả đường đi. Hoa sống có kỷ luật, có lẽ bạn ấy được bố rèn từ nhỏ, bố Hoa làm bộ đội mà.

Trên lớp, Hoa là một lớp trưởng gương mẫu, học giỏi. Bạn ấy không nặng lời với ai. Trong giờ truy bài, những bạn nào chưa làm bài, Hoa nhắc nhẹ nhàng. Bạn ý học đều tất cả các môn, nhưng bạn ý thích nhất là Tiếng anh, Hoa bảo sau này bạn ý muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch để được đi khắp đó đây. Hoa hay giúp đỡ mọi người, cậu ý sẵn sàng chỉ cách giải toán cho bạn này hay giúp bạn kia làm bài tập tiếng anh cô giao. Hoa là một người hòa nhã, nhiệt tình với mọi người. Thầy cô và các bạn trong lớp rất yêu quý và tin tưởng cậu ấy.

Ngoài giờ học trên lớp, Hoa còn là một người con, người cháu hiếu thảo. Bạn ấy thường xuyên giúp mẹ các công việc như: nấu cơm, rửa ấm chén.., giúp ông chăm sóc những chậu hoa, chậu cảnh trong vườn. Hoa là niềm tự hào của gia đình cậu ấy.

Đối với tôi, Hoa không chỉ là một người bạn mà còn là một người chị nữa. Dù mới học lớp 5 nhưng hoa suy nghĩ rất thấu đáo. Mỗi khi tôi bị điểm trung bình, Hoa là người an ủi, động viên và chỉ tôi những cách giải bài. Mỗi chiều chủ nhật, chúng tôi thường cùng nhau ra cánh đồng gần nhà để thả diều, chơi chốn tìm, hò hét rất thỏa thích. Đến khi về, trông đứa nào mồ hồi nhễ nhại, lấm lem bùn đất và đều sợ mẹ mắng.

Tuổi thơ tôi có nhiều điều đáng nhớ và Hoa là một người bạn thân tôi sẽ không bao giờ quên. Giờ đây chúng tôi đang học lớp 5- lớp cuối cấp tiểu học. Có thể năm sau chúng tôi vẫn tiếp tục đồng hành cùng một trường trên cấp trung học cơ sở hoặc mỗi đứa sẽ một ngả. Nhưng tôi và Hoa sẽ cố gắng để giữ mãi tình bạn này. Và tôi hy vọng cậu ấy sẽ thực hiện được mơ ước của mình trở thành một hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.

17 tháng 12 2016

Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba.Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến.Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: “ Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy …”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ.Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học.Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn Diệp Anh.

Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/1247318-hay-ta-mot-nguoi-ban-than-ma-em-yeu-quy-van-mau.htm

Chúc bạn học tốt

Lớp em có rất nhiều bạn em yêu mến nhưng có lẽ người thân thiết với em và em yêu quý nhất là Hương Giang. Bạn là lớp trưởng và cũng là người bạn cùng bàn thân thiết của em.

Hương Giang bằng tuổi chúng em nhưng trông bạn có vẻ cao lớn và chững chạc hơn hẳn. Khuôn mặt Giang tròn, bầu bĩnh với làn da trắng hồng và gương mặt Giang lúc nào cũng tươi tắn, pha chút lém lỉnh. Đôi mắt bạn to tròn, đen láy và cái miệng nhỏ nhắn, hồng tự nhiên lúc nào cũng tươi cười để lộ ra hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Em thích nhất mỗi khi nhìn Giang cười, mỗi lần bạn cười, hai má lúm đồng tiền nhỏ lại hiện ra nhìn rất duyên. Giang có mái tóc ngắn đến ngang vai, thỉnh thoảng bạn lại búi gọn gàng đằng sau gáy, tròn tròn nhìn y như củ hành rất ngộ. Bạn có giọng nói nhẹ nhàng, dịu dàng nhưng khi đọc bài hay nhắc nhở các bạn trong lớp thì rất rõ ràng, rành mạch và dứt khoát. Khi ở trường, bạn thường mặc đồng phục gọn gàng, sạch sẽ, ở nhà bạn mặc quần áo thoải mái hơn.

Giang rất hiền và là lớp trưởng rất mực gương mẫu của lớp chúng em. Bạn luôn học hành giỏi giang, học đều tất cả các môn nhưng không bao giờ bạn tỏ ra kiêu ngạo hay chủ quan mà luôn khiêm tốn, ham học hỏi. Bạn luôn chan hòa với các bạn trong lớp, luôn năng nổ với các hoạt động của trường lớp và chủ động giúp đỡ các bạn học kém. Bạn giảng bài tận tình, kiên nhẫn mỗi khi có bạn trong lớp chưa hiểu bài. Ngồi cạnh Giang nên em cũng học hỏi được rất nhiều điều tốt đẹp từ bạn, em học khá Toán hơn cũng là một phần lớn công của Giang giảng bài và kèm thêm. Đối với người lớn, bạn rất lễ phép; đối với bạn bè, bạn chân thành, thân thiện, chính vì vậy mà ai cũng yêu quý, tin tưởng Giang. Không chỉ có vậy, ở nhà bạn luôn là người chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ trông em, làm việc nhà và ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ.

Em rất yêu quý Giang. Bạn luôn là tấm gương sáng cho em và các bạn học tập và noi theo. Em mong tình bạn của chúng em luôn bền vững như vậy.

8 tháng 5 2020

                                                                         Bài làm 

Ai ai trong số chúng ta cũng đều có những người người bạn tốt ở bên cạnh.Họ luôn chia sẻ với mình những niềm vui , kể cả những nỗi buồn. Họ hay chơi cùng chúng ta , vui đùa cùng chúng ta , trao đổi về việc học tập và thường xuyên giúp đỡ nhau. Đó là những người bạn tốt , bạn thân nhất của chúng ta. Em cũng có một người bạn như vậy , người bạn thân nhất của em của em không ai khác ngoài bạn Thảo.

 Họ tên đầy đủ của bạn ấy là Ngô Phương Thảo , một cái tên rất đẹp và dễ thương !. Thảo có một chiều cao khiêm tốn khoảng 1m50 ,  làn da trắng hồng căng mịn như da em bé , khuôn mặt trái xoan cùng đôi mắt đen láy , mái tóc bồng bềnh xõa ngang lưng , trông Thảo chả khác gì một cô thiếu nữ chín chắn , tốt bụng , hòa đồng mà còn rất thông minh!

Như các đức tính mà em đã nói ở trên , dù học cùng trường , cùng khối và học chung lớp 6A mà em cảm thấy em thấp bé hơn Thảo rất nhiều ( mặc dù em và bạn ấy cao ngang nhau ) . Bạn Thảo học rất giỏi , giỏi hầu hết tất cả các môn mà lại còn rất thông minh nên được thầy cô yêu mến và được bạn bè thán phục , còn em chỉ nổi bật môn toán , mấy môn kia em chỉ thuộc loại khá.Thảo thấy vậy nên thường xuyên giúp đỡ em trong việc học tập , có bài gì khó em hỏi Thảo là Thảo giảng cho em ngay , bạn ấy còn trao đổi về thời gian học , cách học tốt , nhớ lâu những gì mình đã học. Nhờ Thảo mà giờ đây em đã tiến bộ rất nhiều và điểm kiểm tra cuối tháng của em đã được xếp trong top 10 của lớp.

Ngoài ra Thảo còn rất vui tính. Trong lúc ra chơi hay lúc về , Thảo hay nói những câu bông đùa làm cho em rất thích thú.Chủ nhật , bạn thường rủ em đi chơi và kể những câu chuyện cười làm cho em cười chảy nước mắt.Tối đến , Thảo lại ra nhà em và chúng em lại cùng trao đổi về học tập.

Có một người bạn như Thảo làm cho em rất vui.Em mong tình bạn giữa chúng em sẽ mãi bền vững , không điều gì có thể chia cách tình bạn của chúng em!

Đây là bài của mình nha!Mong bạn k cho mình!!!!!:D

19 tháng 10 2016

Tôi tên là Trần Mi Thư Trâm Anh, 14 tuổi là học sinh lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình, phường 6, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
Mới đây , tôi đã chia tay với chiếc khăn quàng đỏ để đón nhận chiếc huy hiệu Đoàn viên thanh niên Cộng sản. Rồi sau ngày được kết nạp Đoàn, tôi thấy mình trở thành một người khác hẳn. Đã hết cảnh sáng nào mẹ cũng phải gọi tôi dậy đi học như trước nữa. Chiếc đồng hồ báo thức réo đến hồi chuông thứ hai là tôi đã bật dậy, tự tay xếp dọn chăn màn gọn ghẽ rồi ra sân tập thể dục cùng với ba. Tập thể dục xong, hai cha con chạy bộ dọc đường Nguyễn Tất Thành đến bến Nhà Rồng, hít thở không khí sớm mai trong lành, mát mẻ. Nhìn tôi sải những bước dài, ba cười bảo: “Dạo này con “nhổ giò” rồi đấy!”. Quả thật, tôi cao lênh khênh như cái sào. Đã thế chân tay lại vụng về, lóng ngóng, đụng đâu hư đó. Nhiều lúc muốn giúp đỡ mẹ mà lại ngại làm phiền thêm. Thế nhưng những việc trong nhà cần đến “đàn ông” như sửa điện, sửa nước… là thế nào mẹ cũng nhờ tôi. Tôi hãnh diện về điều đó lắm!


Mỗi tối ngồi vào bàn, tôi không chỉ tự giác học bài, làm bài mà còn thay ba kèm cặp cho em. Em Mi khéo nịnh, thỉnh thoảng khen chị Hai giỏi khiến tôi phổng mũi.


Đám bạn thân cũng nể tôi hơn sau mấy lần tôi từ chối trốn học để đi chơi trò chơi điện tử. Tôi đã tự kiềm chế trước sức cám dỗ ghê gớm của trò chơi ấy, quyết không để nó ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập. Tôi nhớ mãi lời cô Hiền, chủ nhiệm lớp 7A năm ngoái: “Chiến thắng bản thân là gay go và vinh quang hơn cả”. Bước đầu, tôi đã sửa được một số thói hư tật xấu như ham chơi, hấp tấp, ích kỉ… Trong sinh hoạt hằng ngày, tôi đã biết quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng người thân và gắn bó hơn với mái ấm gia đình.


Dạo này, ba và mẹ không còn phải chở tôi đi học nữa. Ngày ngày, tôi đến trường bằng chiếc xe đạp ba mới mua cho. Vẫn là con đường quen thuộc nhưng sao mọi thứ dường như khác lạ. Bầu trời bát ngát trên đầu. Gió lồng lộng thổi. Tiếng còi tàu âm vang, thôi thúc tôi nghĩ tới chuyến hải hành vượt đại dương mênh mông sóng gió, đến những bến bờ xa lạ. Dòng người và xe cộ nườm nượp ngược xuôi không còn làm tôi e ngại. Nhìn cái gì tôi cũng thấy đẹp đẽ, vui tươi, sống động. Máu tôi dường như chảy mạnh hơn trong huyết quản. Tim tôi muốn cất lên tiếng hát yêu đời. Tự trong thâm tâm, tôi biết rằng mình đã lớn.
Bài 3

Có những lúc tôi chợt buồn khi nghe "người ta" nói về mình…….Rằng tôi khác người , tôi vô dụng. Nhưng !...Vượt lên trên "tất cả" tôi vẫn cứ là tôi.Vẫn sống với chính cá tính và suy nghĩ của mình… Nhiều khi là "khác biệt" . 
Từ nhỏ tôi đã được xem là "đứa trẻ chẳng giống ai". Tôi còn nhớ lắm những kí ức về buổi đầu đến trường. Trong tiết học tôi màu, cô giáo yêu cầu chúng tôi phải tô bầu trời màu xanh. Mọi người bạn của tôi đều nghe theo…chỉ trừ tôi. Lần ấy tôi đã bị các bạn và cả cô giáo chê cười.. Tôi đã thực sự rất buồn.Rằng… tại sao mọi người lại đối xử với tôi như vậy! lẽ nào sự " sáng tạo" của một đứa trẻ lại không được chấp nhận..?…
Có những đêm một mình trong căn phòng vắng, nhìn về xa xa hàng ngàn vì tinh tú … Tôi đã chợt nhận ra rằng mình thật giống mặt trăng. Trơ trọi, lẻ loi và cô đơn, nhưng không lúc nào cũng toả sáng…
……………Rồi năm tháng cũng dần trồi qua……


Lúc này tôi đã là một học sinh lớp 9. Tôi vẫn bị coi là "đứa-trẻ-chẳng-giống-ai". Nhưng… trong chính con người mình, tôi nhận thức được: sự khác biệt làm nên cái tôi, làm nên cá tính mà không ai có thể lẫn lộn. Cứ thế, tôi vẫn tự tin, đàng hoàng mà sống với những gì mình cho là đúng, và bản thân không phải hối hận. Tôi vẫn cứ là tôi- tôi sống trên dư luận của bạn bè, của mọi người xunh quanh……
Lớp chín! Đứng trước sự lựa chọn vào trường cấp ba.Mọi người quanh tôi đã thật sự phản đối khi nghe tôi nói rằng "sẽ-đăng-kí-vào-trường-chuyên". Mọi đôi mắt đều nhìn tôi với vẻ nghi ngại. Không ai tin rằng tôi có đủ khả năng để bước qua cánh cổng "Nguyễn Bỉnh Khiêm" cả ! Nhưng ! Bỏ ngoài tai tất cả, tôi đã lấy sự chế giễu để làm động lực mà bước tới……
Vỡ oà hạnh phúc khi cái ngày tôi tôi biết mình đậu. Đối với tôi chữ "đậu" có ý nghĩa vô cùng. Bao nhiêu năm tôi ấp ủ những điều muốn nói về bản thân về cá tính riêng. Nhưng không có khả năng. Bởi lẻ, chẳng ai tin "tôi-có-thể-làm-được". Nhưng giờ đây, tôi đã có thể tự tin mà nói rằng: "sư khác biệt đôi khi cũng làm nên điều kì diệu. Hãy sống ! Sống với chính bản thân mình !"
Với "chiến-thắng-của-bản-thân-mình" tôi tự tin và tràn đầy hi vọng mà bước vào ngôi trường này. Nguyễn Bỉnh Khiêm! Trải qua mới chỉ ba tuần học, tôi đã thật sự vô cùng "thích thú" với môi trường học tập này. Một môi trường học tập cởi mở giữa thầy và trò. Tất cả mọi học sinh đều có quyền phát huy tính sáng tạo trong học tập cũng như trong các hoạt động….. Dường như tôi đã lựa chọn đúng. Đây như là " vùng đất hứa' để "cá tính khác biệt" của tôi "nảy nở"……Chỉ mới trải qua những tuần học đầu tiên này thôi, Nhưng trong tôi dường như đã có cảm giác thân thuộc, yêu quý….. Những cảm giác, đôi khi tôi cảm thấy thật kì lạ….
"Tôi năm nay mười sáu" . Sẽ còn hai năm học nữa với bao hoài bão , khát vọng dưới maí trường này. Tôi sẽ ra sao, sẽ làm gì, sẽ như thế nào ? Tôi không thể nói trước được.Nhưng tôi tôi vẫn sẽ luôn tin chắc một điều rằng: "tôi vẫn sẽ là chính tôi-sống với cá tính khác biệt!" và tự tin mà nói rằng "tôi là Trần Lê Trọng Nghĩa, học sinh trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm!"

Bài 4
Mười lăm tuổi- tôi bước vào cái tuổi mộng mơ nhiều buồn vui và cả những bước ngoặc lớn của cuộc đời. Trải qua một kì thi thật cam go, tôi giờ đây đã đàng hoàng, đỉnh đạc là một học sinh trường chuyên. Tự hào lắm khi được gọi là dân chuyên Anh, tự hào lắm khi khoác trên người tà áo dài- niềm kiêu hảnh của dân tộc Việt Nam và thật tự hào khi được một người công nhận rằng: "Tôi đã lớn". Lớn ư? Con người ta chỉ trưởng thành khi chính họ nhận thức được mình đã lớn, nó không chỉ được biểu hiện trong suy nghĩ mà còn trong các hành động hằng ngày nữa. Vậy tôi đã thật sự lớn? Tôi là ai trong cái thế giơí bao la ngoài kia? Một điểm nhấn hoàn hảo hay chỉ là dấu chấm mờ nhạt trên bức phông đầy màu sắc của cuộc đời? Mẹ kể lại rằng tôi là đứa trẻ "khó nuôi" và lì nhất trong những đứa con của mẹ. Chẳng qua là tôi muốn mẹ ôm mình vào lòng mà nựng thật nhiều, chẳng qua chỉ tại tôi muốn khóc thật to để...luyện giọng. Vậy mà mỗi cái việc tôi "oe oe" suốt ngày mà nó trở thành một nickname "khó đụng hàng" của tôi luôn.Ở nhà ai cũng gọi tôi là "e". Thế mà giờ đây bé e không còn cần phải được "ẵm ngửa", dổ dành nữa rồi, bé e đã lớn, bé e thật chỉnh chu chững chạc mặc áo daì đi học. Một bước ngoặc lớn đó chứ nhỉ!
Tôi là một người luôn sống vì bạn bè! Cứ hỏi những đứa bạn lớp cũ của tôi thì biết,bạn bè như một phần của tôi. Trong tim tôi vẫn luôn có một ngăn để cất giử tình bạn. Vậy mà...Lên lớp mới, thầy cô mới, bạn mới, tôi như con chim nhỏ bay phải vào vùng đất tuy màu mở, với thật nhiều những chú chim đầy màu sắc khác nhưng...lạ lẫm quá! Nó bị chơi vơi, lạc lỏng trong một khoảng trời xa lạ. Nó cô đơn, nó lạnh, nó cần những bàn tay, những cái nhìn, những nụ cươì của các bạn mới để sưởi ấm. Nhưng cho đến bây giờ thì hình như đó quả thật là một điều quá sức xa xỉ với nó. Vẩn còn lạnh, lạnh lắm! Mọi thứ đến với nó qủa thật đã không tròn trịa như nó nghĩ. Gay go thật! Nhưng nó sẽ cố gắng, sẽ luôn vững tin rằng rồi sẽ có một ngày nó có thể hòa nhập và cùng vui chơi với các bạn trong lớp. Sao nó lại có thể có được niềm tin lớn như vậy? Đơn giản vì nó là tôi, từ "buồn", "thiếu bạn bè" không có trong cuốn từ điển sống của tôi- một cô bé luôn vui vẻ.
Tôi cũng thuộc tuýt người "học nhiều mà chẳng được bao nhiêu". Ba tôi là thầy giáo dạy Tiếng Anh. Từ nhỏ đến lớn, tôi được tiếp cận với Tiếng Anh rất sớm, vậy mà ở nhiều kì thi tôi vẩn "đều đặn" làm ba mẹ thất vọng vì những lổi sai không đáng của mình. Những lúc đó tôi thấy mình thật vô dụng! Nhưng tôi vô dụng không đồng nghĩa với tôi lùi chí, tôi không cố gắng. Và những nỗ lực của tôi được đền đáp khi tôi vào được trường chuyên của tỉnh với một điểm số khá cao. Có lẽ chính ba mẹ đã truyền cho tôi niềm tin và ý chí để học tập.
Bước vào trường mới, vào cấp ba mà không hề đi học hè tôi tưởng đâu sẽ gặp thật nhiều khó khăn với những cuốn sách rất dày và lượng kiến thức khổng lồ ở lớp mười. Nhưng tôi đã lầm, thầy cô ở đây đã luôn quan tâm, lo lắng ,và tận tụy với học trò. Với những cách nhẹ nhàng nhất, vui nhộn nhất và sâu lắng nhất, họ truyền cho chúng tôi ngọn lửa nhiệt huyết, niềm tin, ý chí để sẳn sàng bước vào năm học mới với những thách thức mới.Các kiến thức tưởng chừng như quá khô khan và khó khăn nhưng đã được thầy cô truyền dạy đến học trò một cách đơn giản, dể dàng. Và chắc chắn là tôi sẽ luôn nổ lực hết mình để học tập thật tốt, xứng đáng với công dạy dổ của thầy cô.
Với tất cả những điều tôi cảm nhận được về mình, tôi nhận thấy rằng tôi vẩn chưa là một điểm nhấn hoàn hảo nhưng bước đầu đã là một dấu chấm nhỏ trên bức phông cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng làm dấu chấm ấy ngày càng đậm nét và lớn hơn nữa. Tôi sẽ chứng tỏ bản thân bằng những tuần học tiếp đến. Rồi tôi sẽ có thật nhiều bạn bè. Rồi mọi người sẽ thật sự cảm nhận được trên mọi phương diện rằng: "Tôi đã lớn". Và dù xảy ra chuyện gì tôi vẩn luôn là chính mình, tôi là ĐOÀN THỊ ÁNH TRINH./.

Bài 5
Tôi- một cô bé bình thường về mọi phương diện( có thể nói vậy) - đến giờ vẫn chưa tin được mình đã là một tân học sinh lớp chuyên anh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.Vì vậy mà khi thầy giáo dạy văn ra đề cho bài viết số một "Tự giới thiệu về bản thân mình và nêu lên cảm nhận về những tuần học đầu tiên", tôi cứ giật mình thon thót, lo lắng đong đầy cả ruột. Thật sự tôi chẳng có điểm gì đặc biệt ( hình như cảm thấy mình chỉ có cái tên là có ý nghĩa một chút). Sinh ra trong một gia đình bình thường với bố mẹ đều làm nghề nha sĩ 9 chắc vì thế mà răng tôi ít bị sâu ), một "ông" anh hai lớn hơn tôi hai tuổi, từ nhỏ tôi đã là người út ít nhất trong nhà. Ba mẹ thương hai anh em tôi lắm, nhưng có lẽ tôi bé nhất nên thường được cưng chiều hơn. Rồi tôi đi học mẫu giáo ( và khóc nhè nguyên một tháng ). Và cứ thế mỗi năm tôi nhảy một bậc (tức là một lớp), đều đặn cho đến bây giờ.
Tôi tự thấy mình cực kì bình thường ( hình như mình nói câu này hơi nhiều thì phải). Tất nhiên trừ việc năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Thậm chí nhiều năm liền còn là học sinh xuất sắc nhất lớp ( tự hào ghê !) .Tính tình hơi kì cục, như nhận xét của mấy đứa bạn thân là: "thiên thần và ác quỷ". Tôi rất thích đọc sách văn học, nghe nhạc và giúp mẹ nấu ăn. Tôi không hứng thú với việc học hành lắm ( thật là một nghịch lí ).
Đã có lần, tôi nói điều đó với ba. Trái ngược với sự hình dung của tôi về một cơn giận ụp xuống đầu , bà chỉ cười: "ba biết chứ , hiếm có học sinh nào thật sự yêu thích việc học lắm.Nhưng con ạ, không được đi học còn đau khổ hơn gấp bội. Lúc nhỏ ba cũng vất vả phụ giúp gia đình lắm, nên bỏ dở sự nghiệp học hành". Tôi đỏ hoe mắt, chạnh lòng nghĩ về miền quê nội phi lao cát trắng.
Chính vì không thích học lắm, nên tôi chẳng mặn mà gì với việc thi vào trường chuyên, nhưng cuối cùng cũng chấp nhận để làm vui lòng ba mẹ. Và thật sự tôi rất ngạc nhiên khi nhận dược tin mình đậu cái rụp. Mấy ngày sau, tôi đi….than thở với mấy đứa bạn về viễn cảnh "đen tối" khi phải đi học xa nhà. Một đứa đã đập bộp vai tôi, nghiêm nghị :
Cậu đừng có than thở nữa.Đậu trường chuyên là mơ uớc của bao người ấy.Cố gắng lên nào, "không có con đường nào trải hoa hồng dẫn tới vinh quang"mà! Nhớ nhà một chút có sao.
Những ngày đầu bước chân vào truờng Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi nhớ nhà thật.Nhớ ba, nhớ mẹ và những món ăn ngon lành mẹ nấu, nhớ anh hai và cả những lúc cải nhau chí choé để giành máy vi tính. Thâm nữa, cái gì cũng lạ lẫm, trường mới bạn mới, lớp mới thầy mới. Một cảm giác buồn bã uỷ mị xâm chiếm tâm hồn ngày đầu tiên tới trường. Nhìn các bạn ríu rít chuyện trò mà lòng cảm thấy chơi vơi lạ.Còn đâu ngôi trường cấp hai thân yêu.Nghe nói vào đây chỉ biết cắm đầu vào học, ai học kém sẽ phải khăn gói về quê, tôi đột nhiên thấy run .
Nhưng sự thật lại khác xa tưởng tượng của tôi. Ngay ngày đầu tiên, cô bạn bí thư vui nhộn đã tổ chức trò giới thiệu bản thân cho cả lớp. Biết tên biết mặt từng người, vui thật. Rồi hát, kể chuyện….tôi hăng hái tham gia, bước ra vỏ ốc khép kín thuở nào. Cả cô giáo chủ nhiệm , các thầy cô giáo bộ môn cũng thật vui tính, dễ gần, không "đáng sợ" như tôi tưởng tượng.
Tôi dần hoà nhập với lớp.Việc tiếp thu bài học cũng ngày càng dễ hơn. Các bạn trong lớp đều rất cởi mở. Tôi đã tự tin bắt chuyện với cô bạn ngồi bên, và chúng tôi ríu rít chuyện trò suốt giờ ra chơi hôm đó! Những nụ cười thân thiện cũng càng lúc càng nở rộ trên môi tôi với mọi người.
Và nỗi nhớ nhà cũng dần phai nhạt. Mỗi cuối tuần , tôi về nhà với nụ cười tươi tắn trên môi, trong niềm vui của cả gia đình.
Bây giờ tôi có thể khẳng định : tôi là chính tôi , bình thường, hoà đồng và không trộn lẫn ! Tôi yêu gia đình một cách sâu sắc nhất, và ở một góc nào đó của trái tim nhỏ này, tôi yêu ngôi trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như lớp 10.4 chuyên Anh với những thành viên mới này như một đại gia đình thứ hai của tôi ! Những tuần học đầu tiên của tôi ở đây đã giúp tôi cảm nhận được điều đó. Tôi sẽ giữ mãi tình cảm ấy, mãi mãi…..

 
9 tháng 11 2017

dai the ban

7 tháng 2 2018

Bài làm

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

 tangaytetqueem-van6Tả ngày Tết quê em – văn lớp 6

Những ngày 30, mồng 1, nhà nào cũng phảng phất khói hương nghi ngút, mùi bánh chưng thơm lừng. Năm nào cũng vậy, mẹ em cứ đến hai ngày đó lại làm thật nhiều món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên. Mẹ bảo rằng ngày Tết ông bà sẽ về nhà, sẽ cùng ăn bữa cơm với con cháu và hơn hết để sum họp. Mẹ dặn ngày Tết phải ngoan thì người lớn mới lì xì nên trẻ con ngày Tết không có ai quấy rối, nghịch ngợm hết.

Ngày Tết, những chiếc xe ô tô to đùng chở những cành đào từ miền núi về đây. Bà con xóm làng ai cũng nhanh tay chọn cho mình một cành đào có nhiều nụ, màu hồng tươi thắm đặt giữa sân. Vì đào báo hiệu Tết đến xuân về, có đào mới có hương vị Tết.

Đêm giao thừa có lẽ là đêm mà người người nhà nhà xóm chợ quê em chờ đợi nhất. Tiếng pháo hoa nổ vang trời, tiếng reo hò ầm ĩ và lời chúc nhau bình an. Em còn nhớ đêm giao thừa ý nghĩa nhất vào năm ngoái, mấy chị em tranh nhau đi hái lộc ở cây sung đầu làng. Đám trẻ con vặt trụi lá của cây sung ấy, đến sáng hôm sau mới thấy cây đã tả tơi. Vui ơi là vui!

Sáng mùng 1 Tết, mẹ thường bảo mấy chị em ở nhà, không được đến nhà ai, vì ở quê em có tục lệ như vậy. Hôm đó ai cũng dậy thật sớm, dù không phải làm gì hết. Nhưng vì đây là ngày đầu tiên của một năm mới, ai cũng háo hức và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.

Những mâm cơm ngày Tết rất đông vui và ý nghĩa, mọi người vui vẻ và đầm ấm bên nhau, kể cho nhau nghe dự định cho năm mới, còn trẻ con thì chỉ lo người lớn quên lì xì.

Tết ở quê em kéo dài đến tận mùng 10, vì mọi người bảo hết bánh kẹo mới hết Tết. Nhà nào cũng gói bánh chưng rất nhiều nên ăn không hết.

Tết ở quê em thực sự là những ngày ý nghĩa và vui vẻ nhất trong năm. Em mong sao Tết năm nào quê em cũng tràn đầy ấm áp, tiếng cười như thế.