K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi đã học được một bài học quý giá nhất trong cuộc đời vào tháng 3 năm 1945,ở độ sâu gần 90 mét ngoài khơi biển Đông. Lúc ấy tôi là một trong số 80 người có mặt trên chiếc tàu ngầm Baya. Qua rada, chúng tôi phát hiện một đội tàu chiến của Nhật đang tiến về phía mình. Quan sát qua kính tiềm vọng, chúng tôi thấy có một tàu khu trục hộ tống, một tàu chở dầu và một tàu chở thủy lôi. Chúng tôi lặn xuống để chuẩn bị tấn công. Chúng tôi bắn 3 quả ngư lôi về phía tàu khu trục nhưng bị trượt do có một bộ phận nào đó của vũ khí này bị hỏng.

Chiếc khu trục vẫn không hay biết gì về việc vừa bị tấn công nên tiếp tục di chuyển. Nhưng khi chúng tôi chuẩn bị tấn công chiếc cuối cùng chở thủy lôi thì bỗng nhiên nó chuyển hướng nhắm vào chúng tôi (Sau này tôi mới biết có một máy bay Nhật phát hiện ra chúng tôi ở độ sâu khoảng 18m và báo cho nó biết). Chúng tôi buộc phải lặn xuống độ sâu 45 mét nhằm tránh bị phát hiện và chuẩn bị đối phó với đợt tấn công sắp tới bằng việc tắt hết các cánh quạt, hệ thống làm lạnh và thiết bị điện tử để giữ im lặng tuyệt đối.

Ba phút sau, 6 quả mìn phát nổ xung quanh như trời long đất lở, nhấn con tàu chúng tôi xuống độ sâu gần 90m dưới đáy đại dương. Chúng tôi vô cùng kinh hoàng. Bị tấn công trong trường hợp này là vô cùng nguy hiểm, gần như cầm chắc cái chết. Vậy mà khi ấy, chiếc tàu chở thủy lôi liên tiếp dội mìn suốt 15h đồng hồ. Chỉ cần một quả mìn phát nổ cách chúng tôi 5m thì chấn động của nó cũng đủ khoét một lỗ sâu vào chiếc tàu ngầm của chúng tôi. Mà có hàng chục quả như thế phát nổ chỉ cách chúng tôi 15m.

Chúng tôi nhận được lệnh không manh động – phải nẳm yên trong khoang tàu và bình tĩnh. Nhưng tôi hoảng hốt đến mức gần như nghẹt thở, miệng liên tục lẩm bẩm:”chết rồi, chết rồi”. Lúc ấy nhiệt độ trong khoang lên đến 38 độ do quạt máy và hệ thống làm lạnh đã tắt hết nhưng tôi sợ hãi đến mức đã mặc thêm một chiếc áo len mà một chiếc áo khoác lông thú mà vẫn run lên bần bật. Răng tôi đánh vào nhau lập cập. Mồ hôi túa ra lạnh toát.

Cuộc tấn công kéo dài 15 giờ đồng hồ rồi đột ngột chấm dứt. Có lẽ con tàu kia đã sử dụng hết số mìn và lặng lẽ rời đi. Suốt 15 giờ dài đằng đẵng chẳng khác nào 15 triệu năm ấy, mọi ký ức hiện về trong tôi. Tôi nhớ  về tất cả những việc không tốt mà mình đã làm cũng như lo lắng về tất cả những lo lắng vụn vặt trước đây.

Hồi chưa gia nhập hải quân, tôi từng là một nhân viên ngân hàng. Khi ấy, lúc nào tôi cũng không yên về chuyện tiền lương và thăng tiến. Tôi lo không có được nhà riêng, không mua được ô tô mới, không sắm được cho vợ mình những bộ quần áo đẹp. Tôi đã ghét ông sếp suốt ngày la rầy mình biết bao! Tôi còn nhớ những lần mình về nhà giữa nửa đêm, bực tức, gắt gỏng, cãi cọ với vợ vì những lí do không đâu.

Ngày trước những lo lắng ấy mới to tát làm sao!Nhưng dường như chúng chẳng còn có ý nghĩa gì khi những quả mìn đang nổ ầm ầm bên cạnh, đe dọa lấy mạng tôi bất cứ lúc nào. Ngay lúc ấy tôi tự nhủ nếu còn được sống để nhìn thấy mặt trời thì tôi sẽ không bao giờ,không bao giờ lo lắng nữa. Không bao giờ!Không bao giờ!Không bao giờ!!

27 tháng 11 2018

r333333333333333333333333333333333333333333333333rrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqrrrrrrrrrrrrrrrrrr??????????????????????????????????????????????????????????????????????????????..............................................................................................

13 tháng 11 2017

Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!

Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!

Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thăng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!

Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:

Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!

Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.

Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!

13 tháng 11 2017

mk bt nè ty

4 tháng 2 2020

Bạn tham khảo nhé :

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

CM
16 tháng 12 2022

Gợi ý:

* Mở bài: nêu hoàn cảnh em gặp cô bé bán diêm (ví dụ gặp trong mơ).

* Thân bài: kể, tả lại cuộc gặp gỡ của em với cô bé bán diêm:

- Cuộc sống của cô bé và bà như thế nào? (Ví dụ: rất hạnh phúc, đầm ấm; cô bé được ăn no, mặc ấm, không phải đi bán diêm nữa mà được đến trường, được sống cùng bà của mình).

- Tâm trạng của cô bé bán diêm ra sao? (Ví dụ: lúc nào cũng vui vẻ).

- ...

* Kết bài: kết thúc cuộc gặp gỡ ra sao? Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?

- ...

*

30 tháng 8 2019

Cứ nghĩ lại hồi ấy, tôi lại thấy hối hận biết bao nhiêu. Giá như lúc đó, tôi không quá tham lam, không có ảo tưởng điên rồ để bây giờ lại trở về con số không, làm mất lòng tin của chồng mình thì tốt biết bao! Và chắc hẳn bây giờ các cháu đã biết tôi là ai, tôi chính là mụ vợ thật đáng ghét trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Hồi ấy, vợ chồng sống rất an bình. Tôi ở nhà may vá lưới và làm những công việc nhà, tôi còn nuôi được một con lợn mập mạp. Ông lão nhà tôi thì đi đánh cá, hôm có, hôm không. Tuy hai vợ chồng tôi già lại sống cảnh nghèo túng trong một túp lều lụp xụp trên bờ biển nhưng cuộc sống của chúng tôi vẫn đầm ấm. Cho đến một ngày…

Tội đang loay hoay trước cái máng lợn vừa bị mẻ một miếng lớn thì ông lão đi đánh cá về. Ông ấy vui vẻ kể cho tôi nghe về chuyện con cá vàng biết nói, nó hứa đáp ứng mọi yêu cầu nhưng ông lão không cần gì cả. Lúc đầu, tôi không tin, nghĩ ông ấy đùa, nhưng thấy thế, tôi tin là thật. Một cơn giận bùng lên, trong đầu tôi có ý nghĩ: "Nếu có con cá vàng ấy nói thật thì sao lão ngốc nghếch đến mức không xin gì cả? Tôi vội nói với lão chồng:

-  Ông thật quá ngu ngốc! Ông nhìn xem nhà cửa chúng ta thế nào, cả cái máng cho lợn ăn cũng tả tơi. Ông hãy ra biển xin ngay con cá vàng một cái máng lợn ăn mới đi!

Thế là chồng tôi đi ra biển. Tôi không biết ông ấy có xin con cá được không nhưng vẫn háo hức muốn nhìn thấy phép màu của con cá lạ. Tôi đợi một phút, hai phút rồi năm phút chẳng thấy gì. Bỗng, một luồng sáng bao quanh cái máng lợn.

Rồi khi ánh sáng biết mất... Trời! Trước mắt tôi, cái máng lợn mới loanh chẳng sứt mẻ gì cả hiện ra. Chồng tôi chạy về đến túp lêu và vô cùng thích thú khi thấy cái máng mới. Tôi nhìn quanh và tự hỏi: "Có con cá có phép thuật như vậy tại sao mình phải sống trong một túp lều lồi tàn rách nát này cơ chứ?". Tôi nói với chồng:

-   Thì đã có máng lợn mới rồi. Nhưng ông có thấy chúng ta đang sống trong một cái lều rách nát không? Hãy đi mau ra biển và xin con cá một ngôi nhà mới. Nhanh lên!

Thế là chồng tôi lại chạy ra biển. Tôi trông theo cái bóng khuất dần của chồng và mong chờ. Quả nhiên, chỉ một lát sau, tôi bàng hoàng khi thấy mình không còn ngồi trong túp lều tối tăm nữa mà là một ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi và sáng sủa. Tôi sung sướng ngắm mái nhà sơn đỏ với ống khói nhô cao. Tôi quả thật chưa bao giờ dám nghĩ mình có được ngôi nhà đẹp vậy.

Nhưng niềm vui chẳng kéo dài. Chỉ vài ngày là tôi cáu kỉnh vì ý nghĩ: "Thế khi đã có nhà mới rồi, mình vẫn phải làm những công việc nhà ư? Không! Không thể như thế! Tôi muốn có người hầu kẻ hạ”. Thế là tôi đanh mặt lại và nghiêm giọng nói với ông lão:

-   Tại sao tôi lại lấy ông cơ chứ? Ông chỉ là một gã đàn ông ngu ngốc. Tôi không muốn làm một mụ nông dân quèn nữa, tôi muốn trở thành nhất phẩm phu nhân. Ông hãy đi mau ra biển và xin con cá. Nhanh lên!

Chồng tôi kêu lên:

-   Bà có điên không vậy? Đã có nhà mới rồi thế mà còn muốn là nhất phẩm phu nhân ư?

Lúc đầu, ông ta lên giọng thế, nhưng tôi chỉ dọa nạt một hồi là ông phải đi. Trong chốc lát, tôi choáng váng khi thấy mình đang ở trong một tòa nhà tráng lệ. Trên người tôi, một bộ váy áo mềm mại, lấp lánh, nhìn quanh những cô gái đang quỳ dưới chân tôi. Một cô gần tôi nhất nói: "Thưa nhất phẩm phu nhân! Phu nhân còn cần gì nữa không ạ?" Thì ra điều tôi mong muốn đã thành hiện thực. Thế là từ bây giờ tôi có thể chơi bời thoải mái rồi!

Tôi đứng lên thềm cao, sai phái gia nhân việc này việc nọ. Tôi thấy mình thật cao quý. Bỗng tôi nhìn thấy chồng tôi, cái vẻ mặt nhếch nhác, quần áo tồi tàn đến phát ghét. Tôi đuổi ông ta xuống chăm sóc cho ngựa.

Vui vẻ được mấy hôm, rồi tôi lại nghĩ: "Dù làm nhất phẩm phu nhân đi nữa thì vẫn phải cúi mình trước những ông hoàng bà chúa! Mình phải làm nữ hoàng cho cả thiên hạ quỳ xuống dưới chân!". Thế là tôi cho gọi ông chồng đến và bắt ông ta phải đi xin con cá vàng cho tôi làm nữ hoàng. Ông lão giãy lên nói:

-  Thôi tôi xin mụ. Mụ ăn chẳng biết đường ăn nói chẳng biết đường nói mà đòi làm nữ hoàng ư?

Tức điên người, tôi tát cho ông ta một cái trời giáng, đây là lần đầu tiên tôi đánh ông chồng. Tôi gào to:

-   Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Có đi không hay là ta sai người lôi đi?

Nhìn ông lão lủi thủi đi, tôi hả hê lắm. Thế là chỉ trong giây phút tôi đã trở thành nữ hoàng, điều mà tôi nằm mơ cũng không được. Đầu đội vương miện, tôi nhấm nháp những món ăn của phương xa mà thị nữ dâng lên. Ông lão đã trở về, nhìn tôi cười:

-  Tâu nữ hoàng, bây giờ nữ hoàng đã vừa lòng rồi chứ ạ?

Tôi không thèm trả lời, ra lệnh đuổi lão đi.

Nhưng chỉ vài hôm, tôi chán làm nữ hoàng, liền sai người đi tìm ông chồng, bắt ông ta đòi con cá vàng cho tôi làm vua của biển cả. Ông ấy không dám nói một lời, lủi thủi đi. Tôi mơ màng nghĩ đến cảnh mình làm Long Vương ngự trên mặt biển, con cá vàng hầu hạ bên người tôi và làm theo mọi ý muốn của tôi. Đầu óc tôi quay cuồng, lâu đài biến mất, kẻ hầu người hạ, vàng hạc cũng tan, tất cả trở về như cũ, tôi là một bà lão nghèo nàn, mặc cái váy vá ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ trước túp lều lụp xụp.

Dù bây giờ, ông chồng tôi đã tha thứ cho tôi nhưng không hao giờ tôi lại tha thứ cho mình. Đây chính là một hài học thật xứng đáng đối với tôi. Mong rằng đừng ai phạm sai lầm như tôi. Xin chào tạm biệt các bạn.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/trong-vai-mu-vo-hay-ke-lai-chuyen-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-c33a1878.html#ixzz5y4UFdeF5

9 tháng 11 2021

giúp mình với

12 tháng 11 2021

no ???? 44-3=?

14 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Ầu ơ... Ví dầu ví dẫu ví dâu 
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng

Từ lâu, trâu đã trở thành người bạn thân thiết của dân tộcViệt Nam ta.Cứ mỗi lần về quê, đi qua những cánh đồng mênh mông dưới bầu trờixanh thẳm, ta lại bắt gặp những chú trâu với bộ lông đen óng đang lụi cụi gặmcỏ hay đang bước lững thững cùng chủ sau một ngày lao động mệt nhọc. Tuy nhìnmập mạp, chậm chạp thế ấy nhưng nhờ có chúng, ta mới có được từng bát cơm, bátgạo hằng ngày.

Nguồn gốc con trâu là cả một câu chuyện cổ tích không biếtcó từ bao giờ và được lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay. Chuyện kể rằng : “Từ xa xưa,vào thuở khai thiên lập địa, dưới trần gian chưa có ngũ cốc nêncon người phải ăn thịt cầm thú. Ngọc Hoàng biết vậy bèn tập hợp các vị thầntiên lại, phái người đem những hạt giống có thể tạo ra ngũ cốc để cứu giúp trầngian. Một vị thần tên Kim Quang đứng lên xin nhận trọng trách này. Ngọc Hoàngvui vẻ hướng dẫn ông cách trồng hạt giống này. Nhưng rủi thay, khi xuống đếntrần gian thì tiên ông Kim Quang đã mệt. Ông liền đánh một giấc dài và quên luônlời Ngọc Hoàng căn dặn. Hạt giống không được trồng đúng nên mọc thành cỏ. Loàingười vẫn đói khổ. Ngọc Hoàng nổi giận đày ông xuống trần gian làm kiếp trâu đểgặm cỏ nhằm chuộc lại lỗi lầm xưa. Đến khi nào gặm hết cỏ thế gian ông mới đượctrở về trời. Nhưng, hạt giống cỏ lan đi khắp nơi. Đến giờ, ông vẫn chưa gặm hếtnên vẫn phải đội lốt con trâu.”

Chuyện xưa là thế, nhưng theo các nhà khoa học thì trâucó nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổtiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm,hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đãthuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết sănbắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.

Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen vớilớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áochoàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có mộtcái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi vàmuỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nógiúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thểnhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôisừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻthù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậymà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểungủ rất đặc biệt.Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.

Tuy chỉ ăn cỏ nhưng chúng rất nặng kí đấy nhé.Trâu đực thìnặng từ 400-450kg, còn trâu cái thì nặng từ 350-400kg, nghé sinh ra nhỏ nên chỉnặng từ 22-25kg.Ba tuổi là chúng đã có thể đẻ được lứa đầu. Bọn nghé trông rấtdễ thương.Chúng bú sữa, chạy quanh quẩn bên chân mẹ và thỉnh thoảng lại kêu lên“nghé ọ”.

Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nôngdân,”Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Ngày xưa không có máy cày, trâu phảilàm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa,trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạtlúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu,mà còn là gia sản của người nông dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu làđầu cơ nghiệp” đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đờisống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu cadao quen thuộc:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”.

Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức mónthịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biếnđược rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu cũng có thể cung cấp sữacho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt.Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép,túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặttrống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và cáclễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ công mĩ nghệ. Phân trâu là phânbón rất tốt cho cây trồng.

Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạonên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạnthân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơGiang Namtrong bài “Quê hương” đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:
Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi,thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả:các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vivu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhânđưa vào tranh Đông Hồ.Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tôngtrong “Thiên trường vãn vọng”: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng cóthể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu,vừa học bài.Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!

Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúctrâu được nghỉ ngơi . Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâuthì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tônvinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động.Trâu còn là một vật linhthiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lạitổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít ngườibiết về sự tích sông Kim Ngưu…

Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúanước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật củangười nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên nhữngcánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quenthuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đãgiữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.

29 tháng 10 2016

Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nọ, có tới năm ông thầy bói cùng hành nghề. Thầy thì đông, người xem thì ít nên thầy chẳng mấy khi bận rộn.Một hôm nhân buổi hàng họ ế ẩm, các thầy rủ nhau về sớm. Đi đường thầy nào cũng phàn nàn, từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa biết hình thù con voi nó thế nào. Về tới gốc đa đầu làng, đang ngồi tán gẫu, bỗngcác thầy nghe người đi chợ về kháo nhau có con voi đi qua. Băn khoăn một lúc, các thầy bàn nhau góp tiền chi viên quản tượng để được một lần xem con voi nó thế nào.Khi voi đứng lại, năm thầy đều tiến lại gần. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy lại sờ chân, thầy lại sờ đuôi. Được một lúc, năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.Thầy sờ vòi nhanh nhảu nói trước :Ôi giời ! Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.Thầy nói sai bét rồi, thầy sờ ngà lên tiếng.Nó chần chẫn như cái đòn cànThầy sờ ta đứng ngay cạnh vội tiếp lời.Các thầy nói thế nào ấy chứ, tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc.Các thầy nói đều không đúng cả ! Thầy sờ chân đứng chống gậy vuốt râu.Tôi thấy nó sùng sững như cái cột đình.Thôi các thầy đừng cãi nhau nữa ! Thầy sờ đuôi vội can.Thực tế nó tun tủn như cái chổi sể cùn.Mỗi thầy một ý chẳng thầy nào dám vác mặt ra ngoài chợ, đi đâu các thầy cũng bị ngưởi ta chế giễu : Đến đánh giá một con vật còn không đúng thì bói toán ai dám tin. Thế là từ đó dân gian mới có thành ngữ thầy bói xem voi để chỉ những kẻ xem xét sự vật hiện tượng nhưng chỉ nhìn từ một phía mà thôi