K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2018

Bạn lên google tham khảo nha.Đó là cách tốt nhất để giúp bn viết văn hay và nhanh nhất mình có thể nghỉ ra rùi đó.Chứ chép bài của ng khác bn ko tiến bộ đc đâu.

ARMY kb nha.♡♡♡

14 tháng 11 2018

Nhân dịp Trung thu 2016, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cùng Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư- Ngày mai tươi sáng tặng quà cho bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện K và Bệnh viện Nhi Trung ương. Chương trình “Trung thu cho em” được tổ chức tại Khoa Nhi- Bệnh viện K, với mong muốn chung tay xoa dịu, khích lệ tinh thần chiến thắng bệnh tật và mang lại cho các bé một ngày Tết Trung thu hạnh phúc. Thế nhưng, nhìn những món quà, những lời động viên đầy nước mắt, chúng tôi lại càng xót xa hơn bao giờ hết, khi chứng kiến những cái đầu không còn tóc, chứng kiến những "chú lính chì" chống nạng rẽ qua đám đông hay sự đau đớn đến tái xanh mặt mày của những em bé mắc bệnh ung thư. Niềm vui Trung thu của các em đã không được trọn vẹn như bao đứa trẻ khác.

Bé Hoàng (Quảng Ninh) hiện đang điều trị tại Khoa Nhi- Bệnh viện K là một em bé bụ bẫm đáng yêu. Em đã nhập viện điều trị ung thư 1 tháng nay. Trên đầu em không còn tóc nữa. Dù em vẫn khỏe, vẫn nhanh nhẹn hơn các bạn cùng phòng nhưng em vẫn khiến người đối diện rớt nước mắt khi em nhắc về quê hương, về gia đình mình: "em nhớ nhà lắm. Nhà em có con dốc cao, phải khỏe lắm mới trèo lên được. Em trai em đã lên thăm em mấy lần, nó bảo anh nhanh về nhà còn chơi với em, Trung thu mà em phải đi chơi một mình". Hoàng nói rồi mỉm cười, không biết rằng mẹ mình ngồi đằng sau đang lau nước mắt.

Bé Minh Nhật thì còn quá nhỏ để biết đến nỗi buồn mà bản thân mình và gia đình đang trải qua. Bé giơ bàn tay băng kín để giữ kim truyền chỉ vào tủ cá nhân rồi bi bô bảo: "con có nhiều thuốc lắm đấy nhé. Rồi tiêm nữa. Bác sỹ tiêm đau lắm đấy ạ". Mẹ bé cũng chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc. Chị bảo: "Rằm Tháng 8 mà con không được ở quê phá cỗ, rước kiệu thì cũng buồn lắm, thương lắm mà không biết làm thế nào. Bệnh tật nó ác thế đấy".

Tại khoa Nhi- BV K, câu chuyện Lê Nguyễn Khánh Linh (10 tuổi) mắc phải bệnh ung thư buồng trứng đã từng được chương trình Điều ước thứ 7 của Đài Truyền hình Việt Nam giúp hiện thực hóa ước mơ trở thành nữ tiếp viên hàng không đến nay vẫn được nhiều người nhắc đến. Hôm nay, Khánh Linh lặng lẽ ngồi xem các bạn hát, múa. Thỉnh thoảng, em gục mặt vào thành ghế. Một người nhà bệnh nhân bảo: "sức khỏe của cô bé giảm sút hơn lúc làm chương trình trên ti vi đấy, cô bé gầy đi, yếu ớt lắm, thương lắm".

"Nếu cháu gục ngã, thì con cháu sẽ ra sao?"

Sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với các bệnh nhi ung thư trong dịp Trung thu này vô cùng có ý nghĩa. Chương trình đã tổ chức Trung thu rất có ý nghĩa cho các em trong bệnh viện, tặng quà Trung thu cho các bệnh nhi để bù đắp phần nào thiệt thòi mà các em phải gánh chịu. Mặc dù giá trị món quà không lớn, nhưng nó đã mang lại giá trị tinh thần rất quý giá cho các bệnh nhi và gia đình trong những thời điểm hết sức khó khăn này.

Có mặt tại buổi lễ, Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh- Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước đã bày tỏ sự xúc động khi được cùng các bệnh nhi ung thư đón Tết Trung thu trong bệnh viện. “Tôi vô cùng xúc động. Tôi chia sẻ với các gia đình có con em bị ung thư, chia sẻ với nỗi đau của các cháu. Qua thăm hỏi các trường hợp, tôi thấy các gia đình có quá nhiều khó khăn phải trải qua. Mặc dù đã được các bác sỹ của bệnh viện tận tâm, điều trị tích cực, nhiều cháu đã được xuất viện về với gia đình nhưng vẫn còn rất nhiều cháu còn đau đớn, mệt mỏi vì bệnh tật. Tôi hết sức chia sẻ với các cháu phải vui Trung thu trên giường bệnh. Mong các cháu hãy cố gắng chữa bệnh. Mong mọi người hãy nâng cao ý thức phòng chống căn bệnh quái ác này”.

Chương trình đã mang đến cho các bệnh nhi những giây phút ấm áp và ý nghĩa. Với các hoạt động vui chơi bổ ích, các em nhỏ đã hòa mình vào các trò chơi Trung thu như phá cỗ, rước đèn. Các em vô cùng thích thú, truyền tay nhau chơi những con tò he được nặn bởi bàn tay những người thợ khéo léo, những bông hoa, những con thú tạo bằng bong… Không khí ngày hội Trung thu đã xóa tan những buồn bã, đã phần nào xoa dịu nỗi đau bệnh tật cho các em. Tiếng cười trong veo của trẻ thơ đã xua tan những lo âu, mệt nhọc và đau đớn của các em trong quá trình chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Tất cả các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Khoa Nhi- Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và Khoa Ung Bướu- Bệnh viện Nhi Trung ương đã được nhận quà Trung thu. Chương trình còn dành 95 suất quà tặng gồm 1 túi quà và 1 triệu đồng cho các em nhỏ như một lời an ủi, động viên dành cho các em và gia đình.

Tại Khoa Ung bướu- Bệnh viện Nhi Trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng dành nhiều thời gian cho các bệnh nhi ung thư. Bộ trưởng vừa xong công việc của mình, vẫn mặc tà áo dài, tranh thủ thời gian bận rộn của mình đến thăm các cháu nhỏ. Bộ trưởng đến từng giường bệnh, trò chuyện thăm hỏi các bệnh nhi. “Cháu có thấy đỡ hơn không?”, “cháu thấy trong người thế nào?”, “cháu phải cố gắng điều trị để còn về nhà nhé!”. Nhìn những bệnh nhi bé xíu mệt mỏi đau đớn nằm trên giường bệnh, hay lả lướt trong vòng tay mẹ, những người mẹ chăm con, người bà chăm cháu đều bật khóc, Bộ trưởng Tiến cũng hết sức xúc động. Bà nắm tay một người mẹ trẻ đang ôm mặt khóc bên đứa con đầu lòng còn đỏ hỏn bị ung thư nói: “cháu phải cố gắng lên. Phải giữ sức khỏe để mà chăm sóc cho con mình. Nếu cháu gục ngã, thì con cháu sẽ ra sao?”.

Cũng tại Khoa Ung bướu, Bộ trưởng Kim Tiến đã cùng với Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng- Bộ Y tế đã đi từng phòng để trao quà cho tất cả các bệnh nhi ung thư tại BV Nhi Trung ương. Cũng tại đây, Bộ trưởng Bộ Y tế đã gợi mở với lãnh đạo bệnh viện về phương án hợp tác với các nước có nền y học hiện đại, có năng lực điều trị ung thư cho trẻ em tốt nhất trên thế giới, nhằm tạo thêm cơ hội sống lâu hơn, sống khỏe hơn cho các bệnh nhi ung thư.

TK#

Cô giáo dạy lớp 1 của em tên là Thanh Hằng. Cô em có dáng người thấp, mái tóc đen mượt mà, khuôn mặt hiền hậu, trên môi cô lúc nào cũng nở nụ cười. Cô rất yêu thương học trò, dạy bảo chúng em từng li từng tí. Em nhớ nhất bàn tay diệu dàng của cô, đã uốn nắn cho em từng nét chữ. Em rất yêu quý cô và luôn nhớ đến cô. Em hứa sẽ cố gắng học tập tốt để trở thành con ngoan trò giỏi.

18 tháng 4 2021

Em tham khảo nhé !

Cô giáo lớp 1 của em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ tròn trịa, ngay ngắn. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chỉ một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cũng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.

 
18 tháng 11 2018

Mở bài: Các nghề nghiệp khác thật cao sang nhưng có lẽ bác lao công trường em, em vẫn quý nhứt !

Thân bài:

- Miêu tả sơ sơ về bác lao công và công việc hàng ngày: quần áo, tay chân, đầu tóc,...

- Em vô cùng thương, ngưỡng mộ bác lao công trường em:

 + Mùa hè thì bác nhễ nhại mồ hôi, một mình dưới sân trường yên tĩnh vs ánh nắng chói chang.

+ Mùa đông thì tay chân bác run run, cầm chiếc chổi dừa quét quét, nghe xào xạc,..

- Em rất yêu quý bác lao công:

  + Bác luôn cố gắng làm công việc của mình.

+ Dù vất vả nhưng bác vẫn hiền hậu,...

- Em rất ghét những đứa khinh thường bác lao công.

- Bác là con người ấm áp, lòng nhân ái và vô cùng yêu trường,...

- Nhiều hôm thấy bác nghỉ vì ốm, em lo lắng lắm !

Kết bài:cảm nghĩ và liên hệ thực tế.

bài làm :

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.


 

8 tháng 10 2018

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

k mk nhé

8 tháng 10 2018

BẠn kiểm tra 1 tiết văn có đề như thế này ko ?

17 tháng 12 2021

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

Tham khảo : 

 

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

                     “Con về thăm mẹ chiều đông
                     Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
                     Mình con thơ thẩn vào ra
                     Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

                       “Chum tương mẹ đã đậy rồi
                        Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
                        Áo tơi qua buổi cày bừa
                      Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
                      Đàn gà mới nở vàng ươm
                      Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
                     Bất ngờ rụng ở trên cành
                     Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

                                         “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
                                  Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

16 tháng 1

Truyền thuyết Thánh Gióng là một câu chuyện truyền cảm hứng từ văn hóa dân gian Việt Nam, nêu bật lòng dũng cảm và lòng vị tha của một cậu bé bảo vệ đất nước của mình chống lại quân xâm lược nước ngoài. Mặc dù bản thân câu chuyện có thể không đề cập trực tiếp đến trách nhiệm của giới trẻ ngày nay nhưng chúng ta có thể rút ra những hiểu biết sâu sắc có giá trị từ nó.

Trong nhiều nền văn hóa, bao gồm cả văn hóa Việt Nam, có sự nhấn mạnh vào việc chuyển giao các giá trị và trách nhiệm giữa các thế hệ. Câu chuyện Thánh Gióng nhấn mạnh ý tưởng rằng mỗi cá nhân, bất kể tuổi tác, đều có tiềm năng đóng góp cho sự thịnh vượng và phát triển của đất nước. Nó như một lời nhắc nhở rằng giới trẻ ngày nay nắm giữ quyền lực to lớn và có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai.

Xét đến thế giới đang thay đổi nhanh chóng mà chúng ta đang sống, giới trẻ ngày nay phải đối mặt với những thách thức và cơ hội đặc biệt. Họ có những quan điểm mới mẻ, sự thông thạo về công nghệ và sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề đương đại. Với những lợi thế này, thanh niên có khả năng thúc đẩy sự thay đổi tích cực và tạo ra tác động lâu dài cho đất nước họ và thế giới.

Trách nhiệm của thanh niên ngày nay trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước của mình rất nhiều mặt. Thứ nhất, họ có thể tích cực tham gia vào đời sống công dân bằng cách tham gia vào các quá trình dân chủ, chẳng hạn như bỏ phiếu và vận động cho những mục đích mà họ tin tưởng. Họ cũng có thể đấu tranh cho công bằng xã hội, bình đẳng và bền vững môi trường, nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu cấp bách như biến đổi khí hậu, nghèo đói và bất bình đẳng.

Hơn nữa, thanh niên ngày nay có thể đóng góp vào việc xây dựng đất nước bằng cách tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua giáo dục và đào tạo. Bằng cách theo đuổi giáo dục đại học hoặc đào tạo nghề, họ có thể phát triển kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và tinh thần kinh doanh. Được trang bị những kỹ năng này, họ có thể thúc đẩy sự đổi mới, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

Sự hợp tác và gắn kết cộng đồng cũng rất cần thiết để thanh niên thực hiện trách nhiệm với đất nước của mình. Bằng cách làm việc cùng với nhiều nhóm người khác nhau, họ có thể xây dựng những cầu nối, thúc đẩy sự hiểu biết và thúc đẩy sự gắn kết xã hội. Họ có thể khởi xướng và tham gia vào các dự án cộng đồng, công việc tình nguyện và doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết nhu cầu địa phương và nâng đỡ các cộng đồng bị thiệt thòi.

Điều quan trọng là trách nhiệm của thanh niên ngày nay trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước của mình vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Trong một thế giới kết nối, những thách thức toàn cầu đòi hỏi những giải pháp toàn cầu. Thanh niên có thể đóng góp vào hợp tác quốc tế, trao đổi văn hóa và ngoại giao, thúc đẩy hòa bình, hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia.

Mặc dù truyền thuyết về Thánh Gióng có thể bắt nguồn từ một thời điểm và bối cảnh khác, nhưng thông điệp cơ bản của nó về lòng dũng cảm, sự hy sinh và lòng tận tụy với đất nước lại cộng hưởng với trách nhiệm mà giới trẻ ngày nay phải gánh chịu. Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc này và tích cực tham gia vào cộng đồng của họ và thế giới nói chung, những người trẻ tuổi có thể đóng góp vào một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước và nhân loại nói chung.

19 tháng 10 2018

Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỷ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 8 ngốc nghếch, dại dột.

Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường. Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu… tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.

- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu.

– Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện. Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỷ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:

- Có chuyện gì thế? - Học sinh này dùng vé giả!

Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran

- Đây là em Phương Thu, lớp 8I của cô Liên. Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn.

– Tôi bảo lãnh cho em ấy.

Rồi cô bảo tôi:

- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:

- Vâng ạ.

Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc.

Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm… Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỷ luật cao nhất: buộc thôi học. Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỷ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:

- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân. Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.

Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỷ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học… án kỷ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.

19 tháng 10 2018

BL

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

đây chỉ là bài tham khảo thôi nha 

kb nha

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Bài làm của mình:

Nghỉ hè năm nay, em đã có dịp về thăm quê. Em cảm thấy rất vui vì đã có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ ở quê. Điều đó giúp em cảm thấy thêm yêu quê hương của mình.

Mẹ nói rằng quê em là một tỉnh nằm ở ven biển, cách khá xa thành phố nơi em đang sống. Buổi sáng hôm đó, em dậy rất sớm để chuẩn bị cho chuyến đi dài. Đúng sáu giờ ba mươi phút, xe bắt đầu xuất phát. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến thành phố Sầm Sơn. Gia đình em ở lại nhà ông bà nội, cất dọn đồ đạc rồi nghỉ ngơi. Buổi trưa, èm còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của quê mình. Rất hấp dẫn và tuyệt vời!

Chiều đến, mọi người trong gia đình hẹn nhau ra biển tắm. Em cùng các anh chị đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Không khí lúc này đã dễ chịu hơn. Bầu trời trong xanh, một gợn mây. Mặt trời đã bớt gay gắt hơn. Từ xa nhìn xuống, b Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đến gần bờ biển, em có thể nghe thấy tiếng sóng đánh vào bờ. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Mọi người cùng nhau xuống biển tắm. Biển lúc này khá đông người. Làn nước trong xanh, mát lạnh khiến mọi người cảm thấy thật dễ chịu.

Sau khi tắm biển xong, bố mẹ còn đưa chúng em đi tham quan một số địa danh nổi tiếng khác. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.

Tắm biển trở về, ai nấy đều đã đói bụng. Gần bãi biển, rất nhiều khách sạn, nhà hàng được xây dựng để phục vụ khách du lịch. Bố mẹ đã đề nghị mọi người vào một nhà hàng hải sản để ăn tối. Sau khi ăn tối xong, em và các anh chị rủ nhau ra biển chơi. Biển vào ban đêm cũng rất đẹp. Em còn nhìn thấy vài chiếc thuyền đánh cá đang chuẩn bị cập bến.

Chuyến về thăm quê lần này đã đem lại cho em thật nhiều kí ức đẹp. Quê hương của em thật tươi đẹp biết bao. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương của mình.

3 tháng 2 2022

dài dữ vậy bạn Nhân, chỉ kgoangr 1 -> 1,5 trang giấy thôi.

4 tháng 7 2016

Khổ bạn . bucminh

4 tháng 7 2016

ai  có thể giúp mình làm bài văn này không