K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc mẫu truyện Bác Hồ sau và rút ra ý nghĩa bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu

GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI

12 giờ ngày 15-4-1964, tôi đang ngồi sau cửa sổ hướng về hồ mong làn gió thổi tới, bỗng nghe tiếng động cơ ô tô, và xe từ từ dừng lại trước cống lấy nước. Mọi người trên xe bước xuống, tôi thấy một người dáng cao cao đang bước về phía cống. Vội vã khoác chiếc áo, vừa đi vừa cài khuy,tôi chạy ngay lên đập và gặp đúng Bác! Bác hỏi: “Chú làm gì ở đây?”. “ Thưa Bác, cháu là trưởng ban kiến thiết công trường”. Bác hỏi thăm sức khoẻ anh em và tình hình công trình. Tôi báo cáo với Bác tóm tắt về sức khoẻ và sinh hoạt của anh em, báo cáo về tính năng tác dụng của hồ chứa nước. Bác vui vẻ nhìn toàn cảnh hồ chứa nước và hỏi: “Các nhà gì đây hở chú?”. “Thưa Bác, nhà cạnh đập kia là nhà nghỉ mát của Tỉnh ủy, còn các nhà khác là nhà của một số Bộ cũng đang chuẩn bị xây cất nhà nghỉ mát”. Nét mặt Bác hơi thay đổi, Bác bảo: “Không được. Chú về bảo với tỉnh, tại sao không xây nhà nghỉ mát cho công nhân trước, mà lại lo xây nhà nghỉ mát cho lãnh đạo. Chú bảo với các Bộ không được một cơ quan nào chiếm chỗ để xây cất nhà cửa. Bác sẽ về bảo Ủy ban Kế hoạch nhà nước và Bộ Kiến trúc tới đây để quy hoạch lại toàn bộ. Tỉnh của chú rồi sẽ giàu lắm, ngoài việc hồ chứa phục vụ nông nghiệp, còn phải lợi dụng tổng hợp cảnh đẹp của hồchứa, tất cả các hòn đảo nằm trong lòng hồ ta sẽ cho xây nhà hội họp, xung quanh xây nhà nghỉ mát, các ven đồi sẽ cho trồng các loại hoa như hoa phượng, hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa đại... Ta sẽ cho quốc tế thuê để hội họp, nghỉ mát như Giơnevơ (Thụy Sĩ), tỉnh chú sẽ giàu và có nhiều ngoại tệ. Nối liền giữa đất liền với các nhà nghỉ cần phải có các loại xuồng, thuyền máy, ca nô để cho khách thuê và đi lại”. Sau đó tôi đưa Bác tới hạ lưu sông và báo cáo việc mở cống để lấy nước tưới theo yêu cầu của các hợp tác xã, Bác phấn khởi: “Chú ạ, kênh mương còn chiếm nhiều đất, phải tiết kiệm, trước mắt hai bên bờ kênh chú nên tranh thủ trồng thật nhiều cây”. Rồi Bác lên xe và vẫy chào mọi người. 

Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.org/document/771565-nhung-cau-chuyen-ke-ve-bac-ho-ky-5.htm

1
17 tháng 10 2018

Ý nghĩa của câu chuyện này rất sâu sắc . Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm những cũng phải dành đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mắt mà đâu biết suy nghĩ sâu xa. Bác là người quan tâm tới người lao động nên việc gì cũng phải đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày phục vụ cho lãnh đạo mà quên mất người dân. Việc Bác dừng lại ở ngay chỗ cống thoát nước thể hiện Bác quan tâm tới đời sống,công việc của người dân. Thay vì xây khu nghĩ mát, bạn lại nói nên khai thác cảnh đẹp nơi đây để trồng hoa, xây nhà hội họp, xung quanh  xây nhà nghỉ mát rồi sẽ cho nước ngoài thuê để họp rồi tỉnh sẽ giàu. Điều đó chứng minh rằng bác rất chú trọng vào những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy lại có thể khiến cho một tỉnh giàu có. Việc Bác nói phải trồng thật nhiều cây quanh những con kênh mương, chứng tỏ Bác suy nghĩ rất sâu xa: 1 là để tiện lợi vì gần các kênh nên nước được sử dụng hợp lý.

Thứ 2 là giúp cho cảnh quan thêm phần sinh động và hài hòa.

Đọ xong câu chuyện, chúng ta rút ra được một việc sâu sắc: Đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ bê những việc quan trọng, dù chúng có nỉ bé nhưng nó sẽ dẫn đến sự thành công, biến những vùng đất nghèo thành những vùng đất tươi đẹp, phồn vinh.

16 tháng 4 2019

Bài Kỉ lục thế giới có 11 câu.

- Dấu chấm đặt cuối các câu 1, 2, 9 dùng để kết thúc các câu kể.

(Câu 3, 6, 8, 10 tuy cũng là câu kể nhưng cuối câu đặc dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật).

- Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11 dùng để kết thúc các câu hỏi.

- Dấu chấm than đặt ở cuối câu 4, 5: dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu cầu khiến (câu 5).

 Sau khi ăn cơm tối xong, em thong thả đi ra ngoài ngõ dạo chơi, hóng gió cho mát mẻ. Bỗng có anh bộ đội từ xa tiến dần về phía em.Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng, em không nhìn rõ ai. Đột nhiên anh bộ đội kêu to: “Loan! Em đấy hả?”. Em giật mình quay lại: “Trời ơi! Anh Phong!” và ôm chầm lấy anh.Anh Phong là anh Hai của em, đi bộ đội đã được một năm nay. Lúc anh nhập ngũ được một...
Đọc tiếp

 

Sau khi ăn cơm tối xong, em thong thả đi ra ngoài ngõ dạo chơi, hóng gió cho mát mẻ. Bỗng có anh bộ đội từ xa tiến dần về phía em.
Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng, em không nhìn rõ ai. Đột nhiên anh bộ đội kêu to: “Loan! Em đấy hả?”. Em giật mình quay lại: “Trời ơi! Anh Phong!” và ôm chầm lấy anh.
Anh Phong là anh Hai của em, đi bộ đội đã được một năm nay. Lúc anh nhập ngũ được một tháng thì có giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Bách khoa gửi về, hiện bố vẫn đang cất giữ. Bố nói “Chừng nào thằng Phong hoàn thành nhiệm vụ quán sự trở về sẽ đi học đại học”. Giờ đây, anh hiện ra trước mắt em trong bộ quân phục màu xanh cỏ úa. Hai cầu vai có đeo quân hàm và phù hiệu nền đỏ in hình hai ngôi sao. Chiếc ngôi sao vàng năm cánh. Nom anh bây giờ khác xưa nhiều lắm. Anh chững chạc và rắn rỏi như một ngư dân vùng biển. Làn da trắng thưở học trò được thay bằng một màu đồng hun. Mái tóc cắt ngắn tạo cho khuôn mặt anh vốn tròn tròn nay như đậm lại, tròn trĩnh hơn, khỏe khoắn. Có lẽ những khó khăn vất vả của đời lính đã tôi luyện cho anh trưởng thành.
Đợt phép này anh nghỉ được nửa tháng ở nhà nhưng không thấy anh rỗi rãi được chút nào. Anh nói với mẹ: “Xa nhà, con mới thấy thương bố mẹ nhiều. Bố mẹ vất vả nuôi chúng con ăn học, chúng con chưa đáp đền gì cho bố mẹ. Sức khỏe bố mẹ ngày càng yếu đi, em gái con thì lại đang còn nhỏ. Con được nghỉ mấy ngày, giúp bố mẹ được chừng nào hay chừng đó”. Thế là anh lao vào công việc. Hết dọn dẹp lại nhà cửa, anh lại ra vườn làm cỏ, vun gốc, bón cây… Công việc nào anh cũn làm nhanh gọn. Tối tối anh lại hướn dẫn cho em học bài, làm văn, làm toán, vẽ tranh… Những lúc rảnh rỗi, anh đưa em đi thăm bà con lối xóm, Anh hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn của mọi người rồi xin phép đến thăm nhà khác. Mọi người đều khen anh là chững chạc trưởng thành, nhanh nhẹn, đẹp trai hơn trước. 
Nửa tháng nghỉ phép của anh đã trôi qua. Hôm tiễn anh lên bến xe trở lại đơn vị, anh xoa đầu em, rồi cúi xuống nói nhỏ: “Loan ở nhà nhớ học giỏi, biết nghe lời bố mẹ, thầy cô. Lần sau về, anh sẽ mua nhiều quà cho em, nhớ viết thư cho anh nhé!” 

Bài làm 2
Thứ bảy tuần trước, lúc gia đình em đang quây quần ăn bữa cơm chiều thì có tiếng gọi quen thuộc: “Mẹ ơi! Mở cửa cho con!” Nhận ra giọng nói anh Hà, em vội buông đũa chạy ra mở cửa và sung sướng reo lên: “Bố mẹ ơi! Anh Hà về!”. Anh cúi xuống bế thốc em lên quay một vòng rồi hôn lên mái tóc em: “Em gái chóng lớn quá! Ở nhà có ngoan, học giỏi không em? Anh vui vẻ chào cả nhà rồi cởi ba lô đặt xuống nền gạch. Bữa cơm tối hôm đó thật là vui.
Anh Hà là anh cả của em. Nhà có hai anh em, tốt nghiệp xong lớp Mười Hai, anh lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Tính đến nay đã hơn nửa năm. Thời gian trong quân ngũ đã rèn luyện anh trở thành một thanh niên rắn rỏi, khỏe mạnh. Dáng người mảnh khảnh của một thư sinh trước đây đã được thay bằng hình dáng của một chú bộ đội dày dặn sương gió. Mái tóc đen của năm học lớp mười hai đã nhường chỗ cho một mái tóc ba phân, và làn da trắng như con gái đã biến thành màu da của ngư dân chài lưới. 
Những ngày ở nhà, anh làm việc luôn tay, sửa bồn hoa trước sân nhà, cắt xén hàng chậu kiểng, vun gốc cho mấy cây rau, cây bưởi… sau vườn. Anh còn trang trí lại góc học tập cho em, quét mạng nhện trần nhà, lau rửa phòng vệ sinh…
Những lúc rảnh rỗi vào chiều tối, anh dẫn em đi thăm những người bạn cũ, thăm bà con láng giềng, ai cũng khen anh chừng chạc, đẹp trai hơn trước nhiều.
Thời gian nghỉ phép qua nhanh, anh Hà phải trở lại đơn vị. Lúc tiễn anh ra bến xe, anh cầm tay bố mẹ chặt rồi nói nhỏ: “Bố mẹ yên tâm giữ gìn sức khỏe, hoàn thành xong nghĩa vụ con lại về với bố mẹ, con sẽ quyết tâm thi đậu đại học”. Quay sang em, anh nhẹ nhàng nhắn nhủ: “Cưng ráng học giỏi đừng làm điều gì bố mẹ buồn nghe!”. Anh hôn lên má em rồi vội vàng khoác ba lô từ biệt mọi người.
Anh đi rồi mà bên tai em vẫn còn văng vẳng lời động viên, nhắn nhủ của anh. Anh Hà ơi! Em sẽ cố gắng thực hiện tốt những lời dặn dò của anh: chăm ngoan và học giỏi.

0
Đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ các việc làm, các cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mạ em không có ở bên.a) Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin.b) Nếu thấy kẻ khác đe dọa, hành hung hoặc thấy cháy nhà, tai nạn em cần phải:- Khẩn...
Đọc tiếp

Đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ các việc làm, các cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mạ em không có ở bên.

a) Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin.

b) Nếu thấy kẻ khác đe dọa, hành hung hoặc thấy cháy nhà, tai nạn em cần phải:

- Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114, 115 để báo tin.

- Kêu lớn để những người xung quanh biết.

- Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an.

c) Khi đi chơi, đi học, em cần:

- Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh.

- Không mang đồ đạc trang sức hoặc vật đắt tiền.

d) Khi ở nhà một mình, em phải khóa cửa, không cho người lạ biết em chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà.

Theo GIA KÍNH

1
1 tháng 5 2019

a) Nhớ số điện thoại của cha mẹ, địa chỉ, số điện thoại của người thân để báo tin.

b) - Khẩn cấp gọi 113, 114, 115.

- Kêu lớn báo cho mọi người xung quanh.

- Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè,… đồn công an.

c) - Đi theo nhóm, chánh chỗ tối, nơi vắng vẻ.

- Không mang đồ trang sức.

d) - Ở nhà một mình phải khóa cửa, không cho người lạ vào nhà.

Hãy tìm ra bài này của ai làm mk chon: Mỗi một con người sinh ra đều có một nơi để lớn lên, trưởng thành, là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, là nơi in dấu nhiều kỉ niệm khó phai mờ. Đó là nhà. Em cũng có một ngôi nhà rất đẹp, em rất yêu quý ngôi nhà của em.Em đã từng nghe câu thơ: “Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi”. Nhà em...
Đọc tiếp

Hãy tìm ra bài này của ai làm mk chon:

 Mỗi một con người sinh ra đều có một nơi để lớn lên, trưởng thành, là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, là nơi in dấu nhiều kỉ niệm khó phai mờ. Đó là nhà. Em cũng có một ngôi nhà rất đẹp, em rất yêu quý ngôi nhà của em.

Em đã từng nghe câu thơ: “Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi”. Nhà em không treo ảnh Bác Hồ, ba em có mấy quyển sách tư liệu về Bác mà thôi.

Ba bảo rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây 10 năm, lúc em mới chào đời, nhưng được sửa lại cách đây 5 năm nên nhìn khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn rất nhiều.

Bên ngoài ngôi nhà em được sơn màu xanh lá cây, đây là màu mà em yêu thích nhích, nó gợi lên cảm giác thanh mát, dịu nhẹ. CÒn bên trong được sơn màu vàng nhạt. Ba bảo màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì ba luôn mong gia đình mình hạnh phúc, ấm áp như chính ngôi nhà của mình.

Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế xa lon màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đùa những lúc ba mẹ vắng nhà.

Căn phòng của ba mẹ em trang trí rất đơn giản, mẹ cũng không sắm sửa nhiều vật dụng, vì ba thường xuyên đi công tác vắng nhà. Mỗi lần ba về căn phòng ấy trở nên vui tươi và ấm áp hơn. Căn phòng của em xinh đẹp nhất vì được trang trí với nhiều gam màu đẹp, em tự vẽ những bức tranh và dán lên tường, em dán cả hình của những bộ phim hoạt hình nổi tiếng nữa. Căn phòng em có một chiếc bàn học gắn liền với chiếc tủ. Ơ đó em bày biện đồ chơi còn nhiều hơn là sách vở, vì em thích đồ chơi hơn là sách vở.

Có lẽ phòng bếp gia đình em là nơi chứa nhiều vật dụng nhất, vì mẹ bảo rằng để có được những bữa ăn ngon, ấm áp cho gia đình thì mình cần thiết phải sắm sửa đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo và đảm  đang nhất nhà, mẹ mang đến cho gia đình em những món ăn ngon và hấp dẫn nhất. Đặc biệt là trong những bữa cơm có ba về, mẹ làm nhiều món hơn và ánh mắt mẹ nhìn ba cũng trìu mến, thân thương hơn.

Căn nhà gia đình em nằm sát cánh đồng nên đứng từ những bậc thềm nhìn ra thấy bạt ngàn lúa xanh rì, bầu trời trong xanh và cao vút. Trước cổng nhà em có một giàn hoa giấy xanh um tùm, bám chặt lấy hai cánh cổng sắt. Đến mùa nở hoa,những cánh hoa mỏng manh nhưng rất dẻo dai dù có gió mưa vẫn không rơi rụng. Ba vẫn thích có giàn hoa leo ở trước cổng như vậy, mỗi lần ba đi công tác về ba thường cắt tỉa lại để cây thêm đẹp hơn.

Ngôi nhà gia đình em nhìn từ xa bé xíu nhưng lại gần trông thật lớn. Đối với em thì nhà chính là nơi em lớn lên, được ba mẹ chăm sóc, được học những bài học đầu tiên trong cuộc sống. Em yêu ngôi nhà của em, và sau này cũng vậy.

0
Dựa vào ý nghĩa  và bài học truyện GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI Ý NGHĨA:Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm nhưng cũng phải đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mặt chứ ai suy nghĩ sâu xa? Bác là người quan tâm đến người lao động nên việc gì cũng đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày quan tâm tới lãnh...
Đọc tiếp

Dựa vào ý nghĩa  và bài học truyện GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI

 

Ý NGHĨA:
Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm nhưng cũng phải đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mặt chứ ai suy nghĩ sâu xa? Bác là người quan tâm đến người lao động nên việc gì cũng đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày quan tâm tới lãnh đạo mà quên đi người dân. Những việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng ai biết có thể làm một tỉnh trở nên giàu có. Việc Bác nói phải trồng nhiều cây xanh quanh những kênh mương, chứng tỏ Bác suy nghĩ rất sâu xa: thứ nhất để tiện lợi vì gần các kênh mương nên nước được sử dụng hợp lí, thứ hai làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm hài hòa.

RÚT RA BÀI HỌC:
Đọc xong câu chuyện chúng ta rút ra bài học sâu sắc: đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ bê những việc quan trọng, dù chúng nhỏ bé nhưng dẫn đến sự thành công, biến những vùng đất nghèo thành những vùng đất phồn vinh

 

 

Nêu việc rèn luyện thực tế cần áp dụng cho cuộc sống

1
18 tháng 10 2018

Tiết kiệm là tốt nhưng cần phải chi tiêu nữa nên những điều Mèo rèn luyện trong cuộc sống là:Không xài hoan phí,đầu tư vào những cái không cần thiết,đừng để cái lợi che khuất tầm mắt của chúng ta,những cái không phải của ta thì nó sẽ không phải là của ta,bt quý trọng lúa gạo và luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra nó kể cả những thứ chúng ta ăn hằng ngày,  không phải thấy nó có lợi thì ta sẽ hại người dân ta để kiếm ra những đồng tiền dơ bẩn,yêu thiên nhiên để bảo vệ thiên nhiên trước cái nạn chặt phá rừng để kiếm lợi nhuận,....

Mong bạn sẽ đóng góp cho mình qua tin nhắn nhớ nói lí do về bài này chứ không mình quên mình lại hỏi lại nha

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm...
Đọc tiếp

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

Nếu gặp bác Lê, em sẽ nói gì với bác?

1
2 tháng 1

hbhbhbhghghfjhfjhvbnvnbvnmφyuy7767yukkknnnmmmmmmmmmmnnhhhhbgvfgcfxdfz           mbngcnc vc v

 

 Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để...
Đọc tiếp

 Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ. 

1.Có thể hoán đổi vị trí của từ " nuôi " và từ " phụng dưỡng " trong hai câu văn " Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai." hay không? Vì sao?

2. Lời giảng giải của bác nông dân với con ve cho chúng ta thấy bác là người như thế nào? Từ câu chuyện của bác nông dân, em dút ra bài học gì cho mình?

1
11 tháng 7 2020

1. Ko thể hoán đổi vì nếu dùng từ "nuôi" để thay thế từ "phụng giưỡng" trong câu đầu thì sẽ tỏ sự thiếu tôn trọng đối với người lớn hơn.Ngược lại,nếu dùng từ "phụng dưỡng" thay cho từ nuôi ở câu sau thì sẽ có ý nghĩa là đề cao người ít tuổi hơn,đó là sai.

2. Lời giảng giải của bác nông dân đối với con ve cho thấy bác là một người biết lo xa,tôn trọng cha mẹ và chăm chút chu đáo cho con cái.Từ câu chuyện của bác nông dân,em rút ra đc bài học rằng phải biết lo xa và phải có trách nhiệm với cha mẹ,yêu thương con cái

      Chúc bạn học tốt!

11 tháng 3 2020

Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác,/ Bác Hồ /đến nghỉ chân ở một nhà ven đường.

                                        Trạng ngữ                                                                CN                           VN

Ngoài suối , trên mấy cành cây cao,/ tiếng chim, tiếng ve /cất lên inh ỏi, râm ran.

     Trạng ngữ                                       Chủ ngữ                       Vị ngữ

11 tháng 3 2020

I. Tiếng việt 

Bài 18 : Tìm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của những câu văn sau : 

a) Vào một dêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác,// Bác Hồ //đến nghỉ chân ở một nhà ven đường

                                                              TN                                                               CN             VN

b) Ngoài suối, trên mấy cành cây cao,// tiếng chim, tiếng ve //cất lên inh ỏi, râm ran 

                          TN                                             CN                        VN

Chúc bạn học tốt