K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2018

Đẹp sao đất nước như bài thơ

Biển xanh thấp thoáng bao cách buồm

Dừa xanh ôm ấp bao nếp nhà

Êm ấm tiếng ru hời trên cánh nôi tuổi thơ.

Ngày mai như cánh chim hải âu

Vượt khơi bay khắp muôn phương trời

Càng yêu tha thiết quê hương này cùng tiếng hát ru hời ngày ấu thơ êm...đềm

 

8 tháng 10 2018

bạn ơi viết lời khác nhé

Thak bn đã xem bài viết của mik

Đất nước ta có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng em thích nhất là cây tre – loài cây đã gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, đã cùng người dân Việt Nam xông pha trận mạc, cùng người dân đánh giặc giữ nước, xây thành đắp lũy góp phần vào công cuộc gây dựng và bảo vệ đất nước.

Tre có mặt ở khắp mọi miền trên đất nước. Trải dài cả một vùng quê là những lũy tre xanh mướt. Dáng tre thẳng đứng, gầy guộc. Lá của chúng thì mong manh, nhỏ nhắn. Thế nhưng, tre bền bỉ, kiên cường! Tre không bao giờ khuất mình dưới bóng của cây khác. Tre vững chãi trong mọi môi trường sống: dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi, đất vôi bạc màu nhưng tre vẫn xanh tốt. Tre đứng thành hàng, giăng thành lũy, đan níu vào nhau như con người Việt Nam đoàn kết một lòng. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước.

Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thanh bình, yên ả. Vào những buổi sáng đẹp trời, ngọn tre cong như cái gọng vó từ từ kéo mặt trời lên cao. Khi có làn gió thoảng qua, lũy tre xanh lại rì rào khúc hát, ngọn tre phất phơ, lắc lư theo nhịp hát diệu kì ấy. Rồi đêm đến, khi ông mặt trời đã xuống núi ngủ say, tre nâng vầng trăng lên để ban phát cho đất trời ánh sáng lung linh, tạo nên một khung cảnh thơ mộng.

Tre không chỉ đem đến cái đẹp cho làng quê mà còn là bạn thân của con người. Từ xa xưa, tre đã cùng ta đánh giặc. Tre cùng Thánh Gióng quật chết quân thù, cọc tre đã làm chìm thuyền giặc trên sông Bạch Đằng. Khi hòa bình về, cày tre, bừa tre lại cùng bác nông dân lao động sản xuất. Ngày nay, mặc dù trên đất nước ta đã áp dụng nền khoa học kĩ thuật hiện đại, nhưng tre vẫn sẽ tồn tại mãi mãi với con người Việt Nam. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm đềm nuôi dưỡng trẻ thơ. Các mặt hàng bằng tre đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.

Ghế tre, guốc tre, rổ tre,... vẫn không thể thiếu trên thị trường cả nước, chỉ chiếc nón tre thôi cũng đủ làm cho người con gái thôn quê trở nên duyên dáng. Những que chuyền, que sáo tre kia đã làm cho những tâm hồn bé nhỏ như chúng em có được niềm vui thú. Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm” hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê, của cuộc sống thanh bình.

Cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc em, quê hương em, đất nước em. Tre mang những đức tính mà con người Việt Nam luôn gắn cho nó với những cái tên cái tính cách mà không thể ai phủ nhận. Hình ảnh những khóm tre với những lũy tre làng quen thuộc lại gợi về những câu chuyện xa xưa mà không ai không bồi hồi xúc động. Tre chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim của mỗi con người Việt Nam.

25 tháng 10 2016

Ko có gì hay bằng lời cũ

2 tháng 10 2019

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...


 

2 tháng 10 2019

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

14 tháng 11 2021

undefinedundefined

20 tháng 12 2016

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

Dân gian có câu:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.



 

21 tháng 12 2016

Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy.
Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồn vã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm.

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định :

“ Bác đến chơi đây, ta với ta”

Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.

31 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ai cũng nghĩ bông cúc thì phải có màu vàng. Đúng như thế không? Vườn nhà tôi có loài cúc trắng đấy. Nó không chỉ nở về mùa thu không thôi, mà nở cả quanh năm suốt tháng. Cúc trắng vườn tôi cứ đơm bông khoe sắc với trời đất, vẫn nở nụ cười chúm chím lúc rạng đông, rồi cười tươi một cách hồn nhiên đón nắng mai vàng khi ông mặt trời lên cao rực rỡ. Cũng giống như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của hoa cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy, lại còn thêm màu trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cánh hoa nhỏ li ti, hương thơm thì thoang thoảng dịu dàng thế mà tôi thích nó hơn cúc vàng đấy. Cúc mọc thành từng khóm, chen chúc nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm mảnh mai như cành liễu. Lá mọc thành từng chùm xòe ra như những bàn tay nhỏ xíu. Hình lá nhỏ như lá tần ô, mềm mại mọc so le nhưng rất dày. Lá cúc xanh quanh năm một màu xanh dìu dịu. Bông cúc thì nở theo từng tháng. Mỗi đợt dễ đến gần nửa tháng hoa mới tàn. Vài ngày sau lại bắt đầu thấy lứa khác điểm nụ. Quanh năm dường như lúc nào cùng thấy có bông cúc đơm ở đầu cành.

31 tháng 10 2021

Tham khảo/:

Loài hoa nào cũng đều có những vẻ đẹp khác nhau. Nếu như hoa đào đem đến không khí Tết an khang, hạnh phúc. Hoa đồng tiền tượng trưng cho sự may mắn. Thì hoa hồng lại mang một vẻ đẹp rực rỡ.

Cây hoa hồng được trồng ở nhiều quốc gia. Thân cây mảnh chỉ bằng chiếc đũa, mang một xanh sẫm. Khắp thân nhỏ ấy là những chiếc gai nhọn bao phủ để bảo vệ cây khỏi kẻ thù. Lá kép hình bầu dục, lá chét khía răng, có lá kèm. Hoa thơm, màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ... Hoa hồng có nhiều cánh, từng cánh hoa chụm vào nhau rất duyên dáng. Hương hoa hồng nhẹ nhàng, thanh thoát.

Trong cuộc sống hằng ngày, hoa hồng đem đến rất nhiều lợi ích. Những bó hoa hồng tươi thắm dành tặng cho thầy cô giáo trong ngày 20 tháng 11 bài tỏ lòng biết ơn. Hay những bó hoa hồng rực rỡ trong ngày mùng 8 tháng 3, 20 tháng 10 dành tặng những người phụ nữ bày tỏ tình yêu, trân trọng.

Mỗi bông hoa tươi thắm có được cũng là nhờ bàn tay chăm sóc nâng niu của con người. Chúng ta hãy trân trọng hòa hồng - loài hoa với nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

31 tháng 10 2021

Tham khảo!

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy...

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, làm tiêu cho những con cò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.

31 tháng 10 2021

Bạn ơi bài văn nhà chứ ko phải đoạn văn đâu bạn

4 tháng 3 2020

bạn tham khảo ở đây nhé

Con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam.

Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Thái độ coi trọng cộng đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam. Mặc dù tính cộng đồng cao là một nét tính cách của con người Việt Nam có chứa đựng nhiều giá trị, song bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Cộng đồng được đề cao quá mức đã ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm sự phát triển cá nhân vì cộng đồng không chấp nhận cá nhân đứng ngoài cộng đồng và cá tính không phù hợp với "Luật bầy đàn" của cộng đồng. Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau. Theo nhà nghiên cứu Hồ Sỹ Quý, Việc coi trọng tình nghĩa tới mức thái quá đương nhiên không phải là giá trị tốt trong mọi hoàn cảnh. Coi trọng tình nghĩa tới mức coi thường hiến pháp và pháp luật như "phép vua thua lệ làng", "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình" thì khó có thể chấp nhận được.

Cần cù lao động là một giá trị đạo đức nổi bật. Người Việt Nam được các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa.

chúc bạn học tốt!

4 tháng 3 2020

cảm ơn bạn