K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2018

1. Miêu tả

2 .so sánh a,tiếng ve.....hợp khớp

b,Anhs nắng ......chú bé tinh ngịch

nhân hóa:cây cối...khoe sắc

những chú .....một mùa mới đén

3Nội dung;tả vễ những ngày hè của cây cối, muôn hoa,chim thú.. và lòng khát khao của những bạn nhỏ khi mùa hè đến.

Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người...
Đọc tiếp
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy

Biểu cảm về cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

 

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

 

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

 

5
25 tháng 10 2016

Bị j đax

25 tháng 10 2016

dai v

 

7 tháng 4 2019

nhanh hộ mk nhá các bạn

8 tháng 4 2019

Mặt trời đỏ rực, nắng trưa hè thật gay gắt

còn đâu bạn tự tìm nhé mk chỉ tìm hộ bạn 1 câu thôi

4 tháng 7 2018

so sánh .Chúc bạn học tốt nha 

4 tháng 7 2018

so sánh

Các bạn đọc và nhận xét hộ mình về phần mở bài và thân bài của bài văn này nhé!Đề bài: Biểu cảm một loài cây“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượngEm chở mùa hè của tôi đi đâu” Mỗi lần câu hát thân thuộc, du dương này vang lên, lòng tôi lại trào dâng tình cảm nhớ nhung, gắn bó với loài cây mà tôi yêu. Đó chính là hoa phượng, loài hoa tượng trưng cho một thời học trò đáng...
Đọc tiếp

Các bạn đọc và nhận xét hộ mình về phần mở bài và thân bài của bài văn này nhé!

Đề bài: Biểu cảm một loài cây

“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu”

 Mỗi lần câu hát thân thuộc, du dương này vang lên, lòng tôi lại trào dâng tình cảm nhớ nhung, gắn bó với loài cây mà tôi yêu. Đó chính là hoa phượng, loài hoa tượng trưng cho một thời học trò đáng yêu, tinh nghịch.

 Tôi yêu loài hoa học trò này lắm! Tôi yêu cái thân cây màu nâu xỉn, sần sùi, có nhiều nét nứt ngang mà sao mang một đỗi giản dị đơn sơ. Tôi yêu những cành cây vẫn vươn mình ra, không quản khó khăn để che mưa che nắng cho chúng tôi, như người mẹ, người cha vẫn dang tay che chở cho những đứa con bé thơ của mình. Ngồi dưới gốc cây, chúng tôi cảm thấy như được vỗ về, bảo vệ. Những chiếc lá phượng nhỏ li ti,màu xanh thẫm không đứng riêng lẻ mà mọc thành hang, kết lại như chiếc đuôi chim phượng. Chĩnh những điều đó đã làm cho phượng có một vẻ đẹp duyên dáng, điệu đà, như một con phượng đang đậu khẽ khoe những chiếc đuôi tuyệt vời của mình Hàng ngày, mỗi khi có cơn gió nhẹ thổi qua, cây phượng khẽ đung đưa mình, rì rào tâm sự, trò chuyện với chị gió

 Cây phượng mủa nào cũng đẹp cả, nhưng có lẽ đẹp nhất là vào mùa hè. Hè đến, cây phượng mang một màu đỏ rực của hoa. Cây đẹp đến kì lạ! Phượng như mang trong mình một màu đỏ nồng cháy, một màu đỏ của tuổi học trò. Hoa phượng nở, hoa phượng rơi, báo hiệu kì nghỉ hè đã đến. Học sinh lại chuẩn bị về nhà, xa mái trường, xa bạn bè, xa thầy cô, xa cả phượng vĩ trong mấy tháng hè dài đằng đẵng. Phượng khiến tôi nhớ về những ngày tháng học trò vui vẻ, tràn ngập tình thầy cô, bạn bè. Có lúc, tôi lại lấy chiếc xe đạp của mình, đạp một mạch ra cổng trường, ngắm nhìn từ xa cây phượng để thỏa nỗi nhớ mong. Phượng đứng đó một mình cô đơn, canh gác cho nhà trường, sân trường. Sân trường im lìm, các loài cây cối đều ngủ cả. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Bỗng một cơn gió nhẹ thổi qua, hoa rụng.  Cứ thế, phượng thả những cánh son xuống cỏ, chờ mong được nghe lại tiếng trống khai trường, được thấy thầy cô, bạn bè dắt tay nhau bước qua cổng trường.

4
17 tháng 10 2018

Mình thấy bài văn của bạn rất hay bạn đã biết cách mở bài gián tiếp rồi đấy.

Bài văn của bạn thế là đc rồi.

HỌC TỐT!!!

#Crazy#

17 tháng 10 2018

thứ nhất: câu đầu tiên là chép trên mạng

thứ 2: đoạn văn mạch lạc, liên kết khá hây

thứ 3: theo mình, mình thấy thiếu kết bài.

Tặng mọi người!Đã cuối hè, ve đã thôi ngân, phượng đã không còn rực lửa nữa. Mới đấy mà mùa hè sắp qua rồi. Luyến tiếc? Đó là một trong số những cảm xúc đầu tiên khi nói đến sự chia ly hay tạm biệt, cho dù đó là hoàn cảnh chia xa nào đi chăng nữa. Đó có thể là sự chia ly của một cuộc tình, là tạm biệt mái trường, tạm biệt người thân, bè bạn,… Rất, rất nhiều! Nhưng có...
Đọc tiếp

Tặng mọi người!

Đã cuối hè, ve đã thôi ngân, phượng đã không còn rực lửa nữa. Mới đấy mà mùa hè sắp qua rồi. Luyến tiếc? Đó là một trong số những cảm xúc đầu tiên khi nói đến sự chia ly hay tạm biệt, cho dù đó là hoàn cảnh chia xa nào đi chăng nữa. Đó có thể là sự chia ly của một cuộc tình, là tạm biệt mái trường, tạm biệt người thân, bè bạn,… Rất, rất nhiều! Nhưng có một thứ mà ai cũng phải tạm biệt cũng không kém phần xao xuyến và luyến tiếc, đó chính là “tạm biệt mùa hè”. Hè này, chắc ai cũng đi du lịch hoặc làm những điều mình yêu thích. Ta tiếc vì chưa có những trải nghiệm thú vị, thời gian chính chỉ nghỉ ngơi tại nhà.

Hè đến, khi mà những tia nắng chói chang đầu tiên của mùa hè bao trùm khắp thôn, ngõ và trên cả những cánh đồng vào buổi sáng sớm, sự phản chiếu lên những giọt sương còn đọng trên những nụ hoa, cây cỏ bỗng trở nên long lanh và đẹp đến lạ. Những chú chim tung cánh bay vút lên bầu trời cùng tiếng hót trong trẻo, những nụ hoa cũng thi nhau bung hương toả sắc khắp mọi nơi. Giữa cái sắc nắng vàng tươi của mùa hè đó cũng có biết bao câu chuyện, nào là chuyện vui, chuyện buồn, chuyện hài hước.

Đã hết hè rồi sao? Kỳ nghỉ hè của đời học sinh, nhiều chuyện bi hài, cũng lắm kỉ niệm. Hứng khởi, tràn trề động lực cho năm học mới, kèm theo nỗi lo về bài kiểm tra, thi cử, dần dần ngửi thấy mùi áp lực…

Sắp kết thúc những ngày tháng mệt mỏi ở nhà và chuẩn bị cho những ngày tháng mệt mỏi không kém ở… trường.

Thôi thế là xong, hết ngủ nướng, hết thời gian nằm chơi xem ti vi cả ngày, không được đi lang thang ngắm cảnh, không được chơi game thâu đêm, không được cày truyện tranh cả ngày. Cơ hội ngủ nướng ơi, cơ hội rong chơi ơi biết bao giờ mới tái ngộ.

Ta nhận ra mình đã bỏ lỡ quá nhiều nhưng tiếc nuối sẽ chỉ làm ta cũ kĩ đi mà thôi. Điều cần làm là hãy sống chung với nó như những kỉ niệm đẹp.

Trở lại với nhịp sống thường ngày thôi, lại được đếm đồng hồ tính giờ ra chơi và giờ tan học rồi…

Tạm biệt mùa hè ta còn mãi đắm say, thỏa ước mong bao nỗi nhớ dâng đầy. Mùa thu cuốn theo những niềm tin bỡ ngỡ để bình yên trong ta… xanh màu lá đợi chờ. Ta trở về ngôi trường gắn bó, lại nghe tiếng đùa vui trò nhỏ, ngọt ngào trong lời giảng thân thương…

 

3
14 tháng 8 2018

2222222222 thanks k nha!

14 tháng 8 2018

Cảm Ơn bạn nha !!!

hok tốt !!!

#^_^

Mọi người ơi bài văn này đã biểu cảm chính chưa ạ???????? Nếu chưa mong mọi người cho em sửa cho em với Mùa xuân lại đang trôi đi một cách âm thầm và lặng lẽ, nhường lại quyền tạo hóa cho mùa hè rực rỡ. Cuối cùng, mùa hè cũng đến. Tiếng ve kêu râm ran đâu đó quanh đây, có thể trong những tán cây hay trên sân trường,….. Mùa hè đến, cũng là lúc phượng nở. Lại một kỉ niệm cho...
Đọc tiếp

Mọi người ơi bài văn này đã biểu cảm chính chưa ạ???????? Nếu chưa mong mọi người cho em sửa cho em với 

Mùa xuân lại đang trôi đi một cách âm thầm và lặng lẽ, nhường lại quyền tạo hóa cho mùa hè rực rỡ. Cuối cùng, mùa hè cũng đến. Tiếng ve kêu râm ran đâu đó quanh đây, có thể trong những tán cây hay trên sân trường,….. Mùa hè đến, cũng là lúc phượng nở. Lại một kỉ niệm cho những cô cậu học trò tinh nghịch xa mái trường, thầy cô, bận bè và đặc biệt nhất là phải xa cây phượng thân yêu.

    Cây phượng ở khắp mọi nơi nhưng nhiều nhất là trên sân trường. Cây đứng sừng sững, hiên ngang, tỏa những tán lá rộng dày, xanh mướt như chiếc ô khổng lồ được thiên nhiên ban tặng che mát mát cho bọn học sinh chơi đùa. . Gốc cây to, sần sùi, dài ngoằn ngoèo nổi trên mặt đất , nâng đỡ cho cây vượt qua mọi khó khăn giông lốc, gió bão… Thân cây to, khoác trên mình một chiếc áo giáp nâu xù xì, mốc rêu theo năm tháng. Tôi thích nhất là lúc cây ra hoa. Hoa phượng đơn giản, chỉ có năm cánh nở đồng loạt mềm mịn như nhung, kết thành từng bông, từng chùm như muôn ngàn con bướm ôm ấp lấy nhau. Giữa muôn vàn cánh bướm là nhị vàng phủ phấn.Tôi nhớ nhất là thỉnh thoảng cứ đến mỗi buổi chiều các bạn trong xóm rủ nhau đi hái những bông phượng để lấy nhị và trọi nhau. Vì tôi là người chơi kém nên toàn đứng bét. Cây đẹp nhất lúc ban trưa, cây được khoác lên mình chiếc áo lung linh được từng sợi ánh mặt trời kết thành.

      Hè đến cũng là lúc học sinh được nghỉ. Chỉ còn lại phượng bơ vơ, lẻ loi giữa sân trường. Phượng đứng trầm ngâm, buồn bã, không tươi vui như mọi ngày trước nhớ mà phượng lặng lẽ nhớ lại những tháng ngày vui đùa, nhớ lại tiếng cười rộn rã của những bạn học sinh lớp 1 vây quanh phượng múa hát vui vẻ....Nỗi lòng đó đâu có ai hiểu được như tụi học sinh chúng tôi. Chính vì thế mà có bạn gọi phượng bằng cái tên rất thân thuộc là hoa-học-trò.

       Khi còn học hồi cấp 1, em có rất nhiều kỉ niệm với cây phượng. Những lúc buồn, không được vui hay bị điểm kém em lại lủi thủi ngồi dưới gốc phượng tâm sự chuyện của mình. Phượng cũng đồng cảm lắng nghe, đung đưa những tán lá như là muốn an ủi, động viên em, truyền thêm động lực cho em để tiếp tục phấn đấu.

        Cây phượng là người bạn thân thiết của một thời áo trắng. Dù lớn lên không còn học ở mái trường cấp một, không được nhìn phượng mỗi ngày nhưng  tôi vẫn không thể quên những kỉ niệm với cây phượng.

LÀM ƠN GIÚPkhocroikhocroikhocroikhocroi

        

3
9 tháng 10 2016

cũng đc đấy

9 tháng 10 2016

có cần sửa ở đâu ko ????????

5 tháng 7 2018

Theo mk :

Nghĩa là tác giả muốn nói đến mùa hạ 

để có thể liên tưởng rõ ràng đến việc đọc sách 

hok tốt

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh LinhThời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài...
Đọc tiếp

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh Linh

Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng.

Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

2
3 tháng 11 2016

limdim

3 tháng 11 2016

ủa cái gì vậy bạn mink chỉ gửi cho cái bạn cùng lớp và cùng nhóm với mink thôi mà bạn

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Mưa mùa xuân xôn xao ,phơi phới nhũng hạt mưa,bé nhỏ,mền mại rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất(...).mặt đát bỗng kiệt súc,bỗng thúc dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.đát trời lại dịu mềm ,lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ.mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ,ứ đầy lên các nhánh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Mưa mùa xuân xôn xao ,phơi phới nhũng hạt mưa,bé nhỏ,mền mại rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất(...).mặt đát bỗng kiệt súc,bỗng thúc dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.đát trời lại dịu mềm ,lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ.mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ,ứ đầy lên các nhánh lá mần non.vỏ cây lại trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái nghọt"

1 đoạn trích trên sử dụng ptbđ nào?hãy chỉ ra biện pháp tu từ chính có trong đoạn văn?

2nêu tác dụng của việc sử dụng biên pháp tu từ đó trong đoạn văn?

3nêu nội dung đoạn trích?từ nội dung đoạn trích hãy liên hệ đén 1 triết lí trong cuộc sống con người?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1.

* Đoạn trích sử dụng PTBĐ: Miêu tả.

* BPTT được sử dụng:

- So sánh: mưa xuân như nhảy nhót

- Nhân hóa: Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới, Mặt đất kiệt sức, âu yếm hạt mưa, cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Vỏ cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

2. Tác dụng:

- Việc sử dụng phép nhân hóa, so sánh khiến cho sự vật được miêu tả trở nên sinh động, khiến cách diễn đạt được uyển chuyển hơn. Hơn nữa, các sự vật vốn vô tri cũng được gán cho những tính cách và suy nghĩ, cách sống của con người nhằm gửi gắm thông điệp: thế giới cây và thế giới người nên sống ân nghĩa, thủy chung, biết đền đáp.

3. Nội dung đoạn trích: Thông qua việc miêu tả làn mưa xuân đem đến sự sống tươi mới cho vạn vật, đoạn trích còn gửi gắm bài học về lối sống ân nghĩa thủy chung. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.