K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2018

                                                           Bài làm

Sáng nay là buổi sáng đầu tiên em được cùng bố ra thăm ruộng lúa nhà mình. Cậu "ấm sứt" hôm nay sẽ được lội chân xuống bùn! Dậy sớm một chút và chuẩn bị đầy đủ vài nông cụ cần thiết, hai bố con lên đường.

Chỉ khoảng năm phút đi xe máy là đã ra tới ruộng rồi. Ngạc nhiên quá, những cây mạ hồi ra Tết mới chỉ có vài ba lá run rẩy bám vào thân cây yếu ớt thì giờ đã phổng phao thành những cây lúa trưởng thành đang thời kì trổ đòng đòng. Ruộng xanh biếc một màu, cây nào cũng tràn đầy sức sống như những cô thiếu nữ đang thì con gái.

Ngồi bên bờ ruộng, em cảm nhận rất thật, rất gần hương thơm thoang thoảng của mùi sữa lúa non mới trổ, hương thơm tinh khôi đó hòa vào làn gió quê làm tâm hồn mình bỗng nhiên thấy thanh thản lạ kì.

Những cây lúa mỏng manh bắt đầu cong cong về một hướng khi mang trên mình những người bạn mới. Những hạt lúa xanh xanh lớn dần lên trong sự kết tinh của bùn đất, của nắng, của gió và công lao chăm sóc của bàn tay con người. Lá lúa cũng dày hơn, gân lá ở giữa cứng cáp hơn, cạnh lá cũng sắc bén hơn nên nếu chẳng may để lá cứa vào là đứt tay liền chứ chẳng đùa đâu! Bông lúa lúc này cũng đã có hình dáng của bông trưởng thành, hình thoi cân đối, đưa lên miệng cắn sẽ cảm nhận được sữa lúa màu trắng đục, giống như màu sữa mẹ, vị mát, thanh. Đó là những cây lúa mà chỉ vài tháng nữa thôi là sẽ mang lại cho người nông dân một vụ gặt bận rộn.

Một cơn gió tới, cây đua cây, đung đưa đầy kiêu hãnh vì dường như chúng biết chúng mang một vẻ đẹp đầy kiêu hãnh, thanh thoát mà cũng rất Á Đông.

Vẫn đang mải mơ màng mà bố đã làm xong công việc từ bao giờ, hai bố con nhanh chóng thu xếp đồ quay trở về nhà, ngoảnh lại con đường bờ cỏ sau lưng hình như em nghe thấy tiếng khe khẽ chào tạm biệt của những bông lúa tinh nghịch mà cũng rất dịu dàng.

11 tháng 9 2018

Văn level lớp 7 nha

7 tháng 9 2018

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Quê em là một vùng rất đỗi thanh bình, quanh năm người dân ở nơi đây trồng lúa, cấy cầy và chăm nuôi những con gia súc. Lối sinh hoạt bình dị và nồng hậu nên quê em được ban tặng một khung cảnh tuyệt vời. Khi hè đến, quê em như thay một màu áo mới xanh tươi và trong trẻo vô cùng. Em thích thú ngắm nhìn sự biến chuyển kì diệu ấy.

Như đã thành thông lệ, dịp hè nào cũng vậy, em và cả gia đình lại trở về quê thăm ông bà nội.   Sáng sớm, khi bình minh lên, ông mặt trời mang trên mình ánh sáng cam nhàn nhạt từ từ ngó lên sau những rặng tre xanh đầu làng. Ánh sáng xuyên qua những cành tre vừa mới tỉnh giấc đang rung động tạo ra những tia ánh sáng huyền ảo. Phía xa, từng tầng mây bàng bạc lơ lửng quanh đỉnh đồi xanh tươi còn phủ một lớp ánh sáng vàng nhẹ của không gian buổi sớm. Làng em, chú gà trống là dậy sớm nhất, nó trở thành chiếc đồng hồ báo thức sống cho dân làng. Một lần em dậy thật sớm, nhìn chú gà trống đứng oai vệ trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khắp xóm. Đó cũng là lúc người dân thức dậy để đi làm đồng. Mọi người kéo nhau ríu rít ra đồng làm việc, mấy cô mấy bác rục rịch chuẩn bị cho một phiên chợ sáng họp ở đầu làng. Con người thì vội vã, mải miết với công việc còn thiên nhiên cứ vậy, yên bình vô cùng.                           Trong mắt em, cái gì cũng thật lạ lẫm và mới mẻ. Kìa lũy tre xanh xanh đầu làng, kìa triền đê với những đứa trẻ mục đồng đang thả diều, thổi sáo, và cả con sông quê như dải lụa đào mang phù sa bồi đắp cho đồng lúa thêm tươi tốt. Nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa nằm ở giữa làng, nhìn từ xa tựa như một tấm thảm vàng rực, khồng lồ. Mỗi khi gió thổi qua, tấm thảm ấy lại nhấp nhô từng đợt, những con sóng mải miết nối đuổi nhau đi về phía chân trời. Mới ngày nào lúa còn đang thì con gái, sắc xanh mơn mởn bao trùm khắp không gian, hương lúa lên đòng còn quyện trong gió mới, vậy mà giờ đây, cánh đồng lúa ấy đã đượm một màu vàng trù phú. Hạt thóc là hạt ngọc của trời. Để có được bát cơm dẻo thơm trắng ngần, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi và công sức: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những bông lúa nặng trĩu hạt làm thân cây như oằn xuống, báo hiệu một mùa màng bội thu. Hương lúa chín thoang thoảng dịu dàng bay trong gió, một mùi hương thanh khiết và tươi mới, làm dịu mát tâm hồn con người. Đó cũng là thứ mùi đặc trưng của đất, của hương đồng gió nội vào những ngày hè nắng cháy. Vào sáng sớm, khi đất trời còn đọng hơi sương, cánh đồng lúa im lìm như đang ngủ say, cả không gian chìm trong một màu huyền ảo tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa, thấp thoáng thấy vài chú trâu đang nhẩn nha gặm cỏ. Dưới ruộng, những chú cò trắng đang bì bõm lội để kiếm tôm, kiếm tép.

Mùa lúa chín cũng là mùa nhộn nhịp, đông vui nhất trong làng. Em rất thích được chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, các bác nông dân đã cùng nhau ra đồng, tiếng cười nói, trò chuyên rôm rả làm náo động cả một vùng. Trên gương mặt họ lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười lại sáng bừng bao niềm hân hoan, hạnh phúc. Bàn tay gặt lúa khéo léo nhanh thoăn thoắt, chả mấy chốc, những bó lúa được xếp gọn gàng trên xe để kéo về sân phơi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy sát làm nên âm thanh rộn ràng của cuộc sống làng quê. Thóc đầy sân phơi tự bao giờ đã là biểu tượng của cuôc sống ấm no, trù phú, mang lại sự bình yên trong tâm hồn mỗi người. Những con đường quê ngày mùa còn ngập tràn sắc vàng của rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái đã trở thành nét đặc trưng của những vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Tôi thích nhất là được cùng đám trẻ con hàng xóm ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Những chú cào cào, châu chấu bụng căng tròn nướng lên ăn còn đọng lại hương thơm và vị béo ngậy nơi đầu lưỡi. Vài chú chim sẻ sà xuống đồng để nhặt những hạt thóc còn vương vãi sau khi gặt.

Được thăm cánh đồng lúa đã trở thành niềm mong đợi và háo hức của tôi mỗi lần về quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa, tôi cảm thấy thật yên bình và thêm phần gắn bó với quê hương mình hơn.

Đọc lại có chỗ nò ko được thì sửa nha

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Quê em là một vùng rất đỗi thanh bình, quanh năm người dân ở nơi đây trồng lúa, cấy cầy và chăm nuôi những con gia súc. Lối sinh hoạt bình dị và nồng hậu nên quê em được ban tặng một khung cảnh tuyệt vời. Khi hè đến, quê em như thay một màu áo mới xanh tươi và trong trẻo vô cùng. Em thích thú ngắm nhìn sự biến chuyển kì diệu ấy.

Như đã thành thông lệ, dịp hè nào cũng vậy, em và cả gia đình lại trở về quê thăm ông bà nội.   Sáng sớm, khi bình minh lên, ông mặt trời mang trên mình ánh sáng cam nhàn nhạt từ từ ngó lên sau những rặng tre xanh đầu làng. Ánh sáng xuyên qua những cành tre vừa mới tỉnh giấc đang rung động tạo ra những tia ánh sáng huyền ảo. Phía xa, từng tầng mây bàng bạc lơ lửng quanh đỉnh đồi xanh tươi còn phủ một lớp ánh sáng vàng nhẹ của không gian buổi sớm. Làng em, chú gà trống là dậy sớm nhất, nó trở thành chiếc đồng hồ báo thức sống cho dân làng. Một lần em dậy thật sớm, nhìn chú gà trống đứng oai vệ trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khắp xóm. Đó cũng là lúc người dân thức dậy để đi làm đồng. Mọi người kéo nhau ríu rít ra đồng làm việc, mấy cô mấy bác rục rịch chuẩn bị cho một phiên chợ sáng họp ở đầu làng. Con người thì vội vã, mải miết với công việc còn thiên nhiên cứ vậy, yên bình vô cùng.                           Trong mắt em, cái gì cũng thật lạ lẫm và mới mẻ. Kìa lũy tre xanh xanh đầu làng, kìa triền đê với những đứa trẻ mục đồng đang thả diều, thổi sáo, và cả con sông quê như dải lụa đào mang phù sa bồi đắp cho đồng lúa thêm tươi tốt. Nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa nằm ở giữa làng, nhìn từ xa tựa như một tấm thảm vàng rực, khồng lồ. Mỗi khi gió thổi qua, tấm thảm ấy lại nhấp nhô từng đợt, những con sóng mải miết nối đuổi nhau đi về phía chân trời. Mới ngày nào lúa còn đang thì con gái, sắc xanh mơn mởn bao trùm khắp không gian, hương lúa lên đòng còn quyện trong gió mới, vậy mà giờ đây, cánh đồng lúa ấy đã đượm một màu vàng trù phú. Hạt thóc là hạt ngọc của trời. Để có được bát cơm dẻo thơm trắng ngần, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi và công sức: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những bông lúa nặng trĩu hạt làm thân cây như oằn xuống, báo hiệu một mùa màng bội thu. Hương lúa chín thoang thoảng dịu dàng bay trong gió, một mùi hương thanh khiết và tươi mới, làm dịu mát tâm hồn con người. Đó cũng là thứ mùi đặc trưng của đất, của hương đồng gió nội vào những ngày hè nắng cháy. Vào sáng sớm, khi đất trời còn đọng hơi sương, cánh đồng lúa im lìm như đang ngủ say, cả không gian chìm trong một màu huyền ảo tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa, thấp thoáng thấy vài chú trâu đang nhẩn nha gặm cỏ. Dưới ruộng, những chú cò trắng đang bì bõm lội để kiếm tôm, kiếm tép.

Mùa lúa chín cũng là mùa nhộn nhịp, đông vui nhất trong làng. Em rất thích được chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, các bác nông dân đã cùng nhau ra đồng, tiếng cười nói, trò chuyên rôm rả làm náo động cả một vùng. Trên gương mặt họ lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười lại sáng bừng bao niềm hân hoan, hạnh phúc. Bàn tay gặt lúa khéo léo nhanh thoăn thoắt, chả mấy chốc, những bó lúa được xếp gọn gàng trên xe để kéo về sân phơi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy sát làm nên âm thanh rộn ràng của cuộc sống làng quê. Thóc đầy sân phơi tự bao giờ đã là biểu tượng của cuôc sống ấm no, trù phú, mang lại sự bình yên trong tâm hồn mỗi người. Những con đường quê ngày mùa còn ngập tràn sắc vàng của rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái đã trở thành nét đặc trưng của những vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Tôi thích nhất là được cùng đám trẻ con hàng xóm ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Những chú cào cào, châu chấu bụng căng tròn nướng lên ăn còn đọng lại hương thơm và vị béo ngậy nơi đầu lưỡi. Vài chú chim sẻ sà xuống đồng để nhặt những hạt thóc còn vương vãi sau khi gặt.

Được thăm cánh đồng lúa đã trở thành niềm mong đợi và háo hức của tôi mỗi lần về quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa, tôi cảm thấy thật yên bình và thêm phần gắn bó với quê hương mình hơn.

25 tháng 8 2016

Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.

16 tháng 6 2016

Phải chăng sự ích kỉ của người lớn đã dẫn đến bi kịch cho những đứa trẻ khi mà chúng đang cần sự chăm sóc yêu thương, khi mà ở tuổi chúng những dấu ấn đầu đời như vậy đối với những tâm hồn còn quá non nớt dường như là 1 vết thương quá khủng khiếp, đau đớn và thương tâm, những vết thương ấy sẽ hằn sâu trong tâm thức đứa trẻ đến khi chúng trưởng thành như 1 bóng ma quái ác của định mệnh luôn đè nặng lên chúng. Rồi những cái cây non ấy sẽ phát triển ra sao đây trên cái mảnh đất khô cằn tình thương? Đó là câu hỏi nhức nhối, tiếng chuông cảnh tỉnh của nhà văn dành cho các bậc phụ huynh. Ta còn nhận thấy, ở 2 đứa trẻ ấy dù chúng còn rất nhỏ tuổi đã sớm biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, dành cho nhau những tình cảm thiêng liêng đặc biệt, trong sáng và đầy nhân hậu của tình anh em, những điều mà các bậc làm cha làm mẹ còn ko có. Sự li dị của bố và mẹ chính là sự tan nát của 1 gia đình gây tổn thương, là 1 cái sốc quá lớn với những tâm hồn vốn giàu tình cảm rất cần được yêu thương như Thành và Thuỷ. Cuộc chia tay cảu 2 con búp bê là 1 hình tượng ẩn dụ, nó là sự phản chiếu bi kịch của 1 hiện tượng đang phổ biến trong xã hội hiện nay: những cuộc li dị tan vỡ gia đình. Chính người lớn với những mâu thuẫn ko đáng có của bản thân đã gây ra nỗi đau cho những đứa con của mình. Đây là 1 tác phẩm mang tính thời sự nóng hổi, cách thể hiện rất hiện đại của nhà văn Khánh Hoài về 1 vấn đề trong xã hội hiện nay, nhà văn đã thâm nhập vào những con người cụ thể chứ ko còn là cái tôi công dân - chiến sĩ mang tầm vóc lớn phản ánh những vấn đề lớn lao như những tác phẩm thời kháng chiến, nhưng "cuộc chia tay của những con búp bê" vẫn thập sự mang tính nhân văn sâu sắc, gây cảm động đến người đọc.

24 tháng 3 2019

đi học hỏi,khám phá nhiều nơi,thì sẽ học đc nhìu đìu,có nhìu kiến thức

k hay lắm nhưng dễ hiueeur,ngắn gọn

#HỌC TỐT NHA BN#

24 tháng 3 2019

vt thành văn cơ mà, haizz.....như vậy thì làm sao mà đc

16 tháng 9 2016

THAM KHẢO NHÉ BẠN

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

ta canh dong lua que em

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.

16 tháng 9 2016

hix hix ....... nhanh lên đi mà ! khocroi huhu gianroi

26 tháng 9 2016

MB: Mùa thu - mùa tựu trường, hôm nay tôi lại được đến trường dự lễ khai giảng trong niềm vui hân hoan, phấn khởi vì được gặp lại bạn bè, thầy cô và mai trường mến yêu mà tôi gắn bó suốt một năm học. Không chỉ riêng mình tôi, các bạn khác cũng cảm thấy như vậy. Hôm nay, trong lễ khai giảng, trường tôi đẹp lắm! Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về bươi tựu trường ấy.

Mk viết không được hay lắm bạn tham khảo nhé! Thân!

26 tháng 9 2016

ko hay hay là hay cũng đc, nhưng cảm ơn cậu đã giúp

6 tháng 1 2022

Bạn tự lm nha, chúc bạn lm tốt!! =))

tk

Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.

 

 

 

 

 

28 tháng 1 2019

Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.

Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:

Ngó lên nuộc lạc mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu

Hay:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Công cha nhu núi thái Sơn

Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta :

Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Anh em nhu thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’

Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:

Anh em như chân với tay,

Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.

Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:

Rủ nhau đic cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:

Làng ta phong cảnh hữu tình,

Dân cư giang khúc như hình con long

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.

Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :

Thương nhau ta đứng ở đây

Nước non là bạn, cỏ cây là tình.

Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:

Bầu ơi thương lấy bis cùng

Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.

Hay

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi : Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có : phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.

Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.

Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.

Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.

chúc bạn hok tốt

23 tháng 3 2019

link này nha: https://h.vn/topic/chung-minh-tinh-dung-dan-cua-cau-tuc-ngu-1-cay-lam-chang-nen-non-3-cay-chum-lai-nen-hon-nui-cao-bai-2.2291/

6 tháng 7 2018

Để nêu lên một bài học hoặc một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen. (Ngày xưa mực Tàu được đúc thành thỏi, khi dùng thì đem mài với nước, lấy bút lông chấm vào mực để viết chữ Hán, nếu sơ ý bị mực dây vào chân tay, quần áo thì khó tẩy sạch). Từ thực tế đó, người xưa mượn mực để ám chỉ những cái xấu xa. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn, ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ ngầm nhắc nhở: Nếu giao du với hạng người xấu, ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu; nếu ta kết bạn với những người tốt thì ta sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt.

Quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày xảy ra xung quanh, ta sẽ thấy ý nghĩa của câu tục ngữ trên là đúng.

6 tháng 7 2018

ta có câu sau :

trong cuộc sống nếu ta luôn gần gũi , tiếp xúc với cái xấu, ta sống ở môi trường xấu thì ta dễ lây những cái xấu ;

ngược lại nếu ta luôn gần gũi ,quan hệ với ngươi tốt,ta luôn được sống ở môi trường lành mạnh ,tươi mới ,thì ta cũng đễ dàng học những  điều tốt đep(nghĩ vậy thôi chứ chưa chắc,theo phỏng đoán của bản thân)

học tốt!!^^