K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2019

Nếu em là thằng con em sẽ nghĩ 

Ôi nhà mình lắm tiền thế . Mẹ ơi cho con vài chục triệu để con đi uống nước

khi nhà em ơn cạnh chợ thì mà ko chuyển dc em nghĩ 

thôi ở đây cũng dc ,cũng vui và ko cần đi học

CHÚC BẠN HỌC TỐT

13 tháng 2 2019

Có thể nói, những câu tục ngữ luôn mang đến cho chúng ta những bài học đắt giá về con người, về những mối quan hệ, kinh nghiệm sản xuất và đôi khi là về tình cảm lứa đôi. Và để khuyên răn, nhắc nhở con cháu bài học về lựa chọn môi trường sống và các mối quan hệ, ông cha ta có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Câu tục ngữ ngắn gọn, có cấu trúc đối mang lại cho chúng ta thông điệp: Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của chúng ta. Từ thời xa xưa, mẹ Mạnh Tử đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách mỗi người. Khi nhà Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, ở gần khu chợ, khi nhìn thấy mọi người xung quanh làm gì về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước làm y như vậy. Mẹ Mạnh Tử biết rằng những địa điểm đó không phù hợp để con lớn lên và học tập nên đã chuyển nhà ngay cạnh trường học. Và quả đúng như vậy, khi ở gần trường học thấy các bạn mình đi học, dùi mài kinh sử, về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước và chuyên tâm học hành, rồi sau này trở thành một vĩ nhân mà chúng ta ngưỡng mộ. Từ ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ, bản thân em đã học được rất nhiều điều từ việc lựa chọn môi trường sống, việc chọn bạn mà chơi, và hơn hết đó là phải có lập trường vững chắc, sống đúng với nguyên tắc và bản thân mình. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là một bài học hay với ý nghĩa sâu sắc và thiết thực cho chính chúng ta. Qua đây, ta cũng nhận thức rõ hơn về những bài học kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút được trong quá trình sống, từ đó càng trân trọng hơn những người bạn tốt, những người thân trong gia đình và cả thầy cô giáo và xã hội, đã tạo nên một môi trường học tập tốt và bình yên.

12 tháng 6 2017

Đó là người mẹ thương con nhưng lựa chọn cách giáo dục nghiêm khắc, đạo đức mẫu mực. Thương yêu không có nghĩa là nuông chiều, mà tìm ra cách giáo dục con đúng đắn.

Bà mẹ Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà bà còn là người thầy mẫu mực, vĩ đại cho con mình. Bà là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.

ĐỀ SỐ 4.I. Trắc nghiệm:( 3,5 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ đâu?A. Liệt nữ truyệnB. Mạnh Tử truyệnC. Nam Ông mộng lụcD. Cổ học tinh hoa 2. Vì sao nói phương thức biểu đạt chính của truyện Mẹ hiền dạy con là tự sự?A. Truyện trình bày diễn biến việc bà mẹ...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 4.

I. Trắc nghiệm:( 3,5 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ đâu?

A. Liệt nữ truyện

B. Mạnh Tử truyện

C. Nam Ông mộng lục

D. Cổ học tinh hoa

 

2. Vì sao nói phương thức biểu đạt chính của truyện Mẹ hiền dạy con là tự sự?

A. Truyện trình bày diễn biến việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

B. Truyện tái hiện trạng thái sự việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

C. Truyện bày tỏ cảm xúc trước việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

D. Truyện bàn luận, đánh giá về việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

 

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất chủ đề của truyện Mẹ hiền dạy con?

A. Truyện thể hiện tình thương của bà mẹ thầy Mạnh Tử đối với con

B. Truyện thể hiện tình cảm của Mạnh Tử đối với mẹ

C. Truyện trình bày quan điểm giáo dục của các nhà nho

D. Truyện nêu ra bài học về cách dạy con thành một bậc đại hiền

 

4. Khi nào bà mẹ thầy Mạnh Tử nói những lời tỏ ý vui lòng" Chỗ này là chỗ con ta ở được đây"?

A. Khi nhà ở canh nghĩa địa

B. Khi nhà ở cạnh chợ

C. Khi nhà ở cạnh trường học

D. Khi nhà ở giữa làng

 

5. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại vui lòng cho con ở cạnh trường học?

A.Muốn con đua trẻ học tập lễ phép, cắp sách vở

B. Muốn con đi học gần trường

C. Muốn con học được nhiều

d. . Muốn con có nơi ở rộng rãi, đẹp đẽ

 

6. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung?

A. Không muốn con nói dối

B. Không muốn con bỏ học về nhà chơi

C. Không muốn con học nghề dệt vải

D. Không muốn con học cách buôn bán điên đảo

 

7. Dòng nào dưới đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai chữ Mẹ hiền trong truyện Mẹ hiền dạy con?

A. Ngừơi mẹ sắc sảo và ghê gớm đối với con

B. Ngừơi mẹ tần tảo và vô cùng nghiêm khắc đối với con

C. Ngừơi mẹ thương yêu và chiều chuộng con hết mực

D. Ngừơi mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người

 

8. Dòng nào dưới đây nêu không đúng hiệu quả của cách bà mẹ thầy Mạnh Tử dạy con?

A.Khiến con thích làm ăn buôn bán

B. Khiến con ngoan ngoãn, lễ phép

C. Khiến con học hành chuyên cần

D. Khiến con trở thành một bậc đại hiền

 

9. Truyện Con hổ có nghĩa nhằm đề cao, khuyến khích điều gì trong cuộc sống con người?

A. Lòng biết ơn và tình nhĩa thủy chung

B. Yêu thương loài vật

C. Lòng dũng cảm và lòng biết ơn

D. Sự khéo léo và kiên trì

 

10. Yếu tố tử nào trong các trường hợp sau không có nghĩa là con?

A. Phụ tử

B. Thê tử

C. Sinh tử

D. Mẫu tử

 

11. Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

A. Điên đảo

B. Buôn bán

C. Vui vẻ

D. Chăm chỉ

 

12. Cụm từ" đua nhau học tập lễ phép" thuộc loại cụm từ gì?

A. Cụm động từ

B. Cụm danh từ

C. Cụm tính từ

D. Cụm chủ- vị

13. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ?

A.Buôn bán điên đảo

B.Đang dệt cửi

C.Liền cầm dao cắt đứt tấm vải

D. Còn đang thơ ấu

 

14. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần?

A. Còn đang thơ ấu lắm

B. Quý báu lắm

C. Rất chuyên cần

D. Còn thơ ấu

 

II. Tự luận( 6,5 điểm)

1. Trong truyện Con hổ có nghĩa, từ nghĩa được nói đến ở hai con hổ có điểm nào chung và điểm nào riêng? Từ đó, nếu cách hiểu về từ nghĩa trong nhan đề tên truyện Con hổ có nghĩa? ( 1, 5 điểm)

2. Đọc bài ca dao sau:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Từ những gợi ý của bài ca dao trên, hãy kể về người cha( mẹ) của mình.  (5,0 điểm)

 

0
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần...
Đọc tiếp

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

– HẾT –

1
6 tháng 6 2018

ra đề ko câu hỏi à bạn!

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người rất mực thương con, luôn mong muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con. Bà đã bốn lần chuyển nhà, thậm chí cắt đứt cả tấm vải đang dệt dở để con thấy được tầm quan trọng của việc học. Việc gây ấn tượng cho con qua hành động cuối truyện đã khiến Mạnh Tử nhớ mãi, tu chí học hành, không ham chơi nữa. Nhờ thế mà Mạnh Tử mới trở thành người tài giỏi, được nhiều người kính nể.

13 tháng 1 2019

truyện Mẹ hiền dạy con ngợi ca một tấm gương người mẹ có tấm lòng và phương pháp dạy con của một cô giáo tài hoa: Tạo cho con môi trường sống tốt đẹp, rèn cho con vừa có đạo đức, vừa có chí học hành, thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại, rất nghiêm khắc. Bên cạnh nhân vật người mẹ - cô giáo, nhân vật Mạnh Tử cũng thật đáng nhớ. Đó là một người con - cậu học trò vừa hiếu thảo vừa nhanh nhẹn, thông minh, biết vâng lời mẹ, biết làm theo điều tốt. Truyện có nhiều chi tiết xúc động, giàu ý nghĩa. Ra đời cách chúng ta trên hai nghìn năm mà áng cổ học tinh hoa ấy gần gũi chúng ta ngày nay và bổ ích với chúng ta biết bao nhiêu!.

19 tháng 12 2017

Truyện Mẹ hiền dạy con trích từ sách Liệt nữ truyện của Trung Hoa, nội dung kể về cách dạy con rất nghiêm khắc và tình thương con đặc biệt của bà mẹ Mạnh Tử. Bà đã cố tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp và dạy con vừa có đạo đức, vừa có ý chí học hành, phấn đấu.

Cốt truyện gồm năm sự việc diễn ra từ thuở Mạnh Tử

Sự việc 1: Nhà ở gần nghĩa địa, thấy con bắt chước người ta đào, chôn, lăn, khóc. Bà nghĩ: Chỗ này không phải chỗ con ta ở được nên dọn nhà ra gần chợ.

Sự việc 2: Nhà ở gần chợ, thấy con bắt chước học theo thói bán buôn điên đảo, bà mẹ nghĩ: Chỗ này cũng không phải là chỗ con ta ở được nên dọn nha đến cạnh trường học.

Sự việc 3: Nhà ở gần trường học, thấy con bắt chước lễ phép, chăm chỉ học hành, bà mẹ vui lòng nói: Chỗ này là chỗ con ta ở được lâu dài.

Sự việc 4: Thấy nhà hàng xóm giết lợn, con hỏi mẹ: Người ta giết lợn làm gì thế? Mẹ nói đùa: Để cho con ăn đấy. Biết mình lỡ lời, bà đi chợ mua thịt lợn về cho con ăn. còn nhỏ

Sự việc 5 : Con đang đi học bỏ về nhà chơi, mẹ cầm dao cắt đứt tám vải đang dệt để ngầm ví với việc con đang đi học mà bỏ học. Sau khi nghe mẹ khuyên, con học tập rất chuyên cần.

Năm sự việc trộn thể hiện ba ý như sau:

Môi trường sống ảnh hưởng, rất lớn đến việc hình thành tính cách con người.

Đề cao chữ tín trong cuộc sống.

Tác dụng của hành động và lời nói của người lớn đối với con trẻ.

Vấn đề mà bà mẹ thầy Mạnh Tử quan tâm trước hết trong việc dạy con là môi trường sống. Bà cho rằng phải tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp thì đứa trẻ mới cỏ thể tiếp thu những mặt tích cực, những yếu tố lành mạnh để phát triển nhân cách và trưởng thành. Trẻ em rất hay bắt chước. Nếu ở môi trường sống không tốt thì sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều không tốt. Như khi nhà ở gần nghĩa địa thì Mạnh Tử đã bắt chước người ta đào, chôn, lăn khóc. Đến lúc dọn nhà ra gần chợ thì lại bắt chước theo thói bán buôn điên đảo. Chỉ khi dọn nhà đến cạnh trường học thì bà mẹ mới yên tâm: Chỗ này mới là chỗ con ta ở được lâu dài. Mạnh Tử đã bắt chước theo thái độ lễ phép và chăm chỉ học hành của học trò. Đúng là Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng như nhân dân ta thường nói.

Ở sự việc thứ tư, khi biết mình lỡ lời nói đùa, bà mẹ đã kịp thời chữa lại ngay. Không phải bà đính chính lại câu  nói đùa mà bà đi chợ mua thịt lợn về cho ăn thật. Bà muốn chứng tỏ câu nói của bà là đúng. Bà phải giữ chữ tín trước con vì bà nghĩ rằng con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối hay sao ? Mà nếu để trẻ em học nói dối từ nhỏ thì sẽ hết sức nguy hiểm. Cách dạy của bà mẹ thật khéo léo và tế nhị, giữ cho tâm hồn con trỏ trong sáng, hồn nhiên. Hơn thế, bà dạy cần phải biết quý trọng chữ tín vì nếu mất chữ tín thì không ai còn tin mình cả, do đó sẽ không thể làm tốt mọi việc.

Bên cạnh cách dạy con khéo léo, bà mẹ còn có thái độ rất kiên quyết. Phải nói rằng thái độ này của bà đã gây ấn tượng mạnh và cố tác dụng tích cực đối với con. Hành động, lời nói của bà mẹ xuất phát từ tình thương, muốn con nên người. Sự nghiêm khắc của bố mẹ có tác dụng rất lớn trong việc hướng con trai mình vào việc học tập chuyên cần để về sau trở nên bậc đại hiền.

Câu kết của truyện: Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao ? vừa là lời kể, vừa là lời bình của tác giả. Mạnh Tử trở thành người tài giỏi trước hết là nhờ công lao giáo dục và tình thương yêu của bà mẹ. Hành động cắt đứt tấm vải đang dệt và lời nói nghiêm khắc của bà mẹ đã để lại ấn tượng sâu sắc, thành bài học nhớ đời cho Mạnh Tử. Thắm thía lời dạy, từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần.

Truyện ngắn gọn nhưng đúc kết được nhiều bài học bổ ích và thiết thực về phương pháp giáo dục con cái. Mẹ thương con chưa đủ mà còn phải biết dạy con nên người. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương và cách dạy con cho các bậc cha mẹ noi theo.

Dạy con trước hết phải chọn mối trường sống tốt cho con.

Dạy con trước hốt phải dạy dạo đức làm người.

Dạy đạo đức chưa đủ, còn phải dạy con lòng say mê học tập và ý chí phấn đấu trong cuộc sống.

Đối với con, không nên nuông chiều mà phải nghiêm khắc. Thái độ nghiêm khắc phải xuất phát từ tình yêu thương chân thành. Và mong muốn thiết tha con mình trở thành người có tài có đức.

Truyện Mẹ hiền dạy con tuy đơn giản nhưng lại gây xúc động sâu sắc bởi ý nghĩa to lớn của nó. Ý nghĩa ấy vượt ra ngoài phạm vi dạy con trong gia đình và mở rộng thành vấn đề giáo dục trẻ em trong toàn xã hội. Cách dạy con đúng đắn của bà mẹ thầy Mạnh Tử đã đem lại kết quả tốt đẹp. Sau này, Mạnh Tử đã trở thành một bậc đại hiền nổi tiếng trong thiên hạ.

  

Năm sự việc trộn thể hiện ba ý như sau:

Môi trường sống ảnh hưởng, rất lớn đến việc hình thành tính cách con người.

Đề cao chữ tín trong cuộc sống.

Tác dụng của hành động và lời nói của người lớn đối với con trẻ.

Vấn đề mà bà mẹ thầy Mạnh Tử quan tâm trước hết trong việc dạy con là môi trường sống. Bà cho rằng phải tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp thì đứa trẻ mới cỏ thể tiếp thu những mặt tích cực, những yếu tố lành mạnh để phát triển nhân cách và trưởng thành. Trẻ em rất hay bắt chước. Nếu ở môi trường sống không tốt thì sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều không tốt. Như khi nhà ở gần nghĩa địa thì Mạnh Tử đã bắt chước người ta đào, chôn, lăn khóc. Đến lúc dọn nhà ra gần chợ thì lại bắt chước theo thói bán buôn điên đảo. Chỉ khi dọn nhà đến cạnh trường học thì bà mẹ mới yên tâm: Chỗ này mới là chỗ con ta ở được lâu dài. Mạnh Tử đã bắt chước theo thái độ lễ phép và chăm chỉ học hành của học trò. Đúng là Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng như nhân dân ta thường nói.

Ở sự việc thứ tư, khi biết mình lỡ lời nói đùa, bà mẹ đã kịp thời chữa lại ngay. Không phải bà đính chính lại câu  nói đùa mà bà đi chợ mua thịt lợn về cho ăn thật. Bà muốn chứng tỏ câu nói của bà là đúng. Bà phải giữ chữ tín trước con vì bà nghĩ rằng con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối hay sao ? Mà nếu để trẻ em học nói dối từ nhỏ thì sẽ hết sức nguy hiểm. Cách dạy của bà mẹ thật khéo léo và tế nhị, giữ cho tâm hồn con trỏ trong sáng, hồn nhiên. Hơn thế, bà dạy cần phải biết quý trọng chữ tín vì nếu mất chữ tín thì không ai còn tin mình cả, do đó sẽ không thể làm tốt mọi việc.

Bên cạnh cách dạy con khéo léo, bà mẹ còn có thái độ rất kiên quyết. Phải nói rằng thái độ này của bà đã gây ấn tượng mạnh và cố tác dụng tích cực đối với con. Hành động, lời nói của bà mẹ xuất phát từ tình thương, muốn con nên người. Sự nghiêm khắc của bố mẹ có tác dụng rất lớn trong việc hướng con trai mình vào việc học tập chuyên cần để về sau trở nên bậc đại hiền.

Câu kết của truyện: Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao ? vừa là lời kể, vừa là lời bình của tác giả. Mạnh Tử trở thành người tài giỏi trước hết là nhờ công lao giáo dục và tình thương yêu của bà mẹ. Hành động cắt đứt tấm vải đang dệt và lời nói nghiêm khắc của bà mẹ đã để lại ấn tượng sâu sắc, thành bài học nhớ đời cho Mạnh Tử. Thắm thía lời dạy, từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần.

Truyện ngắn gọn nhưng đúc kết được nhiều bài học bổ ích và thiết thực về phương pháp giáo dục con cái. Mẹ thương con chưa đủ mà còn phải biết dạy con nên người. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương và cách dạy con cho các bậc cha mẹ noi theo.

Dạy con trước hết phải chọn mối trường sống tốt cho con.

Dạy con trước hốt phải dạy dạo đức làm người.

Dạy đạo đức chưa đủ, còn phải dạy con lòng say mê học tập và ý chí phấn đấu trong cuộc sống.

Đối với con, không nên nuông chiều mà phải nghiêm khắc. Thái độ nghiêm khắc phải xuất phát từ tình yêu thương chân thành. Và mong muốn thiết tha con mình trở thành người có tài có đức.

Truyện Mẹ hiền dạy con tuy đơn giản nhưng lại gây xúc động sâu sắc bởi ý nghĩa to lớn của nó. Ý nghĩa ấy vượt ra ngoài phạm vi dạy con trong gia đình và mở rộng thành vấn đề giáo dục trẻ em trong toàn xã hội. Cách dạy con đúng đắn của bà mẹ thầy Mạnh Tử đã đem lại kết quả tốt đẹp. Sau này, Mạnh Tử đã trở thành một bậc đại hiền nổi tiếng trong thiên hạ.

19 tháng 12 2017

thank

3 tháng 11 2017

Tác dụng cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử: Mạnh Tử đã trở thành một bậc hiền tài trong thiên hạ. Con mình trở thành người giỏi giang là điều mà tất cả các bà mẹ đều ao ước. Để có được thành quả đó là sự hi sinh, lựa chọn cách dạy đúng đắn của người mẹ Mạnh Từ.