K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2018

Mk học 5-6 nên ko có đề cho bn sorry nha

I. Phần Đọc - hiểu văn bản: (3,00 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây:             ... “Trên đường hành quân xa

                                                                 Dừng chân bên xóm nhỏ

                                                                Tiếng gà ai nhảy ổ:

                                                               “Cục… cục tác cục ta”

                                                                Nghe xao động nắng trưa

                                                                Nghe bàn chân đỡ mỏi

                                                                Nghe gọi về tuổi thơ” ...

       1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thời điểm sáng tác? Viết theo thể thơ gì?                                                                                                                 (1,00đ)

       2. Nêu tác dụng của điệp từ “Nghe” trong đoạn thơ trên.                                      (1,00đ)

       3. Trong cả bài thơ, câu thơ nào được lặp lại nhiều lần? Câu thơ đó được đặt ở vị trí nào và có tác dụng ra sao?                                                                                                             (1,00đ) 

II. Phần Tiếng Việt: (2,00 điểm)

Đọc đoạn văn sau đây:

   (…)   - Em (1) để  ở lại - Giọng em (2) ráo hoảnh - Anh (1) phải hứa với em (3)  không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh (2) nhớ chưa? Anh (3) hứa đi.

Anh (4) xin hứa.

       Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe (…)

(Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê” -  Khánh Hoài - Ngữ văn 7, tập một) 

       1. Điền cho đúng các đại từ xưng hô (in đậm) trong đoạn văn trên vào bảng dưới đây (theo mẫu):                                                                                                                                  (1,50đ)

2. Có thể thay thế đại từ “em tôi” bằng từ “” được không? Vì sao tác giả không viết như vậy?                                                                                                                                     (0,50đ) 

III. Phần Tập làm văn: (5,00 điểm)

       Kết thúc bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến đã viết về tình bạn:

Bác đến chơi đây ta với ta

       Từ cảm xúc chân thành của bài thơ trên, em hãy viết một bài văn biểu cảm về tình bạn thời học sinh.

chúc bạn học tốt

Câu 1: (2 điểm)

a. Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy.

b. Chi tiết: Dân làng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: (2 điểm)

a. Cụm động từ là gì?

b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

– Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà. ( Trích: Em bé thông minh )

– Vua cha yêu thuơng Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. ( Trích: Sơn Tinh, Thủy Tinh )

Câu 3: (6 điểm)

Em hãy kể lại một bữa cơm thân mật trong gia đình nhân dịp có người thân đến thăm.

——– HẾT ———-

Đáp án và biểu điểm

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1a. – Thánh Gióng thuộc thể loại truyện Truyền thuyết

– Truyền thuyết: là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử.

b. Ý nghĩa của câu văn: Chứng tỏ toàn dân cũng góp công, góp của để mong Gióng đánh giặc cứu nước.

0,5 điểm

 

1 điểm

0.5 điểm

Câu 2a. Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ vơi một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn

b. Các cụm động từ là:

– còn đang đùa nghịch

– Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

1 điểm

0. 5 điểm

0.5 điểm

Câu 3– Yêu cầu về hình thức: bài viết có bố cục 3 phần, trình bày sạch sẽ.

–  Yêu cầu về nội dung: bài viết đảm bảo các ý sau.

a. Mở bài:

– Giới thiệu về việc người thân (bà nội hoặc ông nội, cô, dì, chú, …) lên chơi – mẹ làm cơm chiêu đãi.

b. Thân bài:

*  Kể về sự chuẩn bị của bố mẹ và các anh chị em trong nhà để làm cơm đón (bà nội hoặc ông nội, cô, dì, chú, …):

– Mẹ đi  chợ …

– Lau nhà cửa …

– Nấu ăn 

– Bố chuẩn bị xe đón (bà nội hoặc ông nội, cô, dì, chú,…)

*  Kể trong bữa ăn:

– Các món ăn (tả một vài món cụ thể, chi tiết, màu sắc, hương vị …).

–  Cả nhà chăm sóc, gắp thức ăn cho(bà nội hoặc ông nội, cô, dì, chú,…).

–  Bà hỏi chuyện cả nhà: Công việc của bố mẹ, học hành của các cháu.

–  Bố mẹ hỏi thăm tình hình quê nhà.

– Mọi người nhắc lại các kỷ niệm hỏi thăm bà con ở quê nhà.

c. Kết bài:

–  Kể về niềm vui của tất cả mọi người trong gia đình.

–  Tâm trạng của em.

 

1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0. 5 điểm

0.5 điểm

 

0.5 điểm

0.5 điểm

Tham khảo

Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.

Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi “dạ” liền và hí hửng đi theo.
Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về. Ra ngoài cổng chợ, mẹ thở phào nhẹ nhõm rồi lẩm bẩm:

– Chẳng biết có thiếu gì không nhỉ? Ừ, mà xem. Mẹ cầm giấy ghi thực đơn rồi quay sang nhìn tôi nói: Con gái đứng đây trông nhé, mẹ quay lại mua mấy bó hành.

Mẹ lách dòng người chen vào. Lát sau, mẹ quay ra với nụ cười tươi rói trên môi. Hai mẹ con tôi vội vã về.
Tôi và mẹ bước vào cổng, con Mích từ trong nhà chạy ra vẫy đuôi rối rít. Bố tôi lúi húi lau xe. Chắc là bố chuẩn bị đón bà. Tôi thầm nghĩ.

Hai mẹ con bắt tay ngay vào công việc. Đầu tiên, tôi giúp mẹ nhặt rau, vo gạo. Ngày thường tôi làm nhàn vậy mà hôm nay lại quýnh lên, chẳng biết có phải vì hồi hộp không. Mẹ thì luôn mồm nhắc tôi, tay vẫn không ngừng hoạt động. Mùi thơm bay ngào ngạt. Tôi hít lấy hít để. Sao hôm nay mẹ tôi nấu cơm lắm món ngon đến thế!

Khi mẹ cất tiếng nói mãn nguyện nhìn mâm cơm cũng là lúc con Mích mừng rỡ chạy ra cửa. Tôi sung sướng cùng hai em ùa ra chào bà:

– Bà, hoan hô bà đã lên!

Bà ôm tôi vào lòng, cốc nhẹ lên trán:

– Bố cô, sao lớn nhanh thế!

Mẹ tôi vội vã chào bà rồi chuẩn bị nước cho bà tắm. Bà tắm xong vào nhà. Cả gia đình tôi quây quần bên mâm cơm bốc khói nghi ngút. Bé Việt và Thúy lau nhau nhắc ghế cho bà và bố mẹ, chỉ mỗi tôi là chúng nó không nhắc. Tôi nguýt dài một cái. Việt len lén nhìn tôi cười khì.

Mâm cơm mẹ tôi làm thật thịnh soạn. Giữa mâm mẹ không quên để một bát cà muối. Đó là món bà tôi thích lắm. Bố cầm đũa lên so. Vừa chia đũa, bố vừa nói:

– Con mừng là mẹ đã lên thăm chúng con. Các cháu vui lắm đấy mẹ ạ. Chúng con cũng vui, lâu quá mới được gặp mẹ mà.

Bà cười, đôi mắt bà sáng lấp lánh. Dường như bà đang vui lắm thì phải. Bà ngắm khắp lượt mọi người, nhìn bằng ánh mắt âu yếm. Tôi gắp cho bà một quả cà thật to. Thúy trêu tôi: “Mời gì không mời đi mời cà”. Tôi chông chế: “Tại bà thích cà”. Bà cười móm mém xoa đầu tôi. Mẹ nhìn bà cười và nói:

– Mẹ nếm thử các món con nấu xem nào. Món nào mẹ cùng phải nếm đấy nhé.

Bà gật đầu:

– Ừ! Ừ! Từ từ chứ, nhiều món thế này cơ mà. Mẹ ăn sao hết!

Căn nhà tôi bỗng trở nên ấm cúng lạ thường. Trong tiếng cười tôi nhận thấy niềm vui lấp lánh trong ánh mắt mọi người. Hết thảy ai cũng gắp thức ăn chúc bà. Bà cứ cười nói:

– Từ từ thôi chứ, để mẹ còn ăn hết đã, gắp thức ăn cho mẹ nhiều thế!

Bố hỏi bà:

– Mẹ ơi, năm nay mùa tốt chứ ạ?

– Còn phải nói. Tốt nhất vùng đấy con ạ! – Bà nói rồi quay sang ba chúng tôi: – “Mấy cây ổi chín lắm chờ mãi chẳng ai về. Nhớ mọi năm ba đứa bé tí, thế mà bây giờ đã lớn vổng lên rồi. Mẹ nó mát tay đấy”.

Mẹ nhìn chúng tôi vui lắm. Bà và bố mẹ nói rất nhiều chuyện. Chúng tôi chăm chú ngồi nghe. Mà cũng chỉ biêt nghe thôi chứ chẳng lẽ cắm cúi ăn. Thỉnh thoảng, bà hỏi chúng tôi về chuyện học hành, chuyện trường lớp. Bé Việt bi bô nói bằng cái giọng ngọng nghịu. Cả nhà ồ lên. Tôi cảm thấy lòng ấm áp lạ kỳ.

Những bữa cơm như vậy có lẽ chẳng bao giờ tôi quên. Trong tôi lúc nào cũng ngân lên tiếng cười của bà, bố mẹ và Thúy, Việt, ấm áp đến lạ kì.

7 tháng 8 2018

Bạn hỏi làm gì vậy? mình thi cách đây lâu lắm rồi. Và mỗi tỉnh có đề khác nhau mà bạn. xin lỗi mình ko giúp đc đâu.

18 tháng 8 2023

Bộ giáo dục biết ấy bạn.

18 tháng 8 2023

Hảo hán

11 tháng 5 2018

kb vs mình, mình chỉ cho, mình mời thi hôm qua  nè

19 tháng 4 2019

Môn j vậy bn ???

20 tháng 4 2019

môn j cũng được

10 tháng 5 2018

Câu 1: cho đoạn văn sau: '' tre ăn ở ...dân''. a) Xác định CN,CN (.) câu: ' Tre là cánh tay.. dân'' và cho bt thuộc kiểu câu j? b)chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đc sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 2: đọc đoạn... '... Những động tác... dạ..' a) đoạn trích trên có trong văn bản nào? t/g là ai? b) đoạn văn mt cảnh j? qua cách mt đó giúp e hình dung về cảnh sắc của khúc sông nơi đây ntn? Câu 3: bên e, ... hãy tả lại ng` mà em yêu thương.

22 tháng 3 2023

mình nghị luận

 

22 tháng 3 2023

trường mình thì viết về trải nghiệm 

26 tháng 12 2016

Đọc kĩ bài Sơn Tinh Thủy Tinh(trắc nghiệm).trong câu nước ngập nhà cửa nước dâng lên đến lưng đồi ,thanh Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước hãy xác định 2 cụm động từ trên câu .bài viết văn là kể về một tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết

đề của trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn

26 tháng 12 2016

mau lên các bạn mình cần gấp

15 tháng 5 2019

Chừng nào bạn thi, mấy h

Đề thi ở trường mk là

Trắc nghiệm:

Đọc đoạn văn trong bài cây tre VN và trả lời câu hỏi

Tự luận:

Khái niệm so sánh

Tả người thân của em