K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 7 2018

đoàn mỗ đầu đây

Ổi! Trường học của tôi thật đẹp.Nhưng đẹp nhất là vào buổi sáng hôm nay

26 tháng 7 2018

Trường em nằm ở cuối con đường làng, được bao phủ bởi những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát. Em thích được ngắm nhìn quang cảnh trường em vào sáng mai, khi mặt trời mới lên cao, còn chưa gay gắt. Đó là buổi sáng của mùa thu trong lành.

Sau một đêm dài, ngôi trường thức giấc, vươn mình thật khẽ. Gió khẽ la đà trêu đùa những tán cây phượng còn mải mê chìm đắm chưa chịu thức dậy. Sân trường vào buổi sáng mùa thu thật yên tĩnh và bình yên đến lạ.

Những dãy nhà nằm im lìm nghe tiếng gió thổi và lá rơi ngoài hiên. Góc bàn học, lớp học có một nét trầm mặc khó tả, không một tiếng động. Nhưng chỉ ít phút nữa thôi thì sân trường sẽ náo động vì các bạn học sinh đã đến.

Bác trống nằm một góc, không biết bác ấy đã thức dậy hay chưa. Sự im lặng của sân trường khiến em có cảm giác như mọi thứ chưa thức dậy. Tiếng chim hót râm ran trên những cành cây xà cừ chắc nịch, lá xanh mướt. Khi mặt trời lên cao, len lỏi và tán lá, chiếu xuống mặt đất làm bừng sáng cả một không gian. Lúc đó hoa lá đã bắt đầu cựa mình để đón chào ngày mới, chuẩn bị tinh thần để đón các bạn học sinh tới trường.

Buổi sáng tĩnh lặng ở sân trường dường như rất ngắn, vì có nhiều bạn học sinh đến trường rất sớm. Các bạn đến để chơi, để dọn dẹp vệ sinh lớp học và sân trường. Tiếng chổi tre chạm vào đất, tiếng cười giòn tan của các bạn học sinh đã đánh thức mái trường thức dậy.

Lá cờ đỏ sao vàng buổi sáng mai thật đẹp, tung bay phấp phới trong gió, dưới bầu trời cao và trong xanh khiến em có cảm giác một ngày tràn đầy năng lượng sẽ bắt đầu.

Thi thoảng trên sân trường có những chiếc lá vàng rơi rụng xuống. Vì đây đang là mùa thu nên là mùa lá rụng. Mọi thứ thanh bình và yên ả.

Em vẫn tranh thủ đến trường thật sớm vào sáng mai để hít thở bầu không khí trong lành và bình yên nhất

19 tháng 9 2018

Sáng nay chủ nhật, không phải đi học, em cùng mẹ ra thăm đồng ruộng của nhà em. Dưới ánh nắng rực rỡ ban mai, cánh đồng trông như tấm thảm vàng trải rộng.

Nghe mẹ nói hôm nay lúa đã vào mùa gặt. Thảo nào xa xa em đá thấy cả cánh đồng lúa chín vàng rực, thân lúa đã ngả sang màu vàng sẫm, còn bông lúa uốn câu trĩu nặng. Cánh đồng trông thật đẹp, thỉnh thoảng những cơn gió lùa qua làm cho từng khoảnh lúa lay động, dập dờn như sóng, đám này ngả rạp xuống, đám kia uyển chuyển nhô lên, như đôi tay thiếu nữ đang vờn múa.

Em đưa mắt dõi ra xa, có vài thửa ruộng lúa còn xanh, bông lúa chỉ mới hoe vàng ở phía cuối. Thân lúa mập xanh còn cứng cáp. Lúa chín vàng có vẻ đẹp riêng khác với lúa đang thì con gái. Nó không còn một màu xanh mượt mà trải dài như đang mời gọi mà óng ánh vàng.

Sớm nay, trời thật xanh, bầu trời cao và rộng. Nắng nhẹ nhàng lan tỏa khắp cánh đồng, từng đám mây là là bay. Đâu đó đàn chim chao mình bay lượn, thỉnh thoảng chúng đậu trên đầu, trên cổ anh bù nhìn, nhảy nhót tung tăng rồi cất tiếng hót lảnh lót. Bất giác em cũng hát theo, lòng cảm thấy vui vui. Đưa tay ngắt nhẹ bông lúa cho vào miệng, một vị ngòn ngọt thơm mùi sữa tê đọng trên đầu lưỡi. Gió thoảng mùi thơm ngây ngất của lúa chín, khiến tâm hồn ta thêm phơi phới. Nhìn bao quát cánh đồng, em thấy quê mình thật đẹp. Đó đây có bóng người nhấp nhô trên đồng, những chú bé chăn trâu in hình trên con đường quê. Một dòng sông nhỏ thẳng tắp, len lỏi dẫn nước đến từng thửa ruộng. Hai bên bờ, những hàng phi lao tỏa bỏng mát.

Mặt trời đã lên cao, nắng vàng rực rỡ khiến cả cánh đồng vàng óng hẳn lên, hương lúa càng nồng nàn ngây ngất. Em vui khi thấy quê mình đã vào mùa thu hoạch. Những hạt thóc vàng chất đầy trên xe là niềm vui của người nông dân, của từng gia đình. Em đã đi về mà âm thanh và mùi vị của cánh đồng lúa chín còn đọng mãi trong em.

18 tháng 10 2016

  Trong cuộc sống của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường, để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu kỷ niệm vui lẫn những kỷ niệm buồn của một thời áo trắng, một thời để nhớ một thời để thương.Mái trường đem lại niềm vui cho nhiều học sinh. Nhiều bạn đã thể hiện tài năng từ mái trường tiểu học, và họ ít nhiều đều giữ được những kỷ niệm đẹp về mái trường xưa.Dưới một mái trường, những người dạy học mới thực sự có những suy nghĩ chín chắn về công việc, về học sinh và về các đồng nghiệp của mình.Trong suốt quãng đường dài giữa hai mùa hạ, người giáo viên có đủ thì giờ để đưa học sinh của mình đến bờ bên kia. Cô giáo được xem là người mẹ hiền và tập thể giáo viên cũng là gia đình của mỗi thầy giáo, cô giáo.Gia đình này giúp cho mỗi người làm công tác giáo dục thêm gắn bó với nơi mình đang làm việc. Và một cách tự nhiên từ đáy lòng mình, mỗi giáo viên đã gọi ngôi trường mình đang giảng dạy là "mái trường của tôi "."Mái trường của tôi" là tình cảm, là tấm lòng, là niềm tin của mỗi giáo viên gửi vào nơi mà mình gắn bó bao năm tháng! "Mái trường của tôi"cũng là tiếng nói tự hào về những công việc đã làm được của nhà trường để góp phần làm cho quê hương thêm tươi đẹp.

18 tháng 10 2016

Làm ơn hãy giúp mình với, mọi người ơi!!!!!!!!!

Mình đang cần gấp lắm! 

Ai giúp mình thì mình thanks nhiều lắm nhé!

16 tháng 7 2016

mk ko giỏi ngữ văn

xl vì 0 giúp được bạn

17 tháng 7 2016

Vào dịp hè, em thường được bố mẹ cho đi du lịch theo tour. Nhờ những tour du lịch, em được thăm rất nhiều cảnh đẹp. Tour du lịch lần này đưa em đến với Huế, thành phố nổi tiếng với vẻ đẹp hoài cổ. Em được đi thăm những quần thể lăng, tẩm và các chùa. Nhưng em thích nhất vẫn là biển Cửa Tùng.

Từ xa, em đã ngửi thấy mùi gió biển thổi, cảm thấy vị mặn mòi của gió biển. Phóng tầm mắt ra xa, em nhìn thấy dải cát trắng trải dài. Em thích thú reo lên: "A! Đến biển rồi! Bố ơi! Con đã nhìn thấy biển rồi". Xe vừa dừng là em nhảy ngay xuống, ba chân bốn cẳng chạy ra biển, mặc cho bố dặn với theo: "Cẩn thận đấy". Em chạy chân trần trên cát. Cát mịn nên thật êm. Thời tiết hôm nay thật đẹp. Dù mùa hè nhưng nắng không gắt. Hay tại ở biển nên cái nắng có phần dịu đi. Biển xanh hiền hòa. Cả một màu xanh mênh mông. Những con sóng ở đây cũng lăn tăn chứ không cuồn cuộn, dữ dội như những bãi biển khác. Biển Cửa Tùng thật dịu dàng. Biển không đánh sóng, sủi bọt trắng xóa. Em đi chân trần trên cát, gần trưa, nước biển âm ấm, cát lại mịn và mát, khiến cho em chỉ muốn đi dọc theo bờ biển, chẳng muốn rời.

Bên bờ biển còn có những chiếc thuyền đánh cá nhỏ, người dân vùng biển neo ở gần đây. Em thấy có những chiếc thuyền đã cũ kỹ, bị hỏng nằm chờ được sửa. Dù bị hỏng nhưng vẫn gắn liền với biển, chắc xa biển, nó cũng thấy buồn.

Bên bờ biển còn có rừng thông. Những cây thông cao vút, lá xanh, nhỏ và dài, đứng trầm ngâm và lặng lẽ. Những khi có gió biển, những cành lá thông va vào nhau kêu xào xạc như đùa vui, thủ thỉ tâm sự với nhau. Em còn thấy cả những cây dừa, thân cao vút. Những tàu lá dừa xòe ra ôm lấy bầu trời xanh, cao và rộng.

Biển Cửa Tùng vẫn còn vẻ đẹp của tự nhiên. Nó không ồn ào và nhiều hàng quán như biển Đồ Sơn, Sầm Sơn và Bãi Cháy. Nó cũng im lặng, yên ả như chính thành phố Huế cổ kính này.

Em yêu vẻ đẹp giản dị của bãi biển nơi đây. Dù chỉ dừng lại ở biển Cửa Tùng có một ngày nhưng em vẫn không muốn rời. Em chia tay biển với đầy lưu luyến.
------------Ngữ văn lớp 7

23 tháng 7 2019

Bài 2:
"Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu,..." Mỗi lần nghe bài hát này em lại nhớ đến ngôi trường mà em từng gắn bó với nó trong suốt 4 năm. Đó chính là ngôi trường mang tên Trung học cơ sở Nguyễn Văn Bá. Đây là ngôi nhà thứ hai của em. Biết bao kỷ niệm, tuổi thơ được cất giấu trong ngôi trường này. Các thầy cô luôn yêu thương học sinh của mình và các bạn học trò cũng mến thầy cô rất nhiều. Nguyễn Văn Bá là tên của một anh hùng liệt sĩ đã đổ xương đổ máu để cho đất nước được hòa bình nên giờ đây chúng em mới có được một sống yên bình. Đây là nơi để cho chúng em tìm đến tương lai sau này. Em xin hứa cho dù có đi đến đâu thì em cũng sẽ không quên mái trường này.

10 tháng 10 2022

vvcmgkjkhkbubvhncmdffjbncnbnf vnvjbn,mcbn jbgnnvjb

17 tháng 8 2017

Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, cây bàng trường em đẹp lắm ! .

Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.

Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.

Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.

5 tháng 8 2016

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”...

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.

cảm ơn bạn      nhiều nha

14 tháng 8 2016

Đã bao mùa thu đi qua, đã ngần ấy mùa khai trường đã đến nhưng sao lòng tôi vẫn náo nức chờ đón ngày ấy đến vậy, như một đứa trẻ chờ đợi ngày khai trường đầu. Đêm trước ngày khai trường tôi không tài nào ngủ được cứ loay hoay mãi, hết xem lại bộ đồng phục lại quay ra những quyển vở còn thơm mùa giấy mới. Nhưng tôi đã ngủ từ lúc nào không hay. Sáng hôm sau, không như mọi ngày mẹ vẫn phải gọi tôi dậy mà tôi tự ngồi bập dậy như cái lò xo. Con đường đến trường tôi đã đi không biết bao nhiêu  lần sao hôm nay bỗng khác lạ, gió thổi nhè nhẹ qua vòm cây làm những chiếc lá vàng rơi đầy trên hè phố. Cổng trường mở ra với biết bao điều thân thương, được gặp lại thầy cô, bạn bè sao nhiều tháng nghỉ hè lòng tôi lại nôn nao biết mấy. Tiếng đọc bài ở đâu bỗng vang lên trong đầu tôi :" Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp" tất cả ký  ức như mới ngày hôm qua...

Từ láy: 

Náo nức : láy bộ phận (âm đầu)

Loay hoay : láy bộ phận (vần)

Nhè nhẹ : láy toàn bộ

 

14 tháng 8 2016

Cảm ơn bạn nhiều Nguyễn Thiên An !