K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2017

Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?

Ánh sáng phản chiếu từ vật đi vào mắt phải qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược -> sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây thần kinh thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật.

Giải thích tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật?

Có ba loại tế bào hình nón, mỗi loại lại cảm nhận được chính xác từng màu sắc khác nhau trong ba màu : Đỏ ﴾red﴿, xanh lá cây ﴾Green﴿, xanh da trời ﴾Blue﴿. Mỗi một màu sắc khác nhau có thể được cấu thành bởi sự kết hợp theo “liều lượng” khác nhau của ba màu cơ bản này và mắt của chúng ta sẽ cảm nhận được màu sắc đó dựa trên việc từng loại tế bào nón trong võng mạc cảm nhận chúng như thế nào.

Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng.

14 tháng 5 2017

* Ánh sáng phản chiếu từ vật đi vào mắt phải qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược -> sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây thần kinh thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật.

*Có ba loại tế bào hình nón, mỗi loại lại cảm nhận được chính xác từng màu sắc khác nhau trong ba màu : Đỏ (red), xanh lá cây (Green), xanh da trời (Blue). Mỗi một màu sắc khác nhau có thể được cấu thành bởi sự kết hợp theo “liều lượng” khác nhau của ba màu cơ bản này và mắt của chúng ta sẽ cảm nhận được màu sắc đó dựa trên việc từng loại tế bào nón trong võng mạc cảm nhận chúng như thế nào.Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng.

23 tháng 4 2021

 Quá trình tạo ảnh ở màng lưới: Ánh sáng từ vật qua môi trường trong suốt ở cầu mắt Tác động làm hưng phấn tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới dây thần kinh thị giác vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật. 

Ánh sáng phản chiếu từ vật đi vào mắt phải qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược -> sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây thần kinh thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật.

Ý 1 (Nội dung bài học của hoc24.vn)

a. Cấu tạo cầu mắt

* Cấu tạo ngoài.

- Hình dạng: hình cầu.

- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.

- Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.

* Cấu tạo trong

- Cầu mắt có 3 lớp màng là:

+ Màng cứng nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt.

+ Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.

+ Màng lưới chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào là tế bào nón và tế bào que).

- Môi trường trong suốt:

+ Màng giác nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.

+ Thủy dịch.

+ Thể thủy tinh.

+ Dịch thủy tinh.

b. Cấu tạo màng lưới

- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm.

+ Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. Một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.

+ Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.

+ Điểm mù  là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.

+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.

Biện pháp phòng tránh bệnh, tật về mắt:

- Bổ sung vitamin A cho mắt.

- Giữ gìn mắt luôn sạch sẽ. Rửa mắt bằng nước ấm pha muỗi loãng sau mỗi ngày.

- Không dùng chung khăn, chậu để tránh các bệnh về mắt.

- Không tắm nơi ao tù nước đọng.

- Đeo kính bảo vệ mắt.

- Giữ đúng khoảng cách khi học bài, ngồi học nơi có đủ ánh sáng.

2 tháng 1 2017

- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

+ Quá trình lọc máu ở cầu thận: máu tới cầu thận với áp lực lớn tạo lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc ( 30-40 angtron) trên các vách mao mạch vào nang cầu thận (các tế bào máu và protein có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc). Kết quả tạo ra nước tiểu đầu

+ Quá trình hấp thụ lại ở ống cầu thận: Nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và chất cần thiết ( ion Na+, Cl-, H2O,...)

+ Quá trình bài tiết tiếp ở ống thận: hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức

*) Nước tiểu đầu: Không có protein và tế bào máu

*) Máu: có các tế bào máu và có protein

22 tháng 4 2022

Cơ quan phân tích thị giác gồm:

- Mắt

- Dây thần kinh thị giác (Dây thần kinh số II)

- Thùy chẩm (ở não)

Ta nhìn rõ vật vì ở màng lưới của cầu mắt có hai loại tế bào nón và que. Tế bào nón tiếp nhận ánh sáng mạnh ban ngày nên giúp ta nhìn rõ vật, điểm có nhiều tế bào nón nhất là điểm nhìn rõ vật nhất, gọi là điểm vàng.

Có hai tật về mắt phổ biến.

- Cận thị: Mắt chỉ nhìn rõ những vật ở gần. Nguyên nhân là do cầu mắt dài (bẩm sinh) hoặc thể thủy tinh quá phồng, có thói quen nhìn vật quá gần. Khắc phục bằng cách đeo kĩnh lõm (Kính phân kì).

- Viễn thị: Mắt chỉ nhìn rõ những vật ở xa. Nguyên nhân là do cầu mắt ngắn (bẩm sinh) hoặc thể thủy tinh quá xẹp, có thói quen nhìn vật quá xa. Khắc phục bằng cách đeo kính lồi (Kính hội tụ).

~ Học tốt nha ~

9 tháng 7 2019

Cấu tạo của màng lưới :

- Màng lưới là lớp trong cùng của cầu mắt. Tại đây có chứa tế bào thụ cảm thị giác (gồm 2 loại là tế bào nón và tế bào que), ngoài ra còn có thêm các tế bào khác như tế bào liên lạc ngang, tế bào hai cực... (1 điểm)

- Tế bào nón có vai trò tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Ngược lại, tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu, giúp ta nhìn rõ về ban đêm (1 điểm)

- Trong màng lưới, tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng (nằm trên trục mắt). Càng xa điểm vàng thì lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Tại điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác (1 điểm)

- Ngoài điểm vàng, tại màng lưới còn có một vị trí đặc biệt khác, đó là điểm mù. Đây là nơi đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào vị trí này, chúng ta sẽ không nhìn thấy gì (1 điểm)

6 tháng 11 2016

láo nhk dám hỏi trên mạng luôn

 

6 tháng 11 2016

mấy bạn tranh thủ giùm mình nha

mai là mình phải nộp bài rồi, đây là bài kiểm tra 15p của mình