K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2018

I.Khái niệm và phân loại

-Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH).

-Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit

-Tên bazơ = tên kim loại (thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ:         NaOH: Natri hidroxit

Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit

 -Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

+ Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

+ Những bazơ không tan:

Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

II. Tính chất hóa học

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ:         2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

                   3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ:         KOH + HCl → KCl + H2O

                   Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

Ví dụ:         2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

Lưu ý: Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước



 

25 tháng 10 2019

nHCL= 0,05 mol
                 CuO +2 HCL -> CuCl2 +H2O
 theo pt:0,025        0,05      0,025                   (mol)
 suy ra: mCuO= 0,025 . 80=2(g)
VCuCl2= 0,025.22.4= 0.56(l)
Cm CuCl2=0,025:0,56=0,04 (M)
 _ mình không biết có đúng không nữa_

26 tháng 10 2019

thak bn nha

4 tháng 9 2021

+ Biểu hiện của ứng xử có văn học hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. 

+Một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

+không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

4 tháng 9 2021

 giá trị về nhân văn, nâng cao phẩm hạnh của con người, giữ lại danh dự cho dân tộc,

14 tháng 2 2022

Tham khảo

Ngày nay, văn hóa đọc thường được nhiều người để cập đến với nghĩa là một hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọc sách, báo, tài liệu để tiếp cận được với thông tin và nguồn tri thức một cách khoa học. Văn hóa đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng trong đời sống, giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người. Sách là nguồn tri thức rộng lớn của nhân loại. Mỗi cuốn sách là một thông điệp và một bài học sâu sắc trong đời sống. Thông qua những cuốn sách có thể giúp người đọc cải thiện kỹ năng giao tiếp với lối diễn đạt tốt và từ ngữ cũng trở nên phong phú hơn. Sách không chỉ là một kho tàng tri thức bất tận của nhân loại mà còn là liều thuốc tinh thần trong những tháng ngày áp lực, mất phương hướng hay đơn giản tìm đến sự đồng cảm. Thế nhưng giới trẻ hiện nay dường như bị thế giới ảo lôi kéo mà quên đi giá trị trước mắt từ việc đọc sách. Thay vì chọn cách đọc sách thì các bạn trẻ lại tìm đến những trò chơi vô bổ khác làm cho văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay bị bỏ quên và đây được xem là mối lo ngại to lớn của gia đình, xã hội. Để văn hóa đọc ngày càng thấm sâu vào trong tâm thức của mỗi người thì cần phải: Nâng cao nhận thức của bạn đọc đối việc phát triển văn hóa đọc, hãy chọn cho bản thân một thể loại sách yêu thích: Khi đọc một cuốn sách mà bản thân thật sự yêu thích thì cảm xúc cũng như tinh thần sẽ trở nên phấn chấn và đam mê hơn. Vậy tại sao thay vì cố ép bản thân hình thành một thói quen đọc sách lại không chủ động tìm những thể loại sách yêu thích để có thể chiêm nghiệm chứ.

14 tháng 2 2022

mời bạn k tham khảo nữa nha

12 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Bạn tham khảo :

Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức học tập đúng đắn và chưa biết được mục đích đúng đắn của việc học. Học tập đang là vấn đề được quan tâm toàn xã hội. UNESCO là một tổ chức giáo dục – Khoa học – văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.

Học để làm gì? Theo như mục đích về việc học tập mà UNESCO đề xướng thì mục đích đầu tiên chính là “học để biết”. Học để biết được về đời sống xã hội, tự nhiên và con người, nhờ học mà con người chúng ta mới biết được những điều thú vị trong cuộc sống, những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Hằng ngày đi học, chúng ta nhận tri thức từ những lần nghe giảng của thầy cô hay từ sách vở nhưng đó chỉ là một phần kiến thức nhỏ mà chúng ta nhận được, muốn có kiến thức sâu rộng hơn chúng ta nên tìm hiểu, đào sâu những cuốn sách hay, đầy bổ ích. Hay tra trên mạng những điều thú vị xoay quanh chúng ta. Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về Khoa học, kĩ thuật, xã hội, văn hóa và nhất là học để con người học cách chung sống với cộng đồng. “Học để biết” là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang tầm hiểu biết của mình.

Mục đích thứ hai mà UNESCO đã đề xướng đó chính là “học để làm”. Có câu “học đi đôi với hành”. Con người ta áp dụng những lí thuyết đã học vào trong cuộc sống hằng ngày, học lí thuyết chúng ta nên áp dụng để học  thực hành.

“Làm” để tạo ra những giá trị vật chất cần thiết cho bản thân mình, cho đời sống xã hội. Học còn giúp chúng ta tìm được công ăn việc làm tốt sau này khi ra trường. Học mà không làm thì kiến thức mà mình đang nắm trong tay cũng như là bỏ đi.

“Học để chung sống” là mục đích thứ tiếp theo trong học tập. Đây cũng là mục đích quan trọng nhất. Học để có khả năng hòa nhập vào xã hội, có kĩ năng giao tiếp, ứng xử,… Học để thích nghi với mọi môi trường xung quanh, không để mình bị lạc hậu giữa mọi người xung quanh.

và cuối cùng là: “học để tự khẳng định mình”. Học để tạo được vị trí đứng tốt nhất cho mình, thể hiện được sự tồn tại mình trong cuộc đời. Ai ai cũng có thể khẳng định khi chúng ta có kiến thức, có hiểu biết, có năng lực, có khả năng chung sống. Từ việc học chúng ta có thể khẳng định khả năng lao động, sáng tạo và khẳng định khả năng nhân cách, phẩm chất,…

Mục đích về việc học tập do UNESCO đề xướng ra rất có ích cho mỗi chúng ta. Từ các học sinh, sinh viên đều có thể tuân thủ theo mục đích đó mà có thể học tập đúng đắn hơn.

“Cái rễ của học hành thì cay đắng

nhưng quả của nó thì ngọt ngào.”

Khi chúng ta học tất nhiên sẽ cảm thấy khổ sở, mệt mỏi hay chán nản nhưng khi học tập chăm chỉ chúng ta sẽ nhận được những kết quả học tập tốt nhờ sự chăm chỉ học tập của mình.

Nhưng cũng vì thế mà có rất nhiều không chịu lo học, lười biếng, không coi việc học ra gì, chỉ biết ăn chơi. Cũng có không ít một số người nghĩ rằng “mình chỉ học cho bố mẹ vui lòng”. Nhưng họ đâu biết rằng, học chính là học cho mình, học để sau này mình có một công việc tốt hơn. Thay vì ngồi trong văn phòng máy lạnh làm việc còn hơn là làm công nhân, trời thì năng ngóng cũng phải làm việc.

Để học tốt thì chúng ta nên xác định được rõ mục tiêu của việc học. Học là để cho bản thân mình, phát huy được khả năng của mình sẽ thành công và đạt được những ước mơ mà mình muốn. Phải xác định được mục tiêu học tập đúng đắn.

Hiện nay có nhiều không coi việc học là điều cần thiết. Học chỉ vì bằng cấp, vì thành tích, học không có khả năng làm, không biết chung sống, không biết khẳng định mình. Nguyên nhân dẫn đến là có học, có bằng cấp nhưng ứng xử thì vụng về, lối sống không văn hóa.

 

Hoc – Học nữa – Học mãi, học giúp chúng ta không bị lạc hậu, học để khẳng định mình, học để khẳng định sự thành công của bản thân. Là một học sinh thì em sẽ có cố gắng học tập thật chăm chỉ, học đúng cách, đúng với mục đích. Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình.

11 tháng 9 2023

giúp tui với mn ơi

 

 

 

 

 

 

24 tháng 12 2021

-Tố cáo xã hội phong kiến.

-Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước số phận của con người. 

-Đề cao vẻ đẹp con người: từ hình thức, tâm hồn đến phẩm chất; tài năng và khát vọng chân chính