K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2018

" Trường Sơn chí lớn ông cha "

câu trên là hoán dụ .

chúc bạn học tốt !

29 tháng 5 2018

" Trường Sơn chí lớn ông cha "

sử dụng phép : So Sánh 

2 tháng 8 2021

D

2 tháng 8 2021

 

Câu 15. "Trường Sơn: chí lớn ông cha/Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào" Phép so sánh trong câu thơ trên thuộc loại so sánh nào?

A. So sánh người với người

B. So sánh vật với vật

C. So sánh vật với người

D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng

 

20 tháng 12 2022

B , ẩn dụ nha      

20 tháng 12 2022

chọn B. ẩn dụ "chở nặng chuyến đò gian nan"

1)So sánh:

    Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

 

2)Nhân hóa:

Cây bàng trường tôi như muốn dang đôi tany của nó ôm ấp những học sinh

 

3)Ẩn dụ:

Thấy trong lăng, một mặt trời rất tỏ

 

4)Hoán dụ:

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay?

26 tháng 3 2016

1. So sánh :

                            Bà như quả đã chín rồi

                 Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

2. Nhân hóa :

                 Chị tre chải tóc bờ ao.                

3. Ẩn dụ :

                             Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

                      Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

4. Hoán dụ :

                              Vì sao ? Trái đất nặng ân tình

                              Nhắc mãi tên người : Hồ Chí Minh

15 tháng 3 2021

Xin chào mọi người, tôi là bác bàng già. Tôi đã sống trên sân trường này đã ngót nghét năm chục năm trời, từ khi trường mới bắt đầu thành lập. Tôi và những người bạn cây của tôi là chị phượng vĩ, cô bằng lăng và chú lộc vừng đã chứng kiến biết bao thế hệ học sinh học tập và rèn luyện ở mái trường này, cùng sẻ chia với họ bao vui buồn, hờn giận ngây ngô của tuổi học trò, cùng lưu lại những kỉ niệm trong sáng không thể nào phai. Nhưng đối với tôi, kỉ niệm vui nhất có lẽ là vào giờ ra chơi mùa hè.

Ngày hè, nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng đến lạ, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Trong tán lá bàng xanh mướt của tôi, dàn đồng ca mùa hạ thỉnh thoảng lại cất lên bản giao hưởng để xua tan đi không gian tĩnh lặng.

Rồi tiếng trống trường bỗng chốc vang lên những tiếng “Tùng, tùng, tùng” mạnh mẽ báo hiệu giờ giải lao. Sân trường rộn rã hẳn lên. Tiếng cười nói, vui đùa rôm rả khiến không gian như khoác trên mình chiếc áo mới. Nhìn từ tầm mắt của tôi, sân trường rực rỡ sắc màu. Màu áo trắng tinh khiết học trò hòa lẫn với sắc đỏ khăn quàng Đội viên. Màu xanh ngọc cùng với màu tím ân tình trên những chiếc áo dài thiết tha của cô giáo.

Những cô, cậu học trò thân yêu của tôi tổ chức bao nhiêu là trò chơi lí thú và bổ ích. Phía nhà A của trường, các bạn chơi các môn thể thao như đá cầu, đánh cầu lông. Những quả cầu trắng muốt cứ bay lên rồi lại rơi xuống, trông thật thích mắt. Những đôi bàn chân, bàn tay khéo léo sử dụng những kĩ thuật điêu luyện để không làm cho quả cầu rơi xuống. Trông họ cứ như những nghệ sĩ tung hứng thực thụ vậy.

Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, các chàng trai đang chơi đá bóng. Dù mồ hôi đã ướt đẫm lưng, nhưng các cầu thủ vẫn chơi rất hăng say, nhiệt tình. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt. Xung quanh là các cổ động viên đang cổ vũ nồng nhiệt. Mỗi lần trái bóng vào lướt là lại một lần tiếng hô vui sướng giòn giã vang lên.

Vui nhất phải kể đến nhóm chơi kéo co. Mỗi đội gồm 5 người. Ai cũng cố gắng hết mình để đem chiến thắng về cho đội. Hai bên giằng co rất lâu, chiếc khăn đỏ cứ nghiêng về phía đội này thì lại bị đội kia kéo ngược trở lại. Những tiếng hô “Cố lên!” vang lên không ngớt nhưng cả hai đội vẫn bất phân thắng bại.

Giữa sân trường, có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình.

A! Đây rồi, những cô bạn gái thân thiết nhất của tôi. Giờ ra chơi nào, họ cũng ngồi dưới gốc cây đọc sách, trò chuyện rôm rả. Khi thì họ kể cho tôi nghe những câu chuyện lí thú, có lúc tôi lại trở thành điểm tựa, một người bạn đồng hành để chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Nhiều lúc họ còn nhổ cỏ quang bồn cây của tôi để những nhánh cỏ dại không còn cơ hội để phá phách, gây họa. Thỉnh thoảng, cô gió khẽ thổi những làn gió mát rượi để hong khô những giọt mồ hôi nóng hổi trên má ai.

Giờ ra chơi trôi qua nhanh chóng. Chẳng mấy chốc tiếng trống trường lại vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Vậy là lại một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò. Các cô, cậu học sinh yêu quý của tôi ơi, hãy học hành chăm chỉ nhé để có thể bước đến cánh cửa của thành công. Mai này dù có đi đâu xa, hãy nhớ mãi về những kỉ niệm học trò, nhớ về những giờ ra chơi bổ ích đã gắn kết tình bạn chúng ta.

2 tháng 4 2018

Các phép so sánh có điểm đặc biệt sau: 

  Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.

Từ so sánh và vế so sánh được đảo lên trước vế A.


 

2 tháng 8 2021

Tham khảo:

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in (so sánh) những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to

2 tháng 8 2021

Tham khảo nha em:

Đối với văn bản " Buổi học cuối cùng" nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất đó là thấy giáo Ha-men. Thấy giáo trong buổi học cuối cùng hiện lên trong ánh mắt của tất cả với bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Thầy Ha-men hôm nay rất dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.  Thầy coi tiếng Pháp như vũ khí, như chìa khóa của chốn lao tù. Ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy Ha- men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm". Thấy được người thầy luôn yêu tiếng mẹ đẻ, dành hết tâm huyết cho những học sinh của mình. Người thầy chính là người truyền những năng lượng tích cực và tư tưởng cho những bạn đọc.

Câu chứa phép hoán dụ+ so sánh: In đậm nghiêng

29 tháng 3 2018

dài thế 

mik chịu 

bn tự làm đi !!! 

nếu nó ngắn hơn thì mik  sẽ giúp ~~~

Cảm ơn vì đã góp ý nhưng mình thi xong lâu rùi bạn ơi