K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2018

+) Gọi H là giao của AB và OM
MA; MB là tiếp tuyến của (O) => MA = MB => tam giác MAB cân tại M
mặt khác, MO là p/g góc AMB nên đồng thời là đường cao
=> OM vuông góc với AB hay OH vuông góc với AH
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OAM có: OA2
 = OH.OM 
=> OH = OA2
/ OM = 9/5 = 1,8 cm
=> MH = OM - OH = 5 - 1,8 = 3,2 cm
+) Áp dụng ĐL Pi - ta go trong tam giác vuông OAH có: AH2
 = OA2
 - OH2
 = 9 - 1,82
 = 5,76 => AH = 2,4 cm
Tam giác AOB cân tại O có OH là đường cao nên đồng thời là đường trung tuyến
=> AB = 2.AH = 2.2,4 = 4,8 cm
Vậy SMAB = MH.AB /2 = 3,2.4,8/2 = 7,68 cm^2

29 tháng 4 2018

có gửi sai không vậy bạn

27 tháng 5 2018

giúp câu c

a) Xét tứ giác MAOB có

\(\widehat{OAM}\) và \(\widehat{OBM}\) là hai góc đối

\(\widehat{OAM}+\widehat{OBM}=180^0\left(90^0+90^0=180^0\right)\)

Do đó: MAOB là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)

Suy ra: M,A,O,B cùng thuộc một đường tròn(đpcm)

a: Xét tứ giác MAOB có \(\widehat{MAO}+\widehat{MBO}=180^0\)

nên MAOB là tứ giác nội tiếp

Xét (O) có

ΔADC nội tiếp

AC là đường kính

Do đó: ΔADC vuông tại D

Xét ΔCAM vuông tại A có AD là đường cao

nên \(AM^2=MB^2=MD\cdot MC\)

b: Xét (O) có

MA là tiếp tuyến

MB là tiếp tuyến

Do đó: MA=MB

hay M nằm trên đường trung trực của AB(1)

Ta có: OA=OB

nên O nằm trên đường trung trực của AB(2)

Từ (1) và (2) suy ra MO là đường trung trực của BA

hay MO⊥AB

Xét ΔMAO vuông tại A có AH là đường cao

nên \(MH\cdot MO=MA^2=MC\cdot MD\)

30 tháng 4 2023

Em với

30 tháng 4 2023

Làm giúp em phần a-b được thì c luôn ạ

a) Xét (O) có 

MA là tiếp tuyến có A là tiếp điểm(gt)

MB là tiếp tuyến có B là tiếp điểm(gt)

Do đó: MA=MB(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Ta có: OA=OB(=R)

nên O nằm trên đường trung trực của AB(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: MA=MB(cmt)

nên M nằm trên đường trung trực của AB(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra OM là đường trung trực của AB

hay OM\(\perp\)AB

Xét (O) có 

A\(\in\)(O)(gt)

D\(\in\)(O)(gt)

Do đó: OA=OD(=R)

mà A,O,D thẳng hàng(gt)

nên O là trung điểm của AD

Xét (O) có

O là trung điểm của AD(cmt)

O là tâm của đường tròn(O)(gt)

Do đó: AD là đường kính của (O)

Xét (O) có

ΔADB nội tiếp đường tròn(A,D,B\(\in\)(O))

AD là đường kính của (O)(cmt)

Do đó: ΔADB vuông tại B(Định lí)

hay DB\(\perp\)AB

Ta có: DB\(\perp\)AB(cmt)

OM\(\perp\)AB(cmt)

Do đó: MO//BD(Định lí 1 từ vuông góc tới song song)