K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2018

Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".

Không phải ngẫu nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?

Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tượng tưởng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.

Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm -90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa... Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, làm hại mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và các sản vật khác. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.

Không chỉ là yếu tố, thành phần chính trong hoàn cảnh sống của con người mà rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. Ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim... đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng - thiên nhiên hoang dã.

Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, hao., rồi các loại thuốc quý như sâm, tam thất rất có lợi cho sức khoẻ. Hay có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho sự sống, công nghiệp như rừng cao su.

Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt với đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.

Ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến sự sống con người, rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... Hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào.

Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng, rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiếm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được. Ta từng tự hào với cánh rừng U Minh rộng lớn, phong phủ nhưng chỉ vì thiếu ý thức, công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia, những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh. Tiếp theo đó là những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra nào hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất... làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là lấy đi tính mạng của không ít những ngưòi dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc? Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.

Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loài động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đưa vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.

Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.

Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi "phủ xanh đồi trọc".

Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục người sản xuất phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi rậm để hạt dễ tiếp xúc nảy mầm và xới đất tơi xung quanh gốc. Là học sinh, sinh viên chúng ta có thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.

Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi là hành tinh xanh. "Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có sạch đẹp mãi được không. Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi".


 

6 tháng 4 2018

Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".

Không phải ngẫu nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?

Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tượng tưởng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.

Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm -90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa... Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, làm hại mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và các sản vật khác. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.

Không chỉ là yếu tố, thành phần chính trong hoàn cảnh sống của con người mà rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. Ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim... đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng - thiên nhiên hoang dã.

Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, hao., rồi các loại thuốc quý như sâm, tam thất rất có lợi cho sức khoẻ. Hay có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho sự sống, công nghiệp như rừng cao su.

Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt với đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.

Ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến sự sống con người, rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... Hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào.

Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng, rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiếm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được. Ta từng tự hào với cánh rừng U Minh rộng lớn, phong phủ nhưng chỉ vì thiếu ý thức, công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia, những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh. Tiếp theo đó là những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra nào hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất... làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là lấy đi tính mạng của không ít những ngưòi dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc? Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.

Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loài động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đưa vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.

Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.

Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi "phủ xanh đồi trọc".

Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục người sản xuất phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi rậm để hạt dễ tiếp xúc nảy mầm và xới đất tơi xung quanh gốc. Là học sinh, sinh viên chúng ta có thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.

Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi là hành tinh xanh. "Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có sạch đẹp mãi được không. Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi".


NẾU THẤY HAY THÌ K CHO MK NHA MN!!!

CHÚC BN HC TỐT!!!

6 tháng 9 2016

+ Chủ trương củng cố đê điều; nghiêm cấm nạn phá rừng; và trồng thêm hàng triệu héc ta rừng của nước ta hiện nay là hoàn toàn đúng đắn. Nhằm mục đích ngàn chặn lũ lụt, bảo vệ môi trường sống.

+ Nạn lũ lụt hiện nay vẫn là một tai họa hàng đầu đáng sợ nhất trong bốn tai họa lớn: thủy, hỏa, đạo, tặc. Hàng năm ở nước ta trên cả ba miền Bắc Trung Nam liên tiếp hết cơn lũ này, đến cơn lũ khác, thiệt hại lên tới hàng trăm tỉ đồng. Bao nhiêu nhà cửa, tài sản, bao nhiêu tính mạng của con người bị thiệt hại. Vì vậy hơn lúc nào hết chúng ta phải gấp rút tìm nhiều biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn lũ lụt.

 

8 tháng 2 2017

cái vai trò của rừng với cuộc sống

30 tháng 8 2016

+rừng giúp ngăn lũ và giữ nguồn nước

+giúp con người tồn tại và sinh sống vân bằng sinh thái 

+cung cấp gỗ động vật ,...

1 tháng 9 2016

1/MB:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên.
- Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (tích cực và tiêu cực)
2/TB:
- Nêu vắn tắt khái niệm về môi trường 
- Chứng minh việc phá rừng là tổ hại rất lớn đối với đời sống của con người (mất nguồn lâm sản quý, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt... )
- Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng ko nhỏ tới con người và xã hội (không có nước sạch, không có khong khí trong lành, thực vật héo khô... )
- Liên hệ tới việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương
- Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại
3/KB:
- Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn
- Khuyến khích, vận động mọi người bảo vệ rừng, môi trường chính là bảo vệ bản thân mình.

7 tháng 5 2016

Những hậu quả của việc phá rừng :

_ Đất đai sạt lở, sói mòn.

_ Đồi trọc càng nhiều.

_ Lũ lụt, hạn hán có thể xảy ra vì không có sức rừng cản trở.

_ Lũ quét tấn công nhanh.

_ Ô nhiễm môi trường càng nhiều.

_ Thiếu hụt ô xi trong không khí.

_ Nếu tình trạng kéo dài dẫn đến Trái Đất tàn lụi, con người và sinh vật chết đi vì thiếu chất hữu cơ của cây.

...

7 tháng 5 2016

Việc phá rừng làm cho :

+ Khí hậu thay đổi ; lũ lụt ; hạn hán xảy ra thường xuyên 

+ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu

+ Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần , một số loài bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng .

16 tháng 8 2016

Gợi ý:Gỗ đau lắm(xưng hô ''tôi'' nha)

Vốn là cây gỗ quý sống lâu năm nhất mà giờ đây con người luôn tìm cách phá hoại

Nêu không có cây cối thì con người sẽ chết dần dần và luôn bị lũ lụt ập tới

Lời nhắn nhủi về cây xanh

Tôi có thể giúp mọi người làm thuốc rát nhìu thứ để chữa bênh

BN NI PHẢI NẾU ĐC CẢM XÚC CỦA CÂY ĐÓ(ÍT THÔI NHA KO LÀ XA VÀO VĂN BC RỒI)

16 tháng 11 2016
  1. xin lỗi tớ bó tay roilolang
11 tháng 7 2019

Việc củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và phát triển trồng rừng mới là chủ trương rất đúng đắn của Nhà nước. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến cho hàng năm nước ta xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Việc trồng rừng sẽ góp phần điều hòa nguồn nước, chống xói mòn đất và làm cho bầu không khí thêm trong lành hơn.

~ Hok tốt ~

14 tháng 7 2019

Trong những truyện thần thoại đã đọc, em rất thích truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bởi sự cuốn hút, hấp dẫn lạthường của nó. Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửigắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợicông lao dựng nước của các vua Hùng.Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng BắcBộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt: Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫnđến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằngnăm vẫn gây sự đánh trả. Thực tế là hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến mùa mưa bão là nước dâng to, nhưng chưa bao giờ làmngập nổi núi đồi. Cuối mùa lũ, nước rút đi, sông suối trở lại hiền hòa. Người xưa cho rằng đó là Thần Nướcđánh nhau với Thần Núi để giành lại Mị Nương ... Quả là trí tưởng tượng của họ vô cùng phong phú và baybổng. Truyện có hai nhân vật : Sơn Tinh - chúa tể của vùng non cao và Thủy Tinh - chúa tể của vùng nước thẳm.Cả hai đều có tài năng phi thường. Sơn Tinh vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phíatây, phía tây lập tức hiện ra những dãy núi đồi. Ngay trong truyện thách cưới, có lẽ ý nhà vua đã nghiêng vềphía Sơn Tinh. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chính hồng mao. Rồi trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánhchưng ... Tất cả đều là sản vật của đồng ruộng, núi rừng. Vì vậy, kẻ thắng cuộc tất nhiên phải là Sơn Tinh.Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương và đưa nàng về núi Tản Viên. Sơn Tinh thật xứng đôivới nàng công chúa xinh đẹp. Không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận. Chàng phô bày hết sức mạnh tàn bạo củamình trong cuộc giao tranh với Sơn Tinh. Gió bão rung chuyển cả đất trời. Mưa làm nước sông hồ dâng lêncuồn cuộn, ngập tràn đồng ruộng, mùa màng, cuốn phăng cây cối, nhà cửa, súc vật. Nước dâng lên sườnđồi, sườn núi làm trốc cây, lở đá Nhưng Sơn Tinh cũng trổ hết tài bốc đồi, dời núi, dựng thành ngăn nước.Nước dâng cao bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu. Suốt mấy tháng trời, cuộc tấn công của Thủy Tinh thậtlà dữ dội : giông bão, sấm chớp, mưa như trút nước, đồng ruộng hóa thành sông, sông thành biển cả. Ấy vậynhưng Sơn Tinh không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chống trả một cách quyết liệt và thắng lợi. Cuốicùng kiệt sức, Thủy Tinh phải rút lui. Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ. Nhưng Thủy Tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phụctrước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo, hoang đường về Sơn Tinh, Thủy Tinhvà khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa hai vị thần thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Cuộc giao tranh không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, năm nào cũng vậy. Nhưng kết cục thì không thayđổi : thần Núi chiến thắng thần Nước. Mị Nương vẫn sống hạnh phúc bên Sơn Tinh trên đỉnh Tản Viên caovòi vọi. Thủy Tinh không sao giành lại được nàng. Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật hoàn toàn tưởng tượng nhưng lại có ý nghĩa rất thực vì đã khái quátđược hiện tượng lũ lụt, đồng thời phản ánh những kì công trong sự nghiệp dựng nước của nhân dân ta dướitriều đại các vua Hùng. Tất cả những chi tiết kì ảo trên đều nhằm để giải thích hiện tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm củanhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là côngviệc đắp thành bằng đất của con người - khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những consông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sứcmạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt - một tai họa lớn của con người. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có giá trị nội dung và nghệ thuật rất đặc sắc. Thủy Tinh là hiện tượng mưa gió, bão lụt ghê gớm hằng năm đã được hình tượng hóa thành kẻ thù hungdữ, truyền kiếp của Sơn Tinh. Sơn Tinh là hiện thân của người dân Việt cổ cần cù đắp đê phòng chống lũ lụ, là ước mơ chiến thắng thiêntai của người xưa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiếncông của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũnglà kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy cho đến nay vẫn được tiếp tục phát huy mạnhmẽ. Ước mơ xưa giờ đây đã thành hiện thực. Những công trình thủy lợi lớn như hệ thống đê điều, mươngmáng, những hồ nước, đập nước điều hòa dòng chảy của sông Đà, sông Hồng đã thực sự chế ngự đượcsức tàn phá ghê gớm của nước lũ. Hạt lúa, củ khoai do bà con nông dân đổ mồ hôi làm ra đã được bảo vệ.Ngày nay, con cháu của Sơn Tinh đã và đang thực hiện ước mơ của tổ tiên ngày trước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nạn phá rừng, cháy rừng diễn ra rất nghiêm trọng trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái, môi trường của đất nước ta. Hiện tượng thiên tai lũlụt xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng, phần lớn nguyên nhân là do cháy rừng, phá rừng.Mất rừng, Sơn Tinh sẽ mất hết sức lực và phép lạ, làm sao chống chọi được với Thủy Tinh ?! Nhà nước ta hiện nay đang có chủ trương vận động nhân dân tích cực xây dựng, củng cố đê điều ; nghiêmcấm nạn phá rừng, đi đôi với việc trồng thêm hàng triệu hecta rừng phủ xanh đất trồng, đồi trọc. Đây là chủtrương đúng đắn và hợp lí, được mọi người đồng tình. Chẳng lẽ Sơn Tinh lại thua Thủy Tinh ? Chuyện xảy ra từ ngàn xưa nhưng vẫn là bài học thiết thực trongcuộc sống hôm nay, cháu con cần ghi nhớ.
 

21 tháng 1 2021

THAM KHẢO 

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.

Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.

Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.

Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Hiện nay nhiều cánh rừng còn bị phá đi để thực hiện mục đích canh tác, làm nương, làm rẫy… tất cả những hành động đó đều xuất phát từ việc, con người chưa ý thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, những cái nhìn khách quan, thiếu suy nghĩ có thể làm cho con người đưa ra những quyết định chưa đúng đắn, và nó để lại hậu quả vô cùng to lớn, phá rừng là một nhân tố làm cho trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính cũng tăng. Tất cả những điều đó làm suy thoái đi cuộc sống cũng như chất lượng sống của tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với tài nguyên của đất nước, cần gìn giữ và bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, chỉ có những điều đó mới giúp cho chúng ta sống tốt và chất lượng cuộc sống của mình cũng ngày càng được nâng cao, và tốt hơn.

Nhà nước cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ đối với tài nguyên của dân tộc, phải có nhiều chính sách để bảo vệ nguồn sống của mỗi quốc gia, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà nhà nước cần phải làm để bảo vệ cuộc sống của dân chúng.

Nhưng bên cạnh đó mỗi chúng ta cũng cần phải có những ý thức, và trách nhiệm gìn giữ lá phổi xanh của dân tộc, muốn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ căn cước của dân tộc thì điều tất yếu đó là biết bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu của dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống có rất nhiều người luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, họ luôn ra sức tuyên truyền và bảo vệ đến cùng nguồn tài nguyên đó, nhưng bên cạnh đó lại có những người không ý thức được vai trò và tầm ý nghĩa to lớn mà lá phổi xanh đem lại. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ và phát triển hơn nữa lá phổi xanh của đất nước.

Trước nguy cơ rừng bị tàn phá nghiêm trọng mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cánh rừng nguyên sinh, bởi nó là một yếu tố quan trọng để duy trì của cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, không khí sẽ bớt đi ô nhiễm bụi bẩn, con người được sống một cuộc sống trong lành và thân thiện nhất.

20 tháng 2 2021

cảm onn nhiều nha

vt nhiều z chắc mỏi tay lắm nhỉ

19 tháng 4 2018

-Bởi vì cây cối điều hòa lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng...... nhr hởn tốt đến khì hậu.

- Vì rừng có nhiều cây thải ra môi trường khí ô xi và hút co2 phục vụ việc hô hấp của đại đa số sinh vật trên Trái Đất.

- Trồng cây gây rừng để điều hòa khí hậu, điều hòa 2 khí ô xi và co2 trong không khí; giảm ô nhiễm môi trường; tránh thiên tai lũ lụt, sạt lở đất......

22 tháng 9 2019

   Truyền thuyết Việt Nam là bức tranh đẹp đẽ về đời sống, về trí tưởng tượng tài hoa của ông cha xưa. Trong kho tàng ấy có biết bao câu chuyện làm say đắm các thế hệ người nghe, người đọc và một trong những tác phẩm đó là truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. Tác phẩm là một thần thoại cổ đã được lịch sử hóa khi gắn với thời đại Hùng Vương và trở thành truyền thuyết trong thời đại các vua Hùng.

   Tác phẩm tập trung thể hiện hai nội dung chính: cuộc giao tranh của Sơn Tinh và Thủy Tinh để giải thích hiện tượng mưa bão hàng năm và sự việc Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh phản ánh khát vọng chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta.

   Câu chuyện được bắt đầu bằng việc vua Hùng kén rể cho người con gái yêu của mình là nàng Mị Nương. Trong vô vàn những người kiệt xuất, ưu tú thì Sơn Tinh và Thủy Tinh là hai chàng trai xuất sắc nhất. Sơn Tinh là thần núi Tản Viên, có nhiều phép lạ “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”, Thủy Tinh cũng không hề kém cạnh, chàng là chúa vùng nước thẳm cũng có những tài năng kì lạ “gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”. Quả thực tài năng hai người ngang tài ngang sức nhau, trước tình thế đó vua Hùng không biết lựa chọn ai, bèn đưa ra sính lễ: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”, ai mang đến sớm vua Hùng sẽ gả con gái yêu của mình cho người đó. Nhìn vào số đồ sính lễ này ta có thể dễ dàng nhận ra ưu thế đang nghiêng về chàng Sơn Tinh, và bất lợi đang nghiêng về phía chàng Thủy Tinh, đồ sính lễ đều thuộc địa phận cai quản của Sơn Tinh. Và kết quả Sơn Tinh mang sính lễ đến trước và rước được Mị Nương về.

   Thủy Tinh vô cùng giận dữ đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng quyết liệt. Thần nước “hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời” nước mỗi ngày một dâng cao nhằm đánh bại Sơn Tinh. Nhưng trước sự hung hãn của Thủy Tinh, Thần núi vẫn không hề nao núng, Sơn Tinh “bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Cuối cùng Thủy Tinh yếu thế đành phải rút lui. Cuộc giao tranh giữa hai vị thần không đơn thuần là cuộc giao tranh để đòi lại người đẹp (Mị Nương) mà nó còn phản ánh sức mạnh của dân tộc ta trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, bão lụt. Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh của thiên nhiên hung bạo, Sơn Tinh đại diện cho sức mạnh quật cường của dân tộc Việt. Trước những thiên tai bão lũ dân tộc ta không chịu lùi bước, luôn kiên cường chống đỡ. Đồng thời bằng trí tưởng tượng của mình, các tác giả dân gian còn dùng cuộc đấu tranh giữa hai vị thần về hiện tượng mưa bão, lũ lụt hàng năm.

   Tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm ta không thể không kể đến sự góp công của các yếu tố nghệ thuật. Trước hết là việc xây dựng cốt truyện với tình huống truyện gay cấn, sự kiện sinh động. Không chỉ vậy, xây dựng các nhân vật với tài năng phi thường, các yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn. Ngoài ra còn phải kể đến sự kết hợp hài hòa giữa các yêu tố tưởng tượng kì ảo với yếu tố hiện thực lịch sử. Tất cả các yếu tố đó đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm này.

   Sơn Tinh Thủy Tinh là một truyền thuyết lí thú trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Truyện vừa thể hiện cách giải thích của nhân dân ta về hiện tượng mưa bão hàng năm nhưng đồng thời cũng phản ánh sức mạnh, mơ ước chế ngự thiên tai, bảo vệ và xây dựng cuộc sống của nhân dân ta.

22 tháng 9 2019

bài làm :

Em nghĩ việc tích cực xây dựng,củng cố đê điều, phòng chống thiên tai, chộng nạn phá rừng, trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng là việc hết sức cần thiết. Chống đất sói mòn, phòng chống lũ lụt, thiên tai xảy ra ở đồng bẳng. Bảo vệ môi trường sống.

Học tốt nhé!