K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DỰA VÀO DÀN Ý DƯỚI ĐÂY HÃY VIẾT THÀNH BÀI VĂN KHOẢNG 30 DÒNGa. Mở bài:- Dẫn dắt, giới thiệu cuộc trò chuyện của mẹ con ốc sên.- Nêu vấn đề nghị luận: Hãy dựa vào chính mình.b. Thân bài :* Phân tích câu chuyện:- Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện.- Nêu ý nghĩa câu chuyện :+ Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may mắn được nương...
Đọc tiếp

DỰA VÀO DÀN Ý DƯỚI ĐÂY HÃY VIẾT THÀNH BÀI VĂN KHOẢNG 30 DÒNG

a. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu cuộc trò chuyện của mẹ con ốc sên.

- Nêu vấn đề nghị luận: Hãy dựa vào chính mình.

b. Thân bài :

* Phân tích câu chuyện:

- Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện :

+ Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ… Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về cái thời khắc may mắn đó của con người.

+ Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như thế. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Đó vừa là quy luật tất yếu vừa là một yêu cầu đối với con người trong cuộc sống.

* Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện :

– Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ cũng gắn mình với môi trường tự nhiên, xã hội. Và trong môi trường sinh tồn ấy, con người được cưu mang, che chở.

– Mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập, đơn nhất. Nó tồn tại, phát triển bằng chính sự nỗ lực nội sinh của mình. Đó chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và quan trong hơn cả.

– Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều phải gắn mình vào sự bảo đảm đó.

– Các cơ hội đảm bảo cho con người là như nhau, nhưng điều quan trọng là phải dựa vào chính mình. Đó là quy luật có tính tất yếu, vừa là một yêu cầu, là khát vọng tự thân, có ý nghĩa không chỉ đối với sự sinh tồn mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người chân chính.

– Chứng minh qua những câu chuyện, những con người trong cuộc sống

- Phê phán những con người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không nỗ lực, phấn đấu, sống bi quan…

* Bài học nhận thức và hành động:

- Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân. Dựa vào chính mình còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự cường, tự tôn cần thiết.

- Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất cho cuộc sống sinh tồn và đơm hoa kết trái. Con người phải biết kết hợp hài hòa giữa cá nhân và khách thể bên ngoài.

c. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa câu chuyện, liên hệ bản thân hoặc gợi mở cho người đọc tiếp tục suy nghĩ.

1
20 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Trong nhật ký của mình Đặng Thùy Trâm đã viết “Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đúng như vậy, mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, có hoàn cảnh sống riêng biệt, thế nhưng cho dù ra sao thì mỗi người chắc hẳn đều phải có những khó khăn, bất hạnh nghiệt ngã trong cuộc đời. Nó đòi hỏi con người phải vượt qua bằng chính đôi chân và sức mạnh của mình. Câu chuyện “ốc sên” đã đưa đến cho mỗi người triết lý đó một cách tự nhiên, giản dị và đời thường.

Từ xưa ông cha ta đã dạy con người qua các bài ca dao, tục ngữ, các bài ngụ ý, các câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Và những điều đó vẫn được người đời nay vận dụng để răn dạy chính con người.

Câu chuyện “ốc sên” là một ví dụ điển hình, mượn hình ảnh gần gũi của thiên nhiên, của sự sống được gợi qua câu chuyện của hai mẹ con nhà ốc sên, đã đem đến cho người đọc một bài học đầy ý nghĩa. Ốc sên con ganh tị, cảm thấy mình thiệt thòi trước bao sinh vật khác như sâu róm, giun đất… Thấy vậy! Ốc Sên mẹ đã lý giải cho con rằng, sâu róm khi thành bướm sẽ được bầu trời bảo vệ, giun đất sẽ được lòng đất che chở và chính vì chúng ta không được ai bảo vệ và cũng không cần ai bảo vệ, nên ốc sên đã có cái bành trên lưng. Qua một câu chuyện ngắn từ hình ảnh có thực trong thế giới tự nhiên, nó đã đem đến một vấn đề tư tưởng, mỗi con người phải bước đi trên đôi chân của chính mình, phải biết nỗ lực để vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, đến với bản thân ta. Đồng thời câu chuyện còn là lời nhắc nhở không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác quá nhiều. Con người chỉ thực sự trưởng thành khi bước bằng chính đôi chân của mình.

Con người sinh ra trên thế giới chính là một thành phần riêng biệt, có mục đích, ý nghĩ và con đường riêng khác nhau. Họ phải bước trên con đường họ chọn và dĩ nhiên con đường nào cũng đầy gian nan, thử thách. Nếu con người dũng cảm bước bằng đôi chân của mình, suy nghĩ bằng khối óc của mình, thì những khó khăn dần sẽ được thu hẹp. Chính vì vậy con đường về đích sẽ được rút ngắn hơn. Ngược lại, nếu cuộc sống là sự nhút nhát, sợ sệt không dám đối mặt với khó khăn, thử thách bằng chính sức mình, thì đó mãi mãi là sự phụ thuộc. Con người sinh ra ai ai cũng mong muốn hạnh phúc, thành công, thế nhưng để đạt được điều đó mà không có sự cố gắng vươn lên, thì mãi mãi đó chỉ là mong ước. Vượt qua khó khăn là điều tất yếu để mỗi người đạt được thứ mình cần. Không con đường nào là con đường trải hoa hồng, trái thảm đỏ, mà chỉ có những con đường khi về đích gót chân đã rỉ máu, do bị đinh cắm, gai đâm. Và con đường duy nhất đó mới là con đường dẫn đến hạnh phúc và thành công. Chỉ có những người dám bước đi trên con đường đó mới là con người của sự trưởng thành.

3 tháng 2 2021

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo Ba câu thơ cuối của bài thơ vừa thể hiện tình đồng chí của người lính trong chiến đấu vừa gợi lên hình ảnh người lính rấtđẹp, rất lãng mạn. Trong đêm sương muối rét buốt, những người lính phải đứng gác nơi rừng hoang. Trong thời tiết, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn như vậy, những người lính vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng "chờ giặc tới". Ôi, trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy, những người lính lại sát “ánh bên nhau, đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu, không quản ngại khó khăn gian khổ. Hình ảnh những người lính hiện lên rất chân thực, rất đẹp. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" vừa là hình ành tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đêm đứng gác về khuya, trăng xuống thấp, những người lính lại đeo súng trên vai nên ta có cảm giác như trăng treo nơi đầu súng. Nhưng cây súng cũng là biểu tượng cho lực lượng chiến đấu bảo vệ hoà bình, trăng là biểu tượng cùa hoà bình. Với hình ảnh "đầu súng trăng treo" là hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn, thể hiện hình ảnh của người lính cách mạng, và qua đó cũng chính là thể hiện tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong chiến đấu gian khổ.

6 tháng 12 2023

Một tác phẩm văn học có giá trị khi nó nói lên được tiếng nói của con người, ngợi ca và bảo vệ con người. Nam Cao từng nói: Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Phải chăng các nhà văn, nhà thơ luôn tạo ra những nét riêng biệt cho mình bằng việc xây dựng lên những hình tượng nhân vật độc đáo mang tâm tư của tác giả. Ông Hai chính là nỗi niềm của nhà văn Kim Lân gửi gắm. Đặc biệt những nỗi niềm ấy được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Kim Lân quê ở Bắc Ninh. Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, vừa làm vừa viết văn. Năm 1944 Kim Lân tham gia Hội văn hoá cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động phục vụ kháng chiến và hoạt động cách mạng. Ông có sở trường viết các truyện ngắn về nông thôn và người nông dân. Ông có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật, văn phong giản dị nhưng hấp dẫn, ngôn ngữ sống động, rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày mang đậm màu sắc nông thôn phong tục tập quán làng quê Bắc Bộ. Giáo sư Phong Lê nhận xét: Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường, một phận người tử tế. Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên cớ khiến Kim Lân kiên trì chủ trương viết ít.

Truyện ngắn Làng được Kim Lân sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, được đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Có thể nói linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ - lòng yêu làng, yêu nước - được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp.

Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức "cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. ông Lão lặng đi tưởng như không thở được". Từ tâm trạng vui mừng, ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự tuyệt vọng, đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy tới quá bất ngờ. Khi trấn tĩnh được tinh thần của mình, ông cố gắng tìm những lý do để chứng minh cái tin ấy là sai sự thật. Nhưng rồi những người xung quanh ông khiến ông một lần nữa rơi vào đau khổ. Câu khẳng định "vừa ở dưới ấy lên" của những người tản cư khiến ông không thể không tin. Niềm tự hào của ông về làng bao nhiêu thì bây giờ nó chỉ còn là đống đổ nát khi nghe cái tin động trời ấy.

Từ khi ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn câu chuyện đó xâm chiếm, nó trở thành một nỗi ám ảnh day dứt đối với ông lão tội nghiệp. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông chỉ biết "cúi gằm mặt mà đi". Về tới nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con của mình "nước mắt ông cứ dàn ra". Bao nhiêu niềm tự hào về quê hương sụp đổ. Ông cảm thấy bản thân như đang mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc và các con ông cũng mang tiếng sinh ra trong làng bán nước.

Suốt mấy hôm liền ông không dám ra ngoài, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. "Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy...". Ông lão nghèo khổ rơi vào sự bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai của gia đình ông. Ông không biết đi đâu, về đâu, về làng thì không được vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo tấy, phản bội kháng chiến, bán nước. Ở lại nơi ngụ cư lúc này cũng không được vì chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi ông. Ông không còn biết đi đâu vì tới đâu người ta nghe tiếng dân Chợ Dầu phản bội.

Tình yêu làng và yêu nước trong ông Hai luôn song hành cùng nhau. Nhưng đứng trước tình thế đặc biệt ấy, ông buộc phải lựa chọn. Sự lựa chọn đó chẳng hề dễ dàng. Chợ Dầu vốn đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời ông nhưng Cách mạng lại là nguồn ánh sáng cứu cả dân tộc ra khỏi lầm than, trong đó có cả gia đình ông.

Sau một hồi suy nghĩ, ông đã đưa đến một quyết định: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù". Điều đó chứng tỏ, dù tình yêu làng có thiết tha tới đâu nhưng không thể so sánh  được với tình yêu nước. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, khi được đưa vào tình thế bắt buộc lựa chọn, họ sẽ hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích dân tộc, lợi ích chung lên hàng đầu.

Đàn ông chính là những người cô đơn nhất, khi họ gặp phải những chuyện buồn rầu họ chẳng biết nương tựa vào ai để chia sẻ. Ông Hai cũng vậy, chẳng có ai có thể hiểu được nỗi lòng của ông lúc này, ông đành gửi gắm tâm sự với đứa con út. Ông bày tỏ tấm lòng sâu lặng với Làng Dầu, bày tỏ tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cụ Hồ. Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động, những suy nghĩ đối lập nhau cứ luôn quanh quẩn trong đầu ông, yêu quê, nhớ quê thật nhưng khi nghe tin quê hương theo giặc thì trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào cụ Hồ, tin tưởng vào cách mạng. Chính niềm tin ấy đã giúp ông vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy. Cuộc trò chuyện với con trai, nhưng thực chất là cuộc độc thoại nội tâm của ông Hai, ông đang tự an ủi mình, tự nhắc nhở mình luôn vững tin vào cách mạng.

 Nếu như lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao được xây dựng là hình ảnh điển hình cho người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám thì ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân lại đại diện cho hình ảnh người nông dân sau Cách mạng tháng Tám. Cái làng đối với người nông dân có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. Nó gắn bó mật thiết với họ từ lúc sinh ra tới khi nhắm mắt. Tình yêu quê hương được hình thành tự nhiên, ăn sâu vào tâm thức những người nông dân như ông Hai. Chính vì vậy có thể hiểu làng quan trọng như thế nào đối với ông Hai, xa quê chính là nỗi buồn nhất của họ, nhưng vì việc nước nên họ phải tạm xa quê. Tác phẩm cho ta thấy tài năng của Kim Lân qua cách tạo tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lý, diễn biến nội tâm tinh tế và phong phú, qua đó góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, Kim Lân đã làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước thiết tha, sâu lặng của nhân vật. Tình yêu làng gắn với tình yêu nước đây chính là điểm mới về tình yêu nước của người nông dân sau cách mạng.

 

Một tác phẩm văn học có giá trị khi nó nói lên được tiếng nói của con người, ngợi ca và bảo vệ con người. Nam Cao từng nói: Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Phải chăng các nhà văn, nhà thơ luôn tạo ra những nét riêng biệt cho mình bằng việc xây dựng lên những hình tượng nhân vật độc đáo mang tâm tư của tác giả. Ông Hai chính là nỗi niềm của nhà văn Kim Lân gửi gắm. Đặc biệt những nỗi niềm ấy được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Kim Lân quê ở Bắc Ninh. Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, vừa làm vừa viết văn. Năm 1944 Kim Lân tham gia Hội văn hoá cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động phục vụ kháng chiến và hoạt động cách mạng. Ông có sở trường viết các truyện ngắn về nông thôn và người nông dân. Ông có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật, văn phong giản dị nhưng hấp dẫn, ngôn ngữ sống động, rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày mang đậm màu sắc nông thôn phong tục tập quán làng quê Bắc Bộ. Giáo sư Phong Lê nhận xét: Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường, một phận người tử tế. Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên cớ khiến Kim Lân kiên trì chủ trương viết ít.

Truyện ngắn Làng được Kim Lân sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, được đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Có thể nói linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ - lòng yêu làng, yêu nước - được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp.

Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức "cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. ông Lão lặng đi tưởng như không thở được". Từ tâm trạng vui mừng, ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự tuyệt vọng, đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy tới quá bất ngờ. Khi trấn tĩnh được tinh thần của mình, ông cố gắng tìm những lý do để chứng minh cái tin ấy là sai sự thật. Nhưng rồi những người xung quanh ông khiến ông một lần nữa rơi vào đau khổ. Câu khẳng định "vừa ở dưới ấy lên" của những người tản cư khiến ông không thể không tin. Niềm tự hào của ông về làng bao nhiêu thì bây giờ nó chỉ còn là đống đổ nát khi nghe cái tin động trời ấy.

Từ khi ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn câu chuyện đó xâm chiếm, nó trở thành một nỗi ám ảnh day dứt đối với ông lão tội nghiệp. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông chỉ biết "cúi gằm mặt mà đi". Về tới nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con của mình "nước mắt ông cứ dàn ra". Bao nhiêu niềm tự hào về quê hương sụp đổ. Ông cảm thấy bản thân như đang mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc và các con ông cũng mang tiếng sinh ra trong làng bán nước.

Suốt mấy hôm liền ông không dám ra ngoài, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. "Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy...". Ông lão nghèo khổ rơi vào sự bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai của gia đình ông. Ông không biết đi đâu, về đâu, về làng thì không được vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo tấy, phản bội kháng chiến, bán nước. Ở lại nơi ngụ cư lúc này cũng không được vì chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi ông. Ông không còn biết đi đâu vì tới đâu người ta nghe tiếng dân Chợ Dầu phản bội.

Tình yêu làng và yêu nước trong ông Hai luôn song hành cùng nhau. Nhưng đứng trước tình thế đặc biệt ấy, ông buộc phải lựa chọn. Sự lựa chọn đó chẳng hề dễ dàng. Chợ Dầu vốn đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời ông nhưng Cách mạng lại là nguồn ánh sáng cứu cả dân tộc ra khỏi lầm than, trong đó có cả gia đình ông.

Sau một hồi suy nghĩ, ông đã đưa đến một quyết định: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù". Điều đó chứng tỏ, dù tình yêu làng có thiết tha tới đâu nhưng không thể so sánh  được với tình yêu nước. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, khi được đưa vào tình thế bắt buộc lựa chọn, họ sẽ hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích dân tộc, lợi ích chung lên hàng đầu.

Đàn ông chính là những người cô đơn nhất, khi họ gặp phải những chuyện buồn rầu họ chẳng biết nương tựa vào ai để chia sẻ. Ông Hai cũng vậy, chẳng có ai có thể hiểu được nỗi lòng của ông lúc này, ông đành gửi gắm tâm sự với đứa con út. Ông bày tỏ tấm lòng sâu lặng với Làng Dầu, bày tỏ tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cụ Hồ. Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động, những suy nghĩ đối lập nhau cứ luôn quanh quẩn trong đầu ông, yêu quê, nhớ quê thật nhưng khi nghe tin quê hương theo giặc thì trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào cụ Hồ, tin tưởng vào cách mạng. Chính niềm tin ấy đã giúp ông vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy. Cuộc trò chuyện với con trai, nhưng thực chất là cuộc độc thoại nội tâm của ông Hai, ông đang tự an ủi mình, tự nhắc nhở mình luôn vững tin vào cách mạng.

 Nếu như lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao được xây dựng là hình ảnh điển hình cho người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám thì ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân lại đại diện cho hình ảnh người nông dân sau Cách mạng tháng Tám. Cái làng đối với người nông dân có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. Nó gắn bó mật thiết với họ từ lúc sinh ra tới khi nhắm mắt. Tình yêu quê hương được hình thành tự nhiên, ăn sâu vào tâm thức những người nông dân như ông Hai. Chính vì vậy có thể hiểu làng quan trọng như thế nào đối với ông Hai, xa quê chính là nỗi buồn nhất của họ, nhưng vì việc nước nên họ phải tạm xa quê. Tác phẩm cho ta thấy tài năng của Kim Lân qua cách tạo tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lý, diễn biến nội tâm tinh tế và phong phú, qua đó góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, Kim Lân đã làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước thiết tha, sâu lặng của nhân vật. Tình yêu làng gắn với tình yêu nước đây chính là điểm mới về tình yêu nước của người nông dân sau cách mạng.

mong bạn tick cho mik.

22 tháng 11 2017

Đáp án cần chọn là: D