K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2018

Đất nước vào thời vua Lê- chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào tình cảnh khốn cùng, hỗn độn

    Vua chúa ăn chơi, hưởng lạc, sống cuộc sống xa hoa. Phủ chúa đầy những loại chim quý, thú lạ, cây cổ thụ… những Người đứng đầu triều đình, không chăm lo việc triều chính, bỏ mặc dân chúng. Bọn quan lại ỷ vào điều đó hành động, nhũng nhiễu. Đến cả những nhà giàu cũng không yên với chúng. Nhân dân khắp chốn làm than, đói khổ.

5 tháng 10 2017

- Mình có bài r nha bucminh

17 tháng 3 2018

Cảm nhận về tình trạng của đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh.

- Thời đại phong kiến Lê Trịnh là thời đại thối nát, mục ruỗng, quan lại không chăm lo cho dân chúng mà ra sức cướp bóc, hà hiếp dân chúng.

- Vua chúa bày ra những trò lố lăng, kịch cỡm, tốn kém để ăn chơi, tiệc tùng.

- Nhân dân không chỉ chịu đói khổ mà còn chịu ấm ức bởi bị ấm ức vì bị bóc lột, ăn cướp.

→ Triều đại thối nát, mục riễng dự báo tiền đồ, triều ấy sụp đổ là điều không tránh khỏi.

23 tháng 7 2017

Tác phẩm "Vũ trung tuỳ bút" (tuỳ bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút ký sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê - Trịnh, vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tuỳ bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến. "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là một trong những câu chuyện được kể lại trung thực giúp ta hiểu rõ về bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn chúa Trịnh được che đậy trong lớp vỏ vàng son hào nhoáng.
Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) là người nổi tiếng với biệt danh Chiêu Hổ, là người am hiểu văn hoá nếp sống của Thăng Long - Kẻ Chợ. Vốn dòng dõi quan lại đời Lê nên ông có điều kiện hiểu rõ những kẻ thuộc giới quý tộc kinh kỳ. Những điều nhà văn ghi lại tưởng như là sự ghi nhận một thời vô sự - bốn phương yên hưởng thái bình. Mỉa mai thay, thực trạng ấy lại là một bức tranh với sắc chói chang của mũ mão cân đai rỡ ràng đối lập với thực tại tinh thần tối sầm những cảm giác bất an trong đời sống dân lành. Thực trạng ấy từng được mô tả trong "Thượng kinh ký sự" của Hải Thượng Lãn Ông, "Tang thương ngẫu lục" của danh sĩ Nguyễn Aùn. Nhưng câu chuyện của Chiêu Hổ vẫn có sức hấp dẫn riêng .
Thời gian, khung cảnh câu chuyện được thuật lại rất tỉ mỉ. Trong bối cảnh trong nước vô sự, việc an hưởng thái bình, du ngoạn cảnh đẹp của một ông Chúa có lẽ chẳng có gì đáng nói. Việc ăn chơi của Chúa đáng nói ở chỗ "đình đài được làm liên tục". Hãy so sánh với những gì trong phủ Chúa được Hải Thượng Lãn Ông mô tả :"nơi nào cũng lâu đài, đình các, rèm châu cửa ngọc, áng nước mây loà, suốt cõi toàn hoa, hoa cỏ kỳ lạ, gío thoảng hương trời, thú đẹp chim quý, nhảy nhót bay hót, giữa đất bằng nhô lên một ngọn núi cao, cây to bóng mát, nhịp cầu sơn vẽ bắc qua lạch nước quanh co, lại có lan can làm toàn bằng đá màu ...". Ngoài cung cũng là cả một sự cầu kỳ xa xỉ như vậy. Chúa thưởng ngoạn cảnh đẹp kéo theo cả một đội quân tiền hô hậu ủng, với binh lính, nội thần, các quan hỗ tụng đại thần...Quang cảnh phô bày qua sự mô tả của tác giả khiến cho người đọc hình dung một sự sắp đặt nhằm làm đẹp lòng Chúa của đám nịnh thần mặt trắng, đồng thời hiện rõ tính chất phồn vinh giả tạo của cuộc sống kinh kỳ. Thức ngon sẵn bày, đàn hay sáo ngọt. Chỉ cần vài cảnh đã cho thấy sự xa hoa của tráng lệ xứng đáng với tiếng tăm của Trịnh Vương, quyền hành dưới mà trên cả hoàng đế.
Đằng sau những vẻ phô trương hào nhoáng đó là sự lố bịch hiện hình : bọn nội thần mặc quần áo đàn bà đứng bán hàng, cảnh đi chợ của các quan như trò chơi trẻ con cho thấy sự phồn vinh giả tạo. Nhằm thoả mãn nhu cầu ích kỷ của mình, bao nhiêu những trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì". Quyền lực, xa xỉ, ngang ngược, hống hách là những gì chúng ta có thể hình dung về ông Chúa nổi tiếng ăn chơi này.Tác giả đã bình bằng một điềm báo : "Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót vang khắp bốn bề hoặc nửa đêm ồn ào trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường". Câu văn miêu tả vẽ ra viễn cảnh u ám, đầy âm khí như kết đọng nỗi oán hờn của dân gian, chứa đựng ý nghĩa cảnh báo sự sụp đổ không thể tránh khỏi của một vương triều quái thai mục ruỗng.
"Thượng bất chính, hạ tắc loạn" (Trên không nghiêm, dưới sinh loạn) ! Quả thật những gì Phạm Đình Hổ diễn tả tiếp nối về hành động của bọn tay chân nhà Chúa đục nước béo cò, "nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm". Nhà dột từ nóc, bởi thế người đọc không nghi ngờ gì về bản chất thối nát của vương triều Lê - Trịnh. Tất yếu, những hành vi của chúng gây tác hại cho dân lành như thế nào : bị vu oan, hãm hại cửa nát nhà tan . Không phải là cách nói ví von mà Phạm Đình Hổ còn kể lại câu chuyện sinh động :"Hòn đá hoacë cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà huỷ tường để khiêng ra". Người giàu có của bỗng trở thành miếng mồi ngon cho bầy diều quạ hung dữ mượn danh Chúa đục khoét, hành hạ. Không những thế, người kể chuyện còn đưa ra bằng chứng ngay trong nhà mình như xác minh tính chân thực của câu chuyện kể : " Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xoá thơm lừng ; trước nhà trung đường, cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi cũng vì cớ ấy". Bản thân gia đình tác giả thuộc hàng quý tộc chốn cung đình, vậy mà còn trở thành nạn nhân của Chúa Trịnh. Ta chứng kiến cái đẹp bị huỷ hoại bởi lẽ không cái đẹp nào được phát triển tự nhiên dưới ách bạo quyền. Câu chuyện kết thúc ở đó, nhưng giá trị tố cáo đã thật đầy đủ, không cần nói thêm, viết thêm.
Một chuyện cũ viết lại qua lời kể chuyện, miêu tả sinh động của Phạm Đình Hổ đã giúp ta hình dung tất cả sự thối nát tàn bạo của triều đình vua Lê - Chúa Trịnh và hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ của nó. Khi những kẻ cầm quyền chỉ biết vun vén bản thân, bỏ mặc nhân dân, chắc chắn sẽ mất lòng lòng dân, lời ta thán của dân chúng sẽ biến thành sức mạnh khởi nghĩa lật nhào chế độ. Có lẽ, đó còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của Chiêu Hổ cho triều đại nhà Nguyễn đương thời. Ông đã vạch đúng bản chất chung của giai cấp phong kiến, qua những trang tuỳ bút đặc sắc.
"Vũ trung tuỳ bút"là tập ký hoạ về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu , giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh huỷ diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và bả phù hoa huỷ hoại nhân tính con người đến mức nào !

22 tháng 7 2017

'' Vũ trung tùy bút '' của Phạm Đình Hổ !?

13 tháng 6 2019

Chọn đáp án: D.

8 tháng 4 2021

"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là những nữ thanh niên xung phong quả cảm, gan góc nhưng mang một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương. Đó là hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất. Đó cũng là vẻ đẹp của anh thanh niên với lí tưởng sống cao đẹp vì nhân dân, vì đất nước. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

4 tháng 5 2021

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong, em đã có rát nhiều suy nghĩ về thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ.

Trước hết, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ luôn mang trong mình tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, gan dạ. Khi có chiến tranh, họ sẵn sàng ra đi, xung phong nhập ngũ để gia nhập vào cách mạng, lên tiền tuyến kháng chiến để giành lại độc lập cho dân tộc.cHơn hết, khi chiến đấu, họ không quản ngại vất vả, hi sinh mà luôn gắng sức mình, chinh chiến với kẻ thù. Đối đầu trực tiếp với ngọn lửa của Thần chết. Tất cả vì mục tiêu "Độc lập, tự do, hạnh phúc". Tiêu biểu như nhân vật Phương Định, Thao, Nho, các cô gái vốn được mệnh danh là "chân yếu tay mềm" nhưng khi thực hiện nhiệm vụ cao cả, các cô luôn vững vàng, kiên định như "kiềng ba chân". Khi những quả bom rơi xuống, không một giây phút nao núng, ngần ngại nào, các chị lập tức chạy ra để đo đạc, tiến hành gỡ mìn. Sự sống chỉ trong gang tấc.

Chưa dừng lại ở đó, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ còn mang trong mình một tâm hồn trong sáng, lãng mạn. Sau những giờ phút chiến đấu căng thẳng, vất vả, họ cũng có những giây phút nghỉ ngơ để có thêm sức khỏe, có thêm động lực để ngày mai chinh chiến. Những giây phút giải lao ấy tuy có phần thiếu thốn, có phần nguy hiểm vì không biết địch sẽ ập tới bất cứ lúc nào, những anh lính cùng cô gái thanh niên xung phong ấy vẫn yêu đời, vẫn hăng say rạo rực những bản nhạc thật hay, thật đẹp. Như Phương Định luôn thích nghe những bản nhạc ca dao mộng mơ, mang một vẻ đẹp lãng mạn. Hơn hết, có những chiến sĩ còn đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của những cánh hoa rực rỡ, của vầng trăng sáng dịu hiền soi tỏ bầu trời đêm, của những ngôi sao lấp lánh vừa tượng trưng cho sự hi vọng vừa giúp bầu trời đêm thêm lung linh, huyền ảo.

Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều thanh niên không ngừng học tập, sáng tạo để cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cạnh đó vẫn còn những kẻ chỉ biết ăn không ngồi rồi, ỷ lại vào cha mẹ. Là học sinh, em đã và đang không ngừng học hỏi, chăm chỉ để góp sức phát triển vị thế của nước nhà.

Thật vậy, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là tấm gương sáng, điển hình, là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam noi theo.

18 tháng 11 2021

Tham Khảo

Bài khá là dài nhé nên hãy dựa vào dàn ý để làm 1 bài hoàn chỉnh theo ý bạn nhé

 Pham Nhu Y   

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

II. Thân bài

1. Khái quát về nhân vật ông Hai:

- Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình

- Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.

2. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:

- Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

 

3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

- Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được

- Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc

- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường, đêm đó trằn trọc không ngủ dc.

- Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

- Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi

- Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gặt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

 

4. Niềm sung sướng và vui mừng khi biết làng không phải Việt gian:

- Ông đi từ đầu làng tới cuối làng để khoe tin làng mình không theo giặc, ông tìm gặp ông Thứ để thanh minh về làng mình, khoe cả việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê, bởi đó là minh chứng rõ nhất cho việc làng ông không phải Việt gian bán nước.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

- Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.

18 tháng 11 2021

Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông. Ông nói cho sướng miệng và để cho đỡ nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe không ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được "cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian ! Lúc đầu ông không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại "giọng ông như lạc hẳn": "Liệu có thật không hở bác. Khi có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh đóng cột ở làng ông "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi"..., thì ông Hai không thể nghe thêm được nữa. Ông đánh trống lảng rồi đi thẳng. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.