K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2017

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây… nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ” của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi nhỏ vào thùng rác… Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với màu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả của mình. Bàn ghế, bảng đen… cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn… Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, l ặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút… Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cả một thế giới bình yên. 

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn… 

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

 Chúc bạn có 1 bài văn tả về cô lao công thật hay . Còn bài văn này là tham khảo thôi nhé

Related image

10 tháng 12 2017

Bài làm

Ngày nào cũng vậy, mỗi khi mặt trời ngả bóng là phố phường em lại rộn lên tiếng chuông với âm thanh cao vút, và đó là tiếng chuông reo gọi mọi người ra đổ rác của chị Trần Thị Hương, chị lao công chăm chỉ làm việc ở nơi em sinh sống.

Chị Hương khoảng gần 30 tuổi. Trong trang phục màu xanh cũ kỹ của chị là một thân hình dong dỏng cao với mái tóc dài chớm eo, chị thường hay đội trên đầu chiếc nón có cái quai được thiết kế từ một tấm khăn dài và rộng, chiếc nón đó đã khiến cho khuôn mặt chị chỉ còn hiện ra đôi mắt hiền từ màu nâu đen. Giày bata là thứ mà chị lựa chọn để bao bọc cho đôi chân của mình, nó giúp cho nắng, gió hay những vật sắc nhọn dưới lòng đường không chạm vào chân chị được. Chị Hương đi tới đâu là chiếc xe màu xanh giống như hình một chiếc hộp lớn và cây chổi dài đi theo chị. Đó chính là những công cụ giúp chị làm sạch phố phường và giải quyết rác thải cho mọi nhà.

Hàng ngày, từ sáng sớm em đã thấy chị có mặt ở cuối phố, lúc đấy chị đã quét được cả một đoạn phố dài. Em nghe mẹ bảo, chị phải tỉnh giấc từ khi gà còn chưa gáy để làm công việc cao cả này. Việc thức dậy sớm sẽ giúp chị hoàn thành việc của mình từ khi phố phường còn chưa đông đúc, điều đó tránh gây cản trở giao thông và thuận tiện hơn cho quá trình chị làm việc. Chị Hương rất chăm chỉ và luôn mang dáng vẻ của một người hết lòng vì nghề, chị mải miết quét từ góc này sang góc khác mà không một phút nghỉ ngơi. Khi đường phố đã sạch sẽ, chị mới ngừng lại đôi phút để uống ngụm nước. Em thích nhất là những giây phút này, bởi khi ấy em được nhìn thấy nụ cười hiền từ của chị, nó ánh lên một niềm vui sướng khi vừa hoàn thành một công việc đầy ý nghĩa. Làn da trắng ngần bất chấp sự tác động của gió sương, bụi bặm càng khiến chị trông thật xinh đẹp, trái ngược hẳn với những gì mọi người thường nghĩ về một người lao công quanh năm phải gắn liền với rác thải.

Chiều tà, chị lại cùng người bạn của mình là chiếc xe hình hộp màu xanh rong ruổi khắp đầu ngõ cuối phố để thu gom
rác thải. Chị đi tới đâu là phố phường sạch sẽ tới đó. Từng bước chân chậm rãi, những bánh xe lăn đều đều, tiếng chuông lanh lảnh vang xa và một dáng người nho nhỏ, gầy gầy luôn khoác trên mình chiếc áo màu xanh sờn màu… tất cả đều trở nên hết sức thân thuộc đối với em nói riêng và những người dân sống ở khu phố nói chung.

Ngày ngày trôi đi, chị Hương vẫn miệt mài làm công việc cao cả đó như một người chiến bịnh đang cố gắng cống hiến sức mình để đem đến điều tốt đẹp cho nhân loại. Em luôn thầm cảm ơn chị cũng như tất cả những người công nhân vệ sinh dọn đường phố trên đất nước này, bởi nhờ có họ mà em và mọi người được sống trong một môi trường xanh – sạch – đẹp đúng nghĩa.

6 tháng 12 2017

Cô lao công trườngem năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi rồi .Tuy vậy nhưng cô vẫn khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc.Ngày ngày ,cô luôn đến trường sớm để dọn dẹp vệ sinh,quét lá cây rụng loẹt quẹt sân trường....Cô quét ,vệ sinh đến đâu sạch đến đấy,ko còn bụi bẩn như trước,.....Xong công việc với mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt phều phaònhưng cô vẫn vui vì đã làm sạch "ko khí" cho mọi người...Ai ai trong trường cũng quý mến cô.(Kick mk nha)

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

P/s tham khảo nha



 

Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.

24 tháng 2 2020

Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Cụ Phan Bội Châu đã giúp chúng ta rất nhiều về vật chất , của cải , giúp dân ta đỡ nghèo khó , dạy dân ta học chữ , ....

19 tháng 9 2018

han Bội Châu vốn tên là Phan Văn San (潘文珊).[1] Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2]Hai chữ "bội châu" (佩珠) trong tên của ông lấy từ câu: "城中蛾眉女珠佩何珊珊 [Thành trung nga mi nữ châu bội hà san san]."[3]

Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Tên gọi Sào Nam (巢南) được lấy từ câu "越鳥巢南枝 [Việt điểu sào nam chi nghĩa là Chim Việt làm tổ cành Nam]."[3] Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán (是漢), Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán vân vân.[4]

Thân thế

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội "Sĩ tử Cần Vương" (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).[5]

Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An [6].

Hoạt động Cách mạng

Lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện

Bài chính: Duy Tân hội

Phan Bội Châu (ngồi) và Cường Để (đứng) tại Nhật Bản

Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh[7], Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,...

Phan Bộ Châu đả kích việc thực dân Pháp cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam mà thay vào đó là lịch sử Pháp, nhằm dụng ý xóa bỏ những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Việt Nam, truyền bá văn hóa Pháp nhằm đồng hóa người Việt; đồng thời đào tạo ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Năm 1905, Phan Bội Châu chỉ trích nền giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa là "chỉ dạy người Việt viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp".

Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để- một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ.

Năm 1905, ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn (nghe lời Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử) để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Ōkuma Shigenobu (Bá tước Ôi Trọng Tín) và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị) khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước.

Tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8 năm 1905 tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nồng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động đó là:

  • Nhanh chóng đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để ra nước ngoài.
  • Lập các hội nông, hội buôn, hội học để tập hợp quần chúng và để có tài chánh cho hội.
  • Chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài[8].

Phát động phong trào Đông Du

Tượng đồng Phan Bội Châu tại công viên số 19 Lê Lợi, bên cầu Trường Tiền, TP Huế (trước đây, tượng được đặt trong khuôn viên nhà lưu niệm ông)

Bài chính: Phong trào Đông Du

Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Sau đó, phong trào Đông Du được hai ông phát động, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.

Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...

Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội[9].

Mất mát này chưa kịp khắc phục, thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳnhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Tiếp theo nữa là Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.

Trong "cuộc bút đàm đẫm lệ" giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu là lời cảnh báo không nên "cầu viện" Nhật để giành độc lập vì theo Lương Khải Siêu, "Mưu ấy sợ không tốt. Quân Nhật đã một lần vào nước, quyết không lý gì đuổi nó ra được". Và đến năm 1909, do thỏa thuận giữa Nhật và Pháp, các du học sinh Việt Nam đồng loạt bị trục xuất khỏi nước Nhật. Điều này giải thích tại sao trong các tự thuật, hồi ức viết về sau như Ngục trung thư, Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu đã không có chỗ nào nhắc đến tác phẩm Á tế Á ca, bài thơ từng hết lời ca ngợi Nhật Bản[10].

Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài.

Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.

Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc "Đại hội nghị" tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam [11], đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế.

Hoạt động ở Trung Quốc

Bài chi tiết: Việt Nam Quang phục Hội

Mặc dù thay đổi tôn chỉ, nhưng Phan Bội Châu vẫn duy trì Kỳ Ngoại hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang phục Hội, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước.

Căn nhà tranh là nơi ở của ông già Bến Ngự

Sau đó, Việt Nam Quang phục Hội cử một số hội viên về nước để trừ khử một vài viên chức Pháp và cộng sự đắc lực của họ, nhằm "đánh thức đồng bào", "kêu gọi hồn nước". Các cuộc bạo động bằng tạc đạn tuy xảy ra lẻ tẻ, nhưng vẫn khuấy động được dư luận trong và ngoài nước, làm nhà cầm quyền Pháp tăng cường khủng bố, khiến nhiều người bị bắt và bị giết. Bị kết tội chủ mưu, Phan Bội Châu và Cường Để bị thực dân Pháp cùng với Nam triều kết án tử hình vắng mặt.

Năm 1913, thực dân Pháp cử người đến Quảng Đông "mặc cả" với Tổng đốc Long Tế Quang yêu cầu bắt Phan Bội Châu và các yếu nhân của hội. Ngày 24 tháng 12 năm 1913, Phan Bội Châu bị bắt. Nhưng nhờ Nguyễn Thượng Hiền lúc bấy giờ đang ở Bắc Kinh vận động, nên Long Tế Quang không thể giao nộp ông cho Pháp, mà chỉ đưa giam vào nhà tù Quảng Đông, mãi đến tháng 2 năm 1917, ông mới được giải thoát[12].

Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Trung Quốc Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông định cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Đảng Quốc dân Việt Nam. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925.

Phan Bội Châu và phong trào cộng sản

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện trong lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Phan Bội Châu tại Hà Nội ngày 26/12/1997, đã cho biết trong nhà của Phan Bội Châu có treo ở giữa tấm ảnh của Lenin. Trước đó từ lâu khi còn ở Trung Quốc, Phan Bội Châu còn viết một cuốn tiểu sử Lenin.[13]

Trung tướng Phạm Hồng Cư, bạn thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ cộng tác với phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bà Đặng Bích Hà, đã kể lại thời kỳ thiếu niên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thăm "ông già Bến Ngự" đang bị Pháp giam lỏng tại Huế, trong nhà Phan Bội Châu treo ba bức ảnh: Thích-ca Mâu-ni, Tôn Trung Sơn, Lenin. Ba bức ảnh này nói lên phần nào quan điểm triết học và chính trị của ông.[14]

Trong hồi ký Ngôi nhà Bến Ngự và con đò sông Hương, nhà báo Tạ Quang Đạm (em giáo sư Tạ Quang Bửu), người đã sống chung với Phan Bội Châu một năm (để học chữ Hán và làm thư kýcho ông), sau khi Phan Bội Châu an trí tại căn nhà tranh đầu dốc Bến Ngự (Huế), đã kể lại rằng trên tường căn nhà tranh 3 gian - nơi ở và cũng là nơi ông dạy học - có treo nhiều tranh ảnh, trong đó ấn tượng nhất là bức chân dung Lenin được treo trang trọng trên bức tường mặt trước gần sát trần nhà. Có lẽ là một bức họa vẽ theo một bức tượng kiểu huy hiệu. Dưới chân dung có hai chữ Hán: Liệt Ninh (Lenin).[15]

Giáo sư sử Nguyễn Thế Anh, hiện sống tại Pháp cho biết, ông không tìm thấy bằng chứng rằng Phan Bội Châu có xu hướng ủng hộ phong trào cộng sản. Nhất là khi, theo ý ông, tờ báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng mà Phan Bội Châu có cộng tác đã lên án cách thức tiêu diệt trí thức của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh[16].

Giáo sư Nguyễn Đình Chú thì cho biết Phan Bội Châu đón nhận học thuyết Marx từ tư cách nhà văn hóa hơn là nhà chính trị. Phan Bội Châu vừa ca ngợi Marx, Lenin, vừa ca ngợi Khổng, Mạnh, Tôn Trung Sơn, Gandhi, Rousseau, Montesquieu. Phan Bội Châu từng viết quyển sách hơn 50 trang Xã hội chủ nghĩa trong thời gian 1928-1934 để giới thiệu chủ nghĩa Marx, giới thiệu nội dung chủ yếu của học thuyết Marxist như: thặng dư giá trị, giai cấp đấu tranh, lao động chuyên chính, kinh tế học, phương pháp xã hội cách mạng, tư bản luận. Phan Bội Châu đã kết luận: "Ở trong các nhà xã hội học, ông (Marx) thật đáng là một vị tiên sư, sở dĩ chúng ta nghiên cứu xã hội chủ nghĩa, chỉ cần nghiên cứu Mã Khắc Tư (Marx) chủ nghĩa là xong rồi". Phan Bội Châu còn viết "Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ" viết in trên Binh sự tạp chí, Hàng Châu, Trung Quốc năm 1921.[17]

Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc

Tại vùng Nghệ Tĩnh, người ta đã lưu truyền những câu sấm của Trạng Trình như sau: "Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh"' (Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân). Sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này được nhắc lại và bàn tán. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và chờ đợi. Trong một cuộc gặp giữa Phan Bội Châu (lúc này đã bị Pháp bắt và quản thúc) với Đào Duy Anh và nhà nho Trần Lê Hữu, ông Hữu có hỏi: "Thưa cụ Phan, "Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh" chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác"[18].

Bị Pháp bắt và an trí

Nơi an trí Ông già Bến Ngự vào những năm cuối đời

Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc[19] tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt [20]. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.

Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

Tưởng niệm và vinh danh

Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội, Hạ Long.

Tại Huế, khu di tích, tưởng niệm Phan Bội Châu tọa lạc trên con đường cùng tên (119 Phan Bội Châu, Thành phố Huế, Thừa Thiên - Huế). Lăng mộ cùng với mái nhà tranh nhỏ nơi cụ từng sống, cách nhau chỉ vài bước chân.

Đặc biệt bên cạnh lăng mộ cụ có sáu tấm bia mộ hai con chó được chính tay Phan Bội Châu dựng lên. Trong thời gian sống tại Huế, Phan Bội Châu có nuôi hai con chó đặt tên là Ky và Vá, khi nó mất Phan Bội Châu đã lập mộ cho chúng. Con Vá mất ngày 21 tháng 5 năm Giáp Tuất (1934) và con Ky vào năm Đinh Sửu (1936). Trong những sáng tác văn thơ ông cũng có bài viết về lòng trung thành và dành nhiều tình cảm cho hai con vật này. Tờ Trung kỳ tuần báo số 14, ngày 15 tháng 4 năm 1936, Phan Bội Châu có bài viết về con Vá với nghĩa dũng sâu sắc.[21]

2 tháng 6 2021

viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về công việc và hình ảnh của người lao động

https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-7/hay-phat-bieu-nhung-diem-chinh-cua-bai-y-nghia-van-chuong-faq675650.html

BẠN VÔ ĐÂY XEM NHA

2 tháng 6 2021

ai cơ chư.

22 tháng 3 2019

  Người ta vẫn thường nói cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của chúng ta. Tôi vẫn nhớ như in cô Nga - người mẹ hiền đầu tiên của tôi ở trường. Cô đã nắm tay tôi đi vào khung cửa lớp Một với bao niềm bỡ ngỡ.

      Cô thường thướt tha trong tà áo dài truyền thống bởi dáng người cô thanh mảnh. Mái tóc đen dài ngang lưng, thẳng mượt càng làm cô rạng rỡ và mang nét đặc trưng của người con gái đất Việt. Gương mặt trái xoan lúc nào cùng bừng sáng nhờ đôi mắt bồ câu đen láy. Đôi mắt ấy lấp lánh như hai vì sao đêm giữa thảm trời rộng lớn. Chiếc mũi cao dọc dừa thon thon ngay trên khóe miệng nhỏ nhắn. Mỗi khi cô cười, hàm răng trắng tinh như muối lại lộ ra. Chiếc răng khểnh lại càng làm nụ cười cô thêm phần rạng rỡ.

Ngày dạy tôi lớp Một, cô Nga mới hơn hai mươi tuổi, trẻ trung, xinh đẹp và tâm huyết với học sinh. Tôi nhớ nhất bàn tay búp măng thon dài của cô. Bàn tay ấy đã cầm bàn tay bé nhỏ của tôi tập viết những nét chữ đầu tiên. Mỗi ngày, cô đều cất giọng trầm ấm giảng bài miệt mài trên lớp. Nhờ giọng nói ấy cùng những lời động viên, những cô cậu sáu tuổi nghịch ngợm đã trở thành những học sinh lớp Một ngoan ngoãn.

      Tôi rất quý cô Nga. Dù không còn học ngôi trường ấy, tôi vẫn nhớ về cô như một người mẹ đặc biệt. Tôi ước mong khi lớn lên, mình cũng trở thành một cô giáo hiền từ, giỏi giang như cô.

19 tháng 1 2019

đang làm việc hay là kể vậy

19 tháng 1 2019
Tả một bác sĩ đang chăm sóc người bệnh

Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.

Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “Lương y như từ mẫu”.

Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.

2 tháng 5 2018

Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.

 

2 tháng 5 2018

Bác Hồ rất thông minh và tài giỏi Bác đã thà hi sinh còn hơn là làm nô lệ quyến định không mất nước căm thù giặc . Em rất phục Bác vì Bác mà đất nước giải phóng.

9 tháng 12 2021

Mỗi người từng bước từng bước chinh phục được con đường tri thức không chỉ bằng sự nỗ lực của chính mình mà trước hết là sự dìu dắt của những người thầy người cô. Cô Hạnh là một trong những người lái đò đã dạy dỗ và bảo ban em rất nhiều.

Ngày ngày được nhìn thấy cô trên bục giảng nên bóng hình cô đã in sâu vào tâm trí em. Cô năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng vẫn toát ra nét trẻ trung và rạng ngời. Chúng em hay đoán hồi thiếu nữ cô hẳn rất xinh đẹp. Ấn tượng đầu tiên của e khi gặp cô chính là sự duyên dáng, điềm tĩnh thể hiện từ hành động, cử chỉ, giọng nói. Cô có dáng người thanh mảnh, cân đối. Cô không quá cao, khi đi giày thì hình dáng trở nên hài hòa và vừa vặn. Nước da cô trắng hồng, tràn đầy sức sống. Mỗi khi đến trường, trang phục cô hay mặc nhất là áo dài. Đó là những chiếc áo dài chính cô đặt may, không quá cầu kỳ nhưng thanh lịch, tao nhã, tôn lên đường nét và vẻ đẹp của cô. Cô đi rất chậm rãi, khoan thai, không việc gì có thể làm cô vội vàng cả. Bởi vậy hình ảnh cô mặc áo dài với tà áo bay bay và bước đi trên sân trường là kí ức khó quên với mỗi học sinh của cô. Khuôn mặt cô hình trái xoan với hai gò má đầy đặn. Dù phải đeo kính nhưng cặp kính cũng không che được sự ấm áp, hiền từ trong đôi mắt cô.

Khi giảng bài cho học sinh, đôi mắt ấy tràn đầy nhiệt huyết, say sưa. Thỉnh thoảng cô nhìn về phía em như muốn hỏi em có hiểu bài không. Em thấy được khát khao muốn truyền đạt thật nhiều tri thức cho học trò trong đôi mắt ấy. Cô hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ, cùng với hàm răng đều tăm tắp. Nhưng mỗi khi cười cô lại để lộ vết chân chim trên khóe mắt. Mái tóc cô dài đến ngang lưng, đen nhánh, luôn được giữ thẳng và mượt mà. Cô thích mái tóc như thế vì đó là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt. Đôi bàn tay cô gầy, lộ rõ những đường gân. Nó còn có đôi phần thô ráp vì ngoài là một cô giáo, cô cũng là một người mẹ, người vợ và người con. Bàn tay ấy đã cầm phấn viết bảng mấy chục năm, đã động viên vỗ về mỗi khi chúng em buồn bã, yếu đuối hay mệt mỏi. Giọng cô lúc trầm lúc bổng theo nhịp điệu của bài giảng, đầy sức cuốn hút.

Cô dạy môn Ngữ Văn và là giáo viên chủ nhiệm nên ngoài những bài giảng bổ ích, cô còn là một người bạn, người mẹ, người đi trước truyền dạy cho chúng em những bài học cuộc sống.

9 tháng 12 2021

Cậu có thể tham khảo trên mạng nhé!