K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2020

"...Không nên có thái độ cư xử xa lánh kì thị với người bị nhiễm bệnh. Nếu như sợ có thể bị nhiễm bệnh thì ta nên tránh tiếp xúc với họ nhưng vẫn phải tôn trọng người bệnh. Ngoài những biện pháp trên ta cũng có thể giúp những người lớn tuổi, trẻ em, những người ít tiếp xúc với công nghệ thông tin hoặc những người hiểu sai về bệnh dịch này hiểu rõ hơn và giúp họ tìm cách phòng chống.

Mặt khác, nên phê phán tố cáo những người có hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi hay những người có hành vi tung tin nói sai sự thật khiến người dân hoang mang lo lắng.

Có thể nói đây là một trong những đại nạn của nhân loại, là khoảng thời gian con người lo sợ bất an nhất. Nhưng cũng là khoảng thời gian ta đồng lòng đoàn kết cùng nắm tay nhau để đẩy lùi đại dịch bệnh này...Hãy luôn vững tin vào một ngày mai tươi sáng cho những nạn nhân của bệnh dịch virus corona".

Cô Lưu Phương Hạnh, tổ trưởng Tổ Văn, Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An - người ra đề bài trên, cho biết: "Một trong những nhiệm vụ của môn văn là tuyên truyền, phản ánh đời sống xã hội. Tôi ra đề như trên vừa nhằm mục đích cho học sinh tự tìm hiểu về dịch bệnh nguy hiểm do corona gây ra, vừa tạo điều kiện cho các em rèn luyện văn phong và cách làm một bài văn nghị luận xã hội.

Rất may đề bài này đã được các giáo viên chủ nhiệm đồng tình, học sinh hứng thú. Mặc dù hạn chót nộp bài là ngày 9-2 nhưng em Quân là học sinh nộp bài sớm nhất cho tôi. Tôi khá bất ngờ khi thấy em không những hiểu biết rõ về dịch bệnh do corona gây ra mà còn có thái độ ứng xử rất đúng đắn, lạc quan trước dịch bệnh".

7 tháng 2 2020

ngừng hô hấp thì cho dù corona hay tokuda cũng méo nhiễm được

3 tháng 8 2020

Câu 10: Tinh thần chống dịch bệnh Corona của nước Việt Nam ta (Viết bài
văn NLXH).

Chưa bao giờ như bây giờ hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu… không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế. Ngoài sự kiện bóng đá, sự kiện Ngô Bảo Châu... thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự gắn bó, sự đồng lòng đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái, về sự đùm bọc che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Nam, chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nối mãnh liệt ấy lạ lùng thay không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn. Những dòng người dài dằng dặc hối hả ra sân bay chờ đợi giây phút được chen chân lên máy bay trở về tổ quốc. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi đặt chân xuống đất mẹ thiêng liêng: yên tâm rồi, an toàn rồi... Dẫu còn mệt mỏi sau chuyến bay dài, dẫu phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ ở sân bay, dẫu phải cách ly 14 ngày mới được về nhà nhưng cảm giác bình yên, được bảo vệ đó là điều hạnh phúc lớn nhất mà mọi người tìm kiếm trong hành trình trở về quê hương lúc này. Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiểm nguy để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống giặc bệnh COVID-19: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn nước uống… Các chủ doanh nghiệp sẵn sàng cho mượn khách sạn mới khai trương chưa được vài tháng để làm khu vực cách ly. Các nghệ sĩ cùng xuống tay chung sức chống dịch. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều thể hiện thiện tâm vì cộng đồng trước dịch bệnh. Học sinh cũng vào cuộc chế tạo nước khử trùng, tỉnh thành nào cũng có những người tự nguyện phát khẩu trang miễn phí. Trên mạng xã hội người người chia sẻ cho nhau về cách chống dịch có hiệu quả. Và dường như ai cũng trở nên thật dễ thương trong việc nghiêm túc thực hiện chỉ thị "ai ở đâu ngồi yên ở đấy". Không giúp được gì thì ít nhất cũng không nên làm phiền ai, không nên để nhà nước phải bận tâm về mình. Giữ cho mình được an bình cũng là cách thể hiện tinh thần vì cộng đồng trong lúc này. Sẽ còn rất nhiều những chuyến bay của kiều bào về nước. Cách ly với một số lượng lớn như thế sẽ có những khó khăn. Mỗi người chịu khó một tí hãy hiểu ai cũng đang cố gắng hết mình. Con số bị nhiễm Covid-19 sẽ tăng hơn nữa , không chỉ một trăm có thể vài trăm cũng chẳng sao. Đừng hoảng loạn, đừng lo lắng thái quá. Tất cả vẫn đang trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Hãy đoàn kết yêu thương, hãy tỉnh táo trước những tin thất thiệt, hãy bình tĩnh để xử lí tình huống. Không ai bỏ rơi các bạn. Chưa bao giờ như bây giờ chúng ta đang tạo ra một khối thống nhất đang cùng nhau hoà trong cái TA rộng lớn của toàn dân tộc để làm nên SỨC MẠNH VIỆT NAM, TINH THẦN VIỆT NAM.

Chúc bạn học tốtyeu

3 tháng 6 2021

Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch. Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn. Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh. Cùng với việc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gửi quà tặng, nước uống, thực phẩm tặng y sĩ, bác sĩ ở các tâm điểm cứu người. Trên tuyến đầu chống dịch, các thầy thuốc cảm thấy ấm lòng, tự tin và quyết tâm hơn khi thấy bà con gửi gắm niềm tin và sự quý trọng đối với mình.