K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2021

Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.

 

Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tị nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.

Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.

Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước. một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.

 

29 tháng 9 2022

Từ thành phố Biên Hòa theo quốc lộ 1A đi ngược về phía bắc khỏang 15km, du khách sẽ đến địa phận xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nhìn bề ngoài nơi đây chẳng có vẻ trù phú như những vùng đất khác, những lại ẩn giấu trong mình một thiên nhiên khá xinh đẹp.

 

Thác Giang Điền đã có từ rất lâu, cái tên Giang Điền gắn liền với tên của đơn vị hành chính địa phương là xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trước đây, Giang Điền là khu khai thác đá tự do của người dân địa phương, xung quanh dòng thác là những mảnh đất hoang hoá, lồi lõm, lau, sậy mọc um tùm, hoang sơ bao phủ cả một khu vực rộng lớn, quanh năm nắng bụi mưa lầy. 

 

Dòng thác Giang Điền bắt nguồn từ Cẩm Mỹ, Long Thành. Từ những dòng suối nhỏ chảy quanh co nối vào thành sông Buông rồi tiếp tục đổ ra sông Đồng Nai. Giang Điền, cái tên nghe sao thân thương lại nằm giữa vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, phải làm gì đó cho Giang Điền? Với những ý tưởng đầy sự lãng mạn và sáng tạo, buổi sơ khai hai vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng quyết định dùng số tiền đã tích góp từ nhiều năm để đầu tư xây dựng thác Giang Điền thành một Khu du lịch sinh thái, nơi con người hòa mình cùng thiên nhiên. Đầu năm 2003 sau khi được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền, Công ty bắt tay vào việc khai khẩn với diện tích ban đầu 67,5 hecta đất hoang hóa. Vừa khai khẩn xây dựng, vừa bảo dưỡng bởi Giang Điền có một thác nước nguyên vẹn, tự nhiên, một phong cảnh thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ hiếm hoi chỉ cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 48km. Ngày tháng trôi qua, Khu du lịch đã dần hình thành. Những con đường lát đá mang dáng dấp của đấu trường La Mã, những kỳ hoa dị thảo khắp mọi miền đất nước đã được hội tụ về đây đua nhau khoe sắc. Biến vùng đất hoang vắng mưa lầy nắng bụi ngày xưa thành một Khu du dịch sinh thái an lành màu mỡ và sống động. Ngọn thác Giang Điền trở nên hùng vĩ hơn, lộng lẫy hơn bên cạnh một thảm thực vật phong phú, đa dạng cùng với những dịch vụ được sắp xếp khéo léo. Tất cả tạo nên một sự hài hòa tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người.

 

Ngày 29/01/2006 (nhằm ngày mùng một Tết Bính Tuất 2006) Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền chính thức mở cửa đón du khách, từ đó đến nay Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Trong suốt quá trình hoạt động, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền từng bước không ngừng hoàn thiện các loại hình dịch vụ phù hợp với không gian xanh, mang đậm nét sinh thái và không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

 

  Giang Điền có được như ngày hôm nay không chỉ là nỗ lực và ước mơ của Ban Tổng Giám Đốc (đặc biệt là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Kỳ Phùng), các Cổ đông hay toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần du lịch Giang Điền, mà còn là sự động viên, hỗ trợ, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã dành cho Giang Điền một tình cảm ấm áp và sự hài lòng, tạo niềm vui và ủng hộ của Du khách.

   Trong thời gian sắp tới, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền tiếp tục mở rộng Khu du lịch trên 118,42 hecta, xây dựng thêm những công trình vui chơi giải trí, khu resort nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, sân golf, khu đô thị sinh thái,… và nhiều công trình kiến trúc khác, cũng như không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ để đáp lại tình cảm, sự quan tâm và tín nhiệm của các đồng nghiệp, của nhân dân ta tư khắp mọi miền.

14 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/Mênh mông bát ngát/Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng/Bát ngát mênh mông/Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ “ni, bên” là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân “Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh “phất phơ” vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.

14 tháng 2 2022

Tham khảo :

Bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/Mênh mông bát ngát/Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng/Bát ngát mênh mông/Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ "ni, bên" là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân "Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai". Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.

16 tháng 12 2021

Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, nụ cười đẹp như hoa như ngọc, mái tóc dày mượt như mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng sánh với những gì đẹp đẽ nhất trong thiên nhiên, đến trăng – hoa – tuyết – ngọc cũng phải thua, phải nhường. So với em gái, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà hơn và tài sắc vẹn toàn. Đôi mắt Thúy Kiều so sánh với làn nước mùa thu trong sáng, long lanh; vẻ đẹp của đôi lông mày như nét núi yểu điệu mùa xuân; và nhấn mạnh đó là một vẻ đẹp khiến những loài cây hoa đẹp của phải tị nạnh, hờn ghen, một vẻ đẹp khiến nghiêng nước nghiêng thành. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.

20 tháng 12 2022

tham khảo 

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào?

(Ví dụ: Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

còn biện pháp tu từ thì lấy so sánh VD : những bông lúa chín như ánh nắng ban mai 
20 tháng 12 2022

THAM KHẢO 

Quê hương hai tiếng gọi vốn thiêng liêng mà sâu sắc luôn in đậm vào trong tâm trí người dân chúng ta. Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Còn gì tuyệt vời hơn khi được tận hưởng ngắm nhìn cảnh đẹp trên quê hương thanh bình yên ả?

Ở mỗi vùng miền thì cảnh thiên nhiên quê hương lại mang những nét đẹp khác nhau, nhưng cảnh đẹp quê hương tôi lại đẹp như một bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp,là chốn nghỉ ngơi yên bình,thơ mộng. Quê hương là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nên tự bao giờ cảnh vật trên quê hương đã trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức của tôi. Mỗi lần nhớ về quê thì những cảnh vật ấy lại luôn hiện ra trong tôi với những cảm xúc khác nhau gắn với những tuổi thơ yêu dấu. Dòng sông quê tôi hiền hòa thơ mộng, dài ngoằn ngoèo như một con trăn khổng lồ đang ôm ấp xóm làng. Nước sông trong vắt như một chiếc gương khổng lồ in hình cả bầu trời trong xanh cao vời vợi. Hai bên bờ sông là những cây cổ thụ tỏa bóng mát. Nơi đây cũng là hóng mát của các bà các mẹ đang ngồi trò chuyện tâm sự. Trên cành cây những chú chim chuyền từ cành này sang cành khác, ca hát líu lo tạo nên những bản giao hưởng tuyệt vời nghe thật vui tai.Không biết tự bao giờ dòng sông cũng là nơi để hò hẹn tâm sự của những đôi nam nữ. Rồi những buổi chiều dòng sông lại là nơi đông đúc nhất. Những cô cậu học trò tinh nghịch ra sông tắm mát, nước sông hiền hòa như đang dang tay ôm ấp tôi vào lòng, rồi cũng có lúc chúng tôi lại cùng nhau ngồi bên bờ sông câu cá hay gấp những thuyền bằng lá tre thả trôi trên sông…

Nhắc đến mỗi vùng quê nông thôn thì hẳn mỗi chúng ta đều biết đến những cánh đồng lúa. Nhìn từ xa, cánh đồng trải dài tít tắp nối đuôi nhau không dứt. Mỗi khi có làn gió thoảng qua thì cánh đồng lại nhấp nhô như một dải lụa mềm mại. Ở mỗi thời kì khác nhau thì cánh đồng lúa lại mang vẻ đẹp khác nhau. Những cây lúa mỏng manh bắt đầu cong cong về một hướng khi mang trên mình những người bạn mới. Những hạt lúa xanh xanh lớn dần lên trong sự kết tinh của bùn đất, của nắng, của gió và công lao chăm sóc của bàn tay con người. Khi lúa bắt đầu ngả vàng thì những bông lúa cong cong như lưỡi liềm nặng trĩu hạt như đang chờ bàn tay thu hoạch của con người. Hoạt động sinh hoạt của người đan mới thực sự đông vui và tấp nập nhất là khi đến vụ mùa. Những tiếng cắt lúa xoèn xoèn, những tiếng máy nổ tuốt lúa rồi cùng hương thơm của mùi rơm mới phơi đầy trên con đường hòa quyện vào nhau. Cánh đồng lúa cũng đi vào thơ ca một cách tự nhiên:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

Xa xa còn là hình ảnh của những chú bé mục đồng đang vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, lại có những nhóm trẻ đang thả diều sáo vi vu nghe thật vui tai. Trên những mảnh ruộng đã gặt xong là hình ảnh những đàn cò trắng đang sà xuống kiếm ăn. Dường như lúc này cả các bác nông dân và những chú cò đang đang chăm chỉ làm việc.

Cánh đồng, dòng sông,.. nó mang một nét đẹp bình dị, mộc mạc. Thật tự hào khi quê hương tôi luôn chứa đựng những vẻ đẹp tuyệt vời này. Đến với quê hương tôi, ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của quê hương các bạn sẽ ngỡ như đang lạc về miền cổ tích yêu thương.

19 tháng 8 2021

“Xuân xuân ơi xuân đến rồi,
Cánh én bay về cho tim mình nao nức.
Xuân xuân ơi xuân đến rồi,
Những đóa mai vàng chào mừng xuân sang”.

Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, tình yêu. Mùa xuân cũng là mùa khởi đầu của một năm, mùa mà vạn vật được khoác lên mình một bộ cánh mới, những chiếc áo đẫm sắc tươi vui. Lòng người và cỏ cây bừng tỉnh đón chào khí xuân. Khu vườn ngày xuân cũng mang một màu như thế, tươi mới và tràn trề nhựa sống.

Vườn bước vào xuân như cô gái trẻ bước vào độ tuổi đôi mươi, vừa ngại ngùng, e ấp lại vừa tự tin, kiêu hãnh. Cả khu vườn thấm đẫm hơi xuân, cây cối thi nhau đâm chồi, mỗi chồi non là một lộc may mắn. Cây bàng già mới ngày nào còn một mình trơ trọi giữa ngày đông nay như ra những chồi non trắng hồng, hai ba lá. Cây đào trước sân ra hoa cả một khoảng trời như chiếc ô đỏ hồng giữa bầu trời cao xanh. Những cánh đào mềm mại, chúm chím, mỉm cười trong gió xuân. Một vài cánh vô tình bị gió cuốn đi bay bay trong khoảng không rồi lặng lẽ đáp xuống mặt đất. Hàng râm bụt trước nhà cũng tươi tốt, lá xanh bóng, những bông hoa nở to, đỏ rực, xoè ra khoe sắc rực rỡ. Hương hoa dịu dàng, hấp dẫn, cuốn hút mấy chú bướm nhỏ bay dập dờn. Cạnh đó là hai chậu hoa xinh xắn, những bông hoa nở trong trời xuân đẹp mê hồn như những nàng công chúa xinh đẹp và kiều diễm. Khoác lên mình màu vàng tươi trên những chiếc lá xanh biếc, nhỏ nhỏ, xinh xinh. Mùa xuân là mùa của những cơn mưa bụi bay lất phất. Cây cối say sưa uống những giọt mưa xuân, vừa háo hức ,vừa chờ đợi. Những hạt mưa còn đọng trên phiến lá long lanh như những hạt pha lê thủy tinh. Những chùm hoa nhãn trắng xoá toả hương dịu nhẹ, hoa lê điểm sắc trắng tinh khôi, thanh khiết mang vẻ đẹp bình yên và đầy ấm áp. Mấy chú ong say sưa hút những mật hoa, thưởng thức thứ gia vị ngọt ngào mà thiên nhiên ban tặng. Mấy chị chuồn chuồn đang nghỉ ngơi trên hàng rào cạnh ao cá ngắm nghía mình qua làn nước trong xanh. Những chậu hoa ti gôn, hoa đồng hồ, hoa lan cũng tranh thủ khoe vẻ đẹp của mình, mỗi loài hoa, mỗi sắc hương. Hương bưởi đầu mùa thơm dìu dịu, nhẹ nhàng, thư thái. Mấy luống cải, ngò, xà lách,…. xanh mướt, tốt tươi. Mùa xuân đến cây cối dường như xanh hơn, đẹp hơn, đằm thắm hơn, khu vườn như được hồi sinh sau những ngày đông lạnh giá. Làn cỏ non xanh mướt dưới chân như chiếc thảm mượt mà, bầu trời trên cao trong xanh vời vợi, tiếng chim hót líu lo trên cành như hát khúc ca hân hoan chào mùa xuân thắng lợi. Cây cối khẽ đung đưa trò chuyện như đang chúc nhau câu may mắn đầu năm. Ngày nghỉ, em lại tự thưởng cho mình giây phút thư thái bên khu vườn, đọc sách và ngắm cảnh thiên nhiên, chụp những khoảnh khắc đẹp lưu giữ làm kỉ niệm.

Ngắm nhìn khu vườn trong tiết trời xuân, em lại càng thêm yêu nó, thêm trân trọng và yêu quý thiên nhiên quanh mình. Cả khu vườn như một bức tranh mùa xuân đầy yên bình và khoáng đạt, đầy mới mẻ, tinh khôi, níu giữ bước chân con người. Khu vườn gieo bao nhiêu niềm hy vọng, bao nhiêu mơ ước cho một năm đầy thịnh vượng, phước lộc.

Chúc bạn học tốt !

19 tháng 8 2021

10 cau thoi ma ?

 

 

9 tháng 5 2021

Nhà em có một khu vườn rất đẹp. Khu vườn có hình vuông, với diện tích khoảng 15m2. Ở đó, mẹ em chia ra thành nhiều ô nhỏ. Mỗi ô lại trồng các loại rau khác nhau. Nào rau ngò, nào hành lá, nào cải thìa… Vậy nên, vườn rau nhà em gần như chẳng thiếu rau gì. một bên khu vườn, bố trồng hàng hoa hồng có màu đỏ rực. Mỗi khi hoa nở, làm cả khu vườn sáng rực và nhộn nhịp hơn bởi những nàng ong chàng bướm ghé thăm. Hằng ngày, em thường giúp mẹ tưới nước cho vườn rau. Mỗi khi ngắm nhìn tấm thảm xanh mướt ấy, em lại thêm tự hào và yêu quý khu vườn nhà em.

9 tháng 5 2021

Buổi sáng, em bước ra vườn nhà, thật mát rượu và diệu kì. Những hạt sương còn mãi lãng vãng chơi trên những cành hoa.dưới hàng sương,xanh mát những hàng cây Ban đầu, cảnh vật như thơ mộng bởi một lớp sương dày đặc như một tấm màn bao trùm cả không gian. Bỗng một tiếng kêu vang, thì ra đó là tiếng gọi mặt trời cũng anh gà trống và mấy chú chim sẻ non cũng thật chịu khó, dậy sớm đi tập bay.Đàn gà theo mẹ ra vườn kiếm ăn, từng tiếng kêu cục cục.....hòa chung với tiếng loa phát thanh sau nhà sao mà như 1 bản hòa tấu vậy. Vườn là một nơi không thể thiếu trong nhà của em. Buổi sáng bắt đầu cũng từ đó và khi chiều tà, kết thúc cũng từ đây.

16 tháng 12 2021

Tham khảo

Sầu riêng là một trong những loại cây được trồng nhiều ở miền Nam. Đây được coi là một trong những loại trái cây đặc sản giàu giá trị dinh dưỡng.

Sầu riêng có thân cây khá nhỏ, thẳng ở phần gốc lên đến gần quá nửa thì phân nhánh. Mỗi cành cao tầm hơn 10 mét, nhánh cây toả rộng mang nhiều lá. Lá sầu riêng to, thuôn dài, mang màu xanh đậm, chồi non mơn mởn màng màu xanh non. Lá mọc sum suê, um tùm trên cành được bác nông dân tỉa cắt tạo thành những gốc cây tuyệt đẹp hình chóp tựa cây thông ngày Noel. Hoa sầu riêng mọc thành từng chùm lớn, nằm sát thân cây, hoa có màu trắng ngà tinh khôi tuyệt đẹp. Hoa có nhiều nhị với hương đưa thoang thoảng, dịu nhẹ. Hoa kết thành từng chùm quả trĩu cành, quả có gai nhọn như quả mít, nhưng sắc hơn. Cuống sầu riêng dài có màu nâu bám chặt vào thân cành. Những chùm sầu riêng lủng lẳng quả trên cành thật hấp dẫn. Ruột sầu riêng được chia thành từng múi, mỗi quả thường bốn năm múi, có màu vàng đậm. Sầu riêng có hương thơm đặc trưng, ngào ngạt và vị ngon béo ngậy.

Sầu riêng được chế biến thành nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho đời sống như làm sinh tố, làm mứt, bánh pía,... Em rất thích ăn loại quả này, đặc biệt là mỗi dịp vào miền Nam, gia đình em luôn được các cô bác biếu sầu riêng về làm quà.

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận...
Đọc tiếp

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.

0