K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2018

- Sự thành lập

Trước sự thay đổi của phong trào công nhân các nước và đòi hỏi cấp thiết về sự thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu gồm nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tê thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của C.Mác.

- Hoạt động

     + Thời gian tồn tại của Quốc tế thứ nhất từ 9/1864 đến 7/1876, Quốc thế thứ nhất là tiến hành 5 đại hội.

     + Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu thông qua các kì đại hội, nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng; tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòingyà làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân

     + Quốc tế thứ nhất còn có nhiều đóng góp cụ thể trong phong trào công nhân, cụ thể là kêu gọi ủng hộ của những người lao động Pa-ri năm 1871.

12 tháng 4 2017

Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân càng thêm đông đảo và tập trung tới mức độ khá cao, đặc biệt ở những trung tâm công nghiệp. Ách áp bức, bóc lột đối với công nhân cũng tăng thêm. Do đó. những cuộc đấu tranh mới của công dân châu Âu không ngừng diễn ra, song vẫn còn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng.
Tình hình trên đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước. Ngày 28 — 9— 1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đón có đại biểu công nhân nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (thường được gọi là Quốc tế thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của Mác.

13 tháng 4 2017

1. Hoàn cảnh ra đời

- Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.

- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân.

- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, , chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản,thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.

- Ngày 28 - 9 - 1864 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.

- Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C.Mác.

- Ngày 28 - 9 - 1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội. (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội) Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất: Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.

11 tháng 4 2017

Đáp án: B

9 tháng 7 2017

* Hoàn cảnh ra đời:

   - Giữa tế kỉ XIX, đội ngũ công nhân phát triển thêm đông đảo và mức độ tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột vô sản.

   - Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng.

  - Trong thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước làm cho kết quả còn hạn chế. Tình hình đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế các nước.

   - Ngày 28 – 9 – 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân – Đôn với sự tham gia của Mác.

* Hoạt động của Quốc tế thứ nhất:

   - Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kì đại hội, nhằm truyền bá học thuyết của Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

   - Dưới ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất, công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào cuộc đấu tranh chính trị. Các tổ chức của công nhân như công đoàn ra đời, hội tương tế được thành lập ở nhiều nơi. Quốc tế có nhiều đóng góp cụ thể giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt là kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động Pa-ri (1871).

* Vai trò:

   - Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.

   - Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.

   - Đấu tranh kiên quyết chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ Quốc tế.

7 tháng 3 2018

Chọn B

15 tháng 1 2019

- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mỹ và Đức vượt qua.

- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa

- Trong công nghiệp: quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.

- Trong nông nghiệp: Anh lâm vào khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực

12 tháng 4 2017
Kinh tế Chính trị

Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hoá chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới. Ngành dệt các nước ưa chuộng thuốc nhuộm có anilin của Đức vừa đẹp vừa rẻ thay cho thuốc nhuộm từ thực vật của Anh, Pháp.
Nền công nghiệp Đức sở dĩ có được bước nhảy vọt như thế là do có một số thuận lợi. Một là thống nhất được thị trường dân tộc ; hai là nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá ; Đức lại giàu về sắt do chiếm được hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp ; ba là nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp ; bốn là do công nghiệp hóa muộn nên Đức có thể sử dụng thành tựu kĩ thuật của những nước đi trước ; năm là nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh - 49%, Pháp - 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.

Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 đến năm 1901, số dân thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 75% tổng số điện lực trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận được có 7% thôi, số cácten tăng lên nhanh chóng : năm 1905 có 385, đến năm 1911 có khoảng 550-600.
Những tổ chức độc quyền này gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính. Ngành ngân hàng cũng tập trung cao độ.
Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ. Bên cạnh việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân hoá học, áp dụng kĩ thuật mới...), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hoá sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho quý tộc, địa chủ hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.

Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao (tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội...). Quyền lập pháp trong tay hai viện : Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn : Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức thường là Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Hội đồng Liên bang là Thủ tướng của Liên bang và trong 58 ghế của Hội đồng, Phổ chiếm 17 ghế.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng.
Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh. Pháp. Do vậy, đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
12 tháng 4 2017

Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hoá chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới. Ngành dệt các nước ưa chuộng thuốc nhuộm có anilin của Đức vừa đẹp vừa rẻ thay cho thuốc nhuộm từ thực vật của Anh, Pháp.
Nền công nghiệp Đức sở dĩ có được bước nhảy vọt như thế là do có một số thuận lợi. Một là thống nhất được thị trường dân tộc ; hai là nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá ; Đức lại giàu về sắt do chiếm được hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp ; ba là nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp ; bốn là do công nghiệp hóa muộn nên Đức có thể sử dụng thành tựu kĩ thuật của những nước đi trước ; năm là nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh - 49%, Pháp - 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.

Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 đến năm 1901, số dân thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 75% tổng số điện lực trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận được có 7% thôi, số cácten tăng lên nhanh chóng : năm 1905 có 385, đến năm 1911 có khoảng 550-600.
Những tổ chức độc quyền này gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính. Ngành ngân hàng cũng tập trung cao độ.
Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ. Bên cạnh việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân hoá học, áp dụng kĩ thuật mới...), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hoá sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho quý tộc, địa chủ hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.
b) Tình hình chính trị
Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao (tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội...). Quyền lập pháp trong tay hai viện : Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn : Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức thường là Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Hội đồng Liên bang là Thủ tướng của Liên bang và trong 58 ghế của Hội đồng, Phổ chiếm 17 ghế.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng.
Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh. Pháp. Do vậy, đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.



24 tháng 3 2016

a. Nội dung, đặc điểm của lãnh địa phong kiến.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc. Nông nô trong lãnh địa nhận ruộng để cày cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, đóng đồ đạc, rèn luyện vũ khí cho lãnh chúa. Lãnh chúa và nông nô về cơ bản không phải mua bán, trao đổi với bên ngoài.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập: lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính; có quân đội, chế độ thuế khóa, tiền tệ riêng... Mỗi lãnh địa còn như một pháp đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ....

- Trong lãnh địa thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp, trao đổi buôn bán chỉ là thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động tranh lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ...

- Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

* Nguyên nhân người nông nô lại đứng lên đấu tranh chống lại lãnh chúa.

Đời sống của nông nô cực khổ: bị lãnh chúa bóc lột tô thuế nặng nề, lại bị lãnh chúa đánh đập tàn nhẫn.

b. Vai trò của các cuộc phát kiến địa lí vào các thế kỉ XV-XVI vào sự giao lưu quốc tế.

- Đem lại hiểu biết mới về Trài đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau.

- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.

- Tuy nhiên phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phát triển của nước ta.

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, trong các thế kỉ XVI-XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến với Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển. Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị ở nước ta.

- Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến truyền đạo ở nước ta, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây, hình thành nên chữ quốc ngữ.

- Các nước tư bản phương Tây, tiêu biểu là Pháp bắt đầu nhòm ngó và âm mưu xâm lược nước ta.

6 tháng 2 2018

a. Nội dung, đặc điểm của lãnh địa phong kiến.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc. Nông nô trong lãnh địa nhận ruộng để cày cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, đóng đồ đạc, rèn luyện vũ khí cho lãnh chúa. Lãnh chúa và nông nô về cơ bản không phải mua bán, trao đổi với bên ngoài.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập: lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính; có quân đội, chế độ thuế khóa, tiền tệ riêng... Mỗi lãnh địa còn như một pháp đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ....

- Trong lãnh địa thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp, trao đổi buôn bán chỉ là thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động tranh lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ...

- Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

* Nguyên nhân người nông nô lại đứng lên đấu tranh chống lại lãnh chúa.

Đời sống của nông nô cực khổ: bị lãnh chúa bóc lột tô thuế nặng nề, lại bị lãnh chúa đánh đập tàn nhẫn.

b. Vai trò của các cuộc phát kiến địa lí vào các thế kỉ XV-XVI vào sự giao lưu quốc tế.

- Đem lại hiểu biết mới về Trài đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau.

- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.

- Tuy nhiên phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phát triển của nước ta.

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, trong các thế kỉ XVI-XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến với Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển. Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị ở nước ta.

- Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến truyền đạo ở nước ta, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây, hình thành nên chữ quốc ngữ.

- Các nước tư bản phương Tây, tiêu biểu là Pháp bắt đầu nhòm ngó và âm mưu xâm lược nước ta.

11 tháng 3 2022

bạn tham khảo:

 

Lĩnh vựcThành tựu
Văn học

- Văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như “ Nam quốc Sơn Hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bạch Đằng giang phú”, “Bình Ngô đại cáo”...

- Văn thơ chữ Nôm xuất hiện: Quốc âm thi tập, Hồng Đức thi tập

- Văn học dân gian tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu.

Nghệ thuật

- Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, chương Quy Điền,...

- Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành điển hình nghệ thuật xây thành.

- Tháp Chăm được xây dựng nhiều và mang phong cách đặc sắc.

- Nhiều tác phẩm điêu khắc mang hoa văn, họa tiết độc đáo

- Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời và ngày càng phát triển.

- Âm nhạc phát triển có nhiều nhạc cụ như cơm sáo, tiêu, đàn cầm, cồng chiêng...

- Múa được tổ chức vào các ngày lễ, ngày mùa.

25 tháng 8 2018

Đáp án: B