K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2023

Tham khảo

-Từ năm 1885 - 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. - Từ năm 1888 - 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt. + Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương: - Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

 

23 tháng 2 2016

Câu 1: Pháp xâm lược VN để mở rộng lãnh thổ, biến VN thành bàn đạp để đánh chiến Cam-pu-chia và vì VN là nơi có vị trí chiến lược tốt, khoáng sản, tài nguyên phong phú đa dạng.

Câu 2: 

*Hoàn cảnh: Khi cuộc phản công chống Pháp thất bại,Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở ( Quảng Trị). 13-07-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra ''Chiếu Cần Vương'', kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Phong trào yêu nước chống giặc đã dâng lên sôi nổi,kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần vương,

*Diễn biến:

   _ Từ năm 1885-1888, Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.

   _ Từ năm 1888-1896, Phong trao qui tụ những trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Kì và Bắc Trung Kì.

Câu 3: Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt (Hiệp ước Hác-măng) năm 1883:

Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đât Nam Kì thược Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm các quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( Kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp . Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

*Đúng thì tick cho mình nha* 

 

22 tháng 2 2016

câu 1:vì pháp muốn mở rộng lãnh thổ

câu 2:cần vuông để cai quản đất nước

câu 3:?

30 tháng 3 2022

Tham khảo

1. 

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

- Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

 

2 tháng 4 2021

Ý 1:

 

Hoàn cảnh:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

Ý 2:

 - Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.



 

30 tháng 3 2022

Tham khảo

1. 

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

- Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

30 tháng 3 2022

mk biết nhưng mà nó dài lắm ngại viết

mà trong sgk lịch sử 8 cx có mà bn mở r xem nhé

 

18 tháng 10 2017

- Năm 1898, tại Sơn Đông nổ ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân đã mở rộng cuộc đấu tranh với Trực Lệ, Sơn Tây và cả Bắc Kinh.

- Lúc đầu, nhà Thanh hợp tác với Nghĩa Hòa Đoàn chống đế quốc. Sau vì thấy liên quân 8 nước hợp lực đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh quay sang cấu kết với đế quốc chống lại quân khởi nghĩa.

- Tháng 8-1900, phong trào bị dập tắt.

21 tháng 4 2023

Phong trào cần Vương là một phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống lại sự thôn tính của thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Dưới đây là những nét chính về nguyên nhân, diễn biến và kết quả của phong trào này:

Nguyên nhân: Phong trào cần Vương bắt nguồn từ sự bất bình của nhân dân Việt Nam với chính sách thôn tính của thực dân Pháp. Thực dân Pháp đã xâm lược và chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ của Việt Nam, áp đặt chính sách thuế nặng, tịch thu đất đai và bóc lột tài nguyên của đất nước.

Diễn biến: Phong trào cần Vương được khởi xướng bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo, như là Đức Chí Tôn và Phan Đình Phùng. Các nhà lãnh đạo này đã tập hợp được một lực lượng đông đảo của nhân dân Việt Nam, bao gồm các quan lại, nhà nông, thương gia và lính cũ để khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp. Lực lượng của phong trào cần Vương đã chiến đấu và giành chiến thắng trên nhiều chiến trường, nhưng cuối cùng đã bị đánh bại bởi quân đội Pháp.

Kết quả: Phong trào cần Vương đã chứng tỏ sự kháng cự dũng cảm của nhân dân Việt Nam chống lại sự thôn tính của thực dân Pháp. Tuy nhiên, phong trào này đã không đạt được mục tiêu của mình và đã bị đàn áp bởi quân đội Pháp. Sau đó, Việt Nam đã trở thành một thuộc địa của Pháp và phải chịu sự thôn tính và bóc lột trong nhiều năm. Tuy nhiên, phong trào cần Vương đã làm nổi bật tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam, góp phần thúc đẩy các phong trào kháng chiến sau này chống lại thực dân Pháp và các thế lực xâm lược khác.

22 tháng 3 2021
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ

- Pháp xây dựng bộ máy cai trị, đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí.

- Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu, khởi nghia nông dân nổ ra khắp nơi.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất ( 1873)

- Cuối năm 1872, thực dân Pháp sai lái buôn Đuy-puy gây rối ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết việc này, Gác-no-ê chỉ huy 20 vạn quân Pháp kéo ra Bắc.

- 20/11/1873, Quân Pháp đánh thành Hà Nội. Quân ta do Nguyễn Tri Phương chỉ huy cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Đến trưa thành mất, Nguyễn Tri Phương bị thương, và mất.

- Pháp nhanh chóng chiếm được một số tỉnh Bắc kỳ.

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ ( 1873 – 1874)

- Nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến: quấy rối địch, đánh địch, kháng cự Pháp,…

- 21/12/1873, lợi dụng tình hình địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã phản công Pháp, đánh ra Cầu Giấy. Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi hang hái đánh giặc.

- Giữa lúc đó, triều đình Hiế lại kí hiệp ước Giáp Tuất ( 15/3/1874). Theo đó Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp.

4. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874, ngày 3/7/1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàn Diệu nộp thành không điều kiện.

- Không đợi trả lời, quân Pháp nổ sung tấn công. Quân ta chống cự quyết liệt nhưng đến trưa thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.

- Sau khi chiếm thành Hà Nội, quân Pháp tỏa đi chiếm Hà Nội, quân Pháp tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.

5.Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến

- Ở Hà Nội: nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Hàng nghìn người, gương giáo chỉnh tề tụ tập tại đình Quảng Văn chuẩn bị kéo vào thành nhưng chưa kịp đi thfi thành mất. Cuộc chiến đấu diễn ra trong long địch sau đó diễn ra vô cùng quả cảm. Nhân dân Hà Nội phối hợp với nhân dân các vùng xung quanh đào hào, đắp lũy, lập các đọi dân dũng.

- Tại các địa phương: Nhân dân đắp đập, cắm kè trên song làm hầm chông, cạm bẫy,… chống Pháp. Khi Ri-vi-e đánh Nam Định, quân ta từ Sơn Tây và Bắc Ninh kéo về áp sát thành Hà Nội, ngày đêm tập kích, phục kích, đốt phá kho tàng doanh trại của địch. Ri-vi-e phải trở về Hà Nội đối phó.

- Chiến thắng Cầu Giấy năm 1883: Ngày 19/5/1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy, lọt vào trận địa phục kích của quân ta. Quân Cờ đen phối hợp với quân Hoàng Tá Viên, đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết trong đó có Ri-vi-e.

⇒ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương thuyết. Tuy nhiên sau khi có thêm viện binh, nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục, thực dân Pháp tấn công thẳng vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.

6. hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ

- Chiều ngày 18/8/1883, hạm đọi Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đàu ở cửa Thuận An. Triều đình hoảng hốt xin đình chiến và kí hiệp ước Hác-măng vào ngày 25/8/1883.

- Nội dung:

Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kỳ thuộc pháp, ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh sát nhập vào Bắc Kỳ, buộc triều đình được cai quản vùng đất Trung Kỳ nhưng mọi việc phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh phía Bắc Kỳ thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

- Việc ký hiệp ước 1883 càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

- Nhiều sĩ phu văn thân là quan lại triều đình phản đối lệnh bãi binh như Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Hoàng Văn Hòe, Lã Xuân Oai, Nguyễn Quang Bích.

- Thực dân Pháp tổ chức các cuộc tấn công nhằm tiêu diệt các trung tâm đề kháng còn sót lại ở Bắc Kỳ. Đồng thời Pháp – Thanh thỏa thuận với nhau và quân Thanh rút khỏi Bắc Kỳ.

- Sau khi làm chủ tình thế. Chính phủ Pháp buộc triều đình Huế kí bản hiệp ước Pa-ta-nốt vào ngày 6//6/1884, nội dung cơ bản giống hiệp ước Hắc – măng chỉ sửa lại ranh giới Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.