K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2021

Tham Khảo:

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

Ở bước này, học sinh cần chỉ ra được yêu cầu, nội dung cũng như phạm vi của đề bài. Làm cẩn thận bước này sẽ giúp học sinh tránh được hiện tượng lạc đề, xa đề, lệch đề.

Bước 2: Tìm ý

Học sinh cần xác định được các nội dung cơ bản mà đề bài yêu cầu và vạch ra các ý sẽ trình bày trong bài

Bước 3. Lập dàn ý/ lập dàn ý chi tiết

Sắp xếp lại xem sự việc nào kể trước, sự việc nào kể sau để giúp người đọc theo dõi câu chuyện và hiểu ý người viết muốn truyền tải.

Bước 4. Viết bài theo dàn ý

Từ dàn ý đã lập, học sinh viết lại thành một bài văn hoàn chỉnh, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Viết rõ ràng, mạch lạc và dùng ngôn từ sao cho hay, sáng tạo và phù hợp nhất.

Bước 5. Đọc lại bài

Bước soát lại bài là bước cuối cùng, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng, giúp học sinh kiểm tra chính tả, lỗi dấu câu, lỗi dùng từ để tránh mất điểm đáng tiếc.

27 tháng 10 2017
Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

I. Cho các đề văn tự sự sau:

- Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)

- Đề 2: Kể một chuyện vui sinh hoạt (đốt lửa trại, …)

- Đề 3: Kể về người bạn mới quen. (do cùng lớp tiếng anh, do cùng câu lạc bộ thể thao, tính tình của bạn ra sao …)

- Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ. (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn khuyết tật, …)

- Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em. (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)

- Đề 6: Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em. (người quan tâm, động viên em học tập, …)

- Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

Có thể tham khảo một số đề tự sự khác:

- Kể về một lần về thăm quê.

- Kể về một chuyến du lịch biển

- Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.

II. Gợi ý lập dàn bài

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.

a. Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

b. Thân bài:

- Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, ...

- Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

a. Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.

b. Thân bài:

- Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

- Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

27 tháng 10 2017

Đề a:

Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.

Thân bài:

- Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.

- Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, ...

- Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)

- Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.

Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để ...

Đề b:

Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?

Thân bài:

- Không gian, thời gian xảy ra việc.

- Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,...)

Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.

Đề c:

Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,...)

Thân bài:

- Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,...)

- Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.

- Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.

Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.

Đề d:

Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.

Thân bài:

- Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,...)

- Các chi tiết của buổi gặp gỡ:

+ Mở đầu

+ Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,...

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?

- Ý nghĩa của cuộc gặp.

Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.

Đề đ:

Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.

Thân bài:

- Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,...

- Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,...

- Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,...

Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.

Đề e:

Mở bài: Người thầy ấy là ai?

Thân bài:

- Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.

- Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?

- Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.

- Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.

Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.

Đề g:

Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.

Thân bài:

- Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,...

- Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.

- Vai trò của người đó với em, với gia đình em.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.

18 tháng 7 2018

·Mở bài:

Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

·Thân bài:

Kể diễn biến sự việc.

– Khi kể chuyện, cụ thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gỡ xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.

– Nhưng để gây chú ý bất ngờ, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, ta có thể đem kết quả, sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đó xảy ra trước đó.

·Kết bài:

– Kể kết cục sự việc.

– Nêu cảm nghĩ về truyện.

16 tháng 7 2018

Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đóng vai trò làm sâu sắc hơn sự việc , xuất hiện trong khắp mạch tự sự, góp phần khắc họa rõ nét chân dung nhân vật, ko gian, thời gian xảy ra sự việc và tình cảm dc thể hiện trong truyện 

18 tháng 11 2019

vào mạng nhé mik ko giỏi văn

19 tháng 11 2019

Thế bạn nghĩ mik giỏi văn à ? Đoán đúng mik làm cho. ahihi

26 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

1. 

 

Bố cục 1 bài văn miêu tả gồm 3 phần:

Mở bài : giới thiệu chung về sự vật định tả

Thân bài: miêu  tả về sự vật

Kết bài: nêu cảm nghĩ về sự vật đó

2. 

 

– Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Mở bài tương đương bước Thắt nút của cốt truyện (xem lại bài văn trong Ngữ vãn 6, tập một, tr. 97).

– Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện (xem lại bài văn trong Ngữ văn 6, tập một, tr. 97).

– Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời của người kể chuyện nói với độc giả. Kết bài tương đương bước Mở nút của cốt truyện (xem lại bài 2).

26 tháng 5 2021

anh chỉ cho em nè

 

Bố cục 1 bài văn miêu tả gồm 3 phần:

Mở bài : giới thiệu chung về sự vật định tả

Thân bài: miêu  tả về sự vật

Kết bài: nêu cảm nghĩ về sự vật đó

2. 

 

– Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Mở bài tương đương bước Thắt nút của cốt truyện 

– Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện 

– Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời của người kể chuyện nói với độc giả. Kết bài tương đương bước Mở nút của cốt truyện 

6 tháng 11 2017

Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự_bài 1

ở đây đầy đủ hết

6 tháng 11 2017

1.Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2.

Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài

Đề bài tự sự của học sinh phổ thông cơ sở có mấy dạng: một là kể lại những người, những việc đã xảy ra trong cuộc sống, hai là kể lại những người, những việc bằng sự tưởng tượng, sáng tạo.

Trong khi tìm hiểu, cần trả lời 4 điều sau:

1.    Thể loại của đề tài là gì?
2.    Đối tượng được kể chuyện là ai ?
3.    Yêu cầu sáng tạo điều gì ?
4.    Đặc điểm riêng của chuyện?

Đồng thời để làm tốt phần 3 và phần 4 này, ta phải tìm ý nghĩa câu chuyện kể (chuyện nói lên điều gì? Mục đích câu chuyện là gì?).

Ví dụ: Khi kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động hoặc buồn cười) mà em đã gặp ở trường.

Ví dụ 2: Kể lại một câu chuyện cảm động em vừa chứng kiến trên đường đi học về.

Bước 2: Quan sát và tưởng tượng

Nếu nhân vật ấy là nhân vật trong cổ tích, thì cần xem lại hoặc nhớ lại truyện cổ tích em đã đọc, tìm ra các hành động, ngôn ngữ và sự kiện chính trong cuộc đời của nhân vật ấy. Nếu nhân vật ấy là người học sinh (như trong đề: “Kể lại ngày sinh nhật của em”) thì phải lục lại trí nhớ về những gì mình đã trải qua “Sống qua, trải qua, thậm chí phải soi gương xem hình dáng, mặt mũi của mình ra sao (trong đề: “Em đã lớn rồi”). Nếu nhân vật trong truyẹn kể là ông bà, cha mẹ hoặc người bạn nào đó của em thì cũng phải quan sát kĩ người ấy về cả hai phía:

–    Ngoại hình nhân vật.    
–    Nội tâm nhân vật.

Bước 3: Xác định nhân vật và xây dưng cốt truyện

Ở mỗi truyện, dù theo truyện đã có sẵn hay truyện sáng tạo, người kể phải xác định rõ trong đầu mình hoặc ghi ra giấy các chi tiết của từng nhân vật.

1.    Tên nhân vật
2.    Tuổi tác nhân vật?
3.    Nghề nghiệp nhân vật?
4.    Quê quán nhân vật?
5.    Hoàn cảnh sống của nhân vật?
6.    Đặc điểm riêng của nhân vật?

Để bài viết có tính chất độc đáo, người kể còn phải xác định thêm một số đặc điểm khác của nhân vật như: Mặt có tì vết gì không? Sở thích ra sao? Có khuyết điểm hay có đức tính gì.

Nhà văn Nam Cao là người có tài trong việc xây dựng và miêu tả ngoại hình nhân vật. Ông đã tả gương mặt của nhân vật Chí Phèo thật là đặc biệt: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn… gương mặt thì đen và rất cơng cơng” kèm theo hành động thật bê tha đáng sợ: “Hắn vừa đi vừa chửi, hễ rượu xong là hắn chửi… đầu tiên hắn chửi làng….”.

Bước 4: Tìm các chi tiết có ý nghĩa cho từng sự kiện

Thí dụ: Muốn kể về sự kiện: “Sáng sớm hôm sau. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước cưới được Mị Nương”, chúng ta phải dựa vào cốt truyện chính, phối hợp với sự sáng tạo cá nhân để tả cảnh cưới Mị Nương với đầy đủ các sính lễ chi tiết có ý nghĩa không, có trái ngược với tính cách nhân vật và không phản lại ý nghĩa chung của câu truyện (Người kể giỏi còn đưa chi tiết sâu sắc, có ẩn ý thú vị).

Thí dụ: Khi gà cất tiếng gáy sáng đầu tiền, mọi vật còn chìm trong làn sương mờ tịch mịch thì triều đình đã giật mình vì những tiếng đập rộn ràng nơi cửa thành. Thì ra Sơn Tinh ngồi trên kiệu có hai con voi chín ngà, bên cạnh là tùy tùng cửa chàng ngồi xe song mã chín hồng mao. Xe và kiệu chở lỉnh kỉnh nào là gà chín cựa, nào trầu nào cau, nào cơm nếp, bánh chưng…! Đi theo sau là một đoàn thổi kèn, một đoàn đánh trống… Triều đình vui mừng gả Mị Nương cho chàng. Đoàn người vui vẻ vái chào rồi đi về tưng bừng, kéo nhau về núi cao. Kèn trống vang trời, bụi hồng mờ mịt…

Bước 5: Chọn từ đặc sắc

Trong văn tự sự có thể có lúc phải miêu tả, có lúc phải tường thuật hoặc bàn bạc. Từ đặc sắc là từ gợi cho người đọc hình dung ra rõ ràng hình ảnh, đường nét hay các cử động, hoạt động đang diễn ra như một cuốn phim trước mặt người đọc.

15 tháng 7 2018

Đáp án: A

27 tháng 7 2018

 

Đáp án: A

 

16 tháng 11 2018

Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất - thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần "thầy" giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi "thầy" nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.

Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn.

Nhưng năm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quyết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng bạn có người thân chăm sóc, thầy cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.

Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đây thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thầy nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây.

Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.

Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy - thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế - thầy còn là một người bạn lớn.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, những người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm''.