K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2019

Đáp án B

I. Để tiến hành quá trình trao đổi khí, bề mặt hô hấp phải rộng, khô, thoáng và có nhiều các mạch bạch huyết bao quanh để trao đổi khí. à sai, đặc điểm của bề mặt hô hấp là rộng, ẩm ướt…

II. Do trao đổi khí bằng ống khí trực tiếp giữa môi trường và các tế bào nên giới hạn kích thước cơ thể côn trùng phụ thuộc vào nồng độ oxy khí quyển à sai, trao đổi khí bằng ống khí ko phỉa là trực tiếp

III. Các loài động vật hô hấp bằng phổi đều có bề mặt trao đổi khí là các phế nang, khí được trao đổi từ túi phế nang vào các mao mạch bao quanh. à đúng

IV. Ở các loài động vật sống trên cạn đều trao đổi khí bằng phổi hoặc ống khí mà không sử dụng các hình thức trao đổi khí khác. à sai, ở chim có hô hấp bằng túi khí

16 tháng 9 2019

Đáp án B

(1) Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim. à đúng (nếu chỉ xét ở phổi thì hiệu quả trao đổi khí ở phổi người cao hơn)

(2) Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi. à đúng

(3) Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao. à sai

(4) Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu. à sai.

- Vai trò của hô hấp: Quá trình hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được $O_2$ từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời, giúp đào thải $CO_2$ sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài để đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

- Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào: Thông qua trao đổi khí với môi trường, $O_2$ được vận chuyển đến tế bào tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, $CO_2$ sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường \(\rightarrow\) Quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ, nếu một trong hai quá trình ngừng lại thì quá trình kia không thể diễn ra.

Tham khảo!

• Hệ hô hấp của người trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:

- Người có $2$ lá phổi, phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang tạo nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn (gấp hơn 50 lần diện tích da). Đồng thời, phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc $→$ Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí $O2$ và $CO2$ giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phế nang.

- Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực và thể tích phổi (khi hít vào lồng ngực và phổi dãn rộng ra, kéo không khí từ ngoài vào phổi) $→$ đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.

• Hệ hô hấp của chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:

- Mặc dù phổi của chim không có phế nang nhưng phổi của chim lại thông với hệ thống túi khí. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và khi thở ra đều có không khí giàu $O_2$ đi qua phổi theo một chiều, liên tục và không có khí cặn: Khi hít vào, không khí giàu $O_2$ đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau, khi thở ra không khí giàu $O_2$ từ nhóm túi khí sau lại đi vào phổi. Ngoài ra, trong phổi của chim, chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí. Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí $O_2$ và $CO_2$ giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phổi.

- Sự thông khí ở phổi chim được thực hiện nhờ hoạt động của cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí $→$ đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.

22 tháng 8 2017

Đáp án là A

Căn cứ vào cơ quan trao đổi khí, hô hấp qua da không phải là một hình thức hô hấp; chỉ có 4 hình thức là hô hấp qua bề mặt cơ thể, ống khí, mang, phổi

Tham khảo!

Hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả vì:

- Cá xương có một đôi mang, mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang \(\rightarrow\) tạo ra diện tích trao đổi khí rất lớn.

- Sự sắp xếp của các mao mạch ở mang cá xương đảm bảo dòng máu trong mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài \(\rightarrow\) làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua phiến mang.

- Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang diễn ra nhịp nhàng \(\rightarrow\) làm cho dòng nước giàu $O_2$ đi qua mang theo một chiều liên tục, không bị ngắt quãng đảm bảo sự thông khí.

11 tháng 1 2021

Câu 1:

- Vận tốc máu giảm dần: Động mạch -> tĩnh mạch -> mao mạch.

Nguyên nhân:

+ Trong hệ mạch, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ tới tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch. Trong tĩnh mạch tổng tiết diện giảm giần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

+ Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.

Huyết áp giảm dần từ: Động mạch -> mao mạch -> tĩnh mạch

Nguyên nhân:

+ Máu được chuyển từ tim vào động mạch dưới áp lực lớn nhờ vào sự co bóp đẩy máu của tim. Áp suất của máu tác động đến động mạch chủ là lớn nhất bởi tất cả lượng máu từ tim được dồn vào một động mạch chủ. 

+ Từ động mạch chủ, máu sẽ được phân chia cho các động mạch lớn, từ động mạch lớn lại được phân ra các tiểu động mạch, mao mạch rồi đến với tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Điều này làm áp lực khi máu vào động mạch chủ thì áp lực là lớn nhất nhưng sau đó máu được phân vào các mạch nhỏ thì áp lực lên thành mạch sẽ được giảm dần -> huyết áp giảm dần trong hệ mạch

11 tháng 1 2021

Câu 2:

Đặc điểm bề mặt trao đổi khí và ý nghĩa:

1. Diện tích bề mặt rộng

2. Bề mặt ẩm ướt: Bề mặt ẩm ướt rất cần thiết đối với việc hoà tan các chất khí, cho phép chúng đi qua một cách dễ dàng.

3. Có sự lưu thông khí: tạo ra một sự chênh lệch cực đại về nồng độ hay khuynh độ khuếch tán ở hai phía của bề mặt trao đổi khí

4. Có nhiều mao mạch máu: Ở nhiều loài động vật máu chảy qua các mao mạch mang đioxit cacbon tới các cơ quan trao đổi khí và nhanh chóng vận chuyển oxy hoà tan đi khắp cơ thể.

5. Các sắc tố hô hấp: Các sắc tố hô hấp kết hợp một cách thuận nghịch với oxy.

Nhờ sự kết hợp này mà oxy tự do còn rất ít ở trong huyết tương, do đó sự chênh lệch về nồng độ oxy trở nên lớn hơn rất thuận lợi cho việc khuếch tán oxy vào trong máu. Sắc tố phổ biến nhất là hemoglobin, thấy ở đa số các loài động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống. Các sắc tố tương tự chứa sắt là hemerytrin và clororuorin thấy ở một vài loài giun đốt, trong khi đó hemocyanin chứa đồng thấy ở một vài loài thân mềm và một số loài chân khớp.

17 tháng 5 2019

Đáp án A

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí ta chia ra 4 hình thức hô hấp:

- Hô hấp qua bề mặt cơ thể

- Hô hấp qua mang

- Hô hấp qua ống khí

-  Hô hấp bằng phổi

19 tháng 2 2019

Đáp án là A

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí ta chia ra 4 hình thức hô hấp:

  • Hô hấp qua bề mặt cơ thể
  • Hô hấp qua mang
  • Hô hấp qua ống khí
  • Hô hấp bằng phổi