K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2018

\(P=x+\sqrt{2}=-\left(2-x\right)+\sqrt{2-x}+2\)

Đặt \(t=2-x\)ta có:

\(P=-t^2+t+2\)

GTLN của \(P=2,25\Leftrightarrow t=\frac{1}{2}\)

\(\Leftrightarrow x=1,75\)

bài nay chị Giang đưa về phương trình bậc 2 và tìm nhé

21 tháng 1 2018

hieu yeu huyen

“Bệnh vô cảm” như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn...
Đọc tiếp

“Bệnh vô cảm” như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói thứ “vi rút” nguy hiểm của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại.

Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên ( chỉ ra những từ ngữ liên kết)

1
7 tháng 3 2019

“Bệnh vô cảm” như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói thứ “vi rút” nguy hiểm của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại.

Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên ( chỉ ra những từ ngữ liên kết)

- Phép lặp từ: vô cảm

- Phép thế: Đây - bệnh vô cảm, Nó - Vô cảm, Căn bệnh này - Bệnh vô cảm

9 tháng 4 2017

_Khởi ngữ: Những câu Kiều, những tiếng hát, tất cả giữ cho những người bị giam cầm vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài.

_Thành phần tình thái : Chắc cậu ấy bị ốm nên mới không đi học.

_Thành phần phụ chú: Nó - người con gái của chú đã không còn.

_Thành phần cảm thán: Ôi! Bông hoa này mới đẹp làm sao.

_Thành phần gọi đáp: Này, cậu có mệt không.

_Nghĩa tường minh: Thôi muộn rồi, bác về nghỉ đi.

_Nghĩa hàm ý: Trời, đã 12 giờ rồi cơ à. Haiz, mệt mỏi quá.

9 tháng 4 2017

thank you so much! yeu

28 tháng 8 2019

Tham khảo:

Ở phần dầu của đoạn trích do có sự cách biệt về địa vị, hoàn cảnh, thái độ, tính cách giữa các nhân vật cho nên cách xưng hô cũng rất cách biệt.

Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng lại đang thiếu sưu nên phải hạ minh, nhịn nhục, xưng hô là cháu, nhà cháu - ông.

Còn cai lệ, người nhà lí trưởng cậy quyền, cậy thế nên rất hống hách, xưng hô là ông - thằng kia, mày.

Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông, dấu hiệu của sự phản kháng. Sau đó, không thể chịu được nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù và chuyển sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị

14 tháng 11 2019

Những câu thơ trên của Tố Hữu có nét giống với Ánh trăng của Nguyễn Duy ở hoàn cảnh và những suy ngẫm. Bối cảnh chung vẫn là sự thay đổi môi trường sống, từ gian khổ sang cuộc sống êm đềm đầy đủ tiện nghi hơn. Và lời tâm sự của tác giả là: tự vấn hoặc thể hiện sự thức tỉnh của bản thân về việc liệu bản thân của mình có còn nhớ tới, có còn biết ơn những gì đã gắn bó một thời không. Thông điệp mà hai tác giả gửi gắm đều là nhắc nhở về lối sống ân nghĩa thủy chung và uống nước nhớ nguồn.