K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2023

Em cần:
- Học tập và rèn luyện, không chỉ về mặt tri thức mà còn cả mặt đạo đức và con người.

- Tự hào về Đất Nước của mình và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Tham gia vào các hoạt động tình nguyện, công ích và xã hội như lao động tình nguyện, quyên góp cho những người nghèo để không bỏ ai lại ở phía sau.
- Chú ý đến vấn đề môi trường và thực hiện các biện pháp như tiết kiệm năng lượng, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
......

21 tháng 3 2022

+ Học tập thật giỏi

+ Vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn

+ Tìm hiểu lịch sử của dân tộc

+ Tôn trọng và cùng nhau tuyên truyền những việc làm quảng bá những di tích lịch sử,...

+ Lên án những hành vi bôi nhọ lịch sử dân tộc

21 tháng 3 2022

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là trang sử vàng chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chống quân xâm lược. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại.Là học sinh, việc cúng ta cần làm là chăm ngoan, học tập chăm chỉ để trở thành 1 người có ích cho đất nước để không làm uổng phí công sức của ông cha ta.

20 tháng 12 2023

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có những tác động tích cực lẫn tiêu cực : 

- Tích cực:

+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.

- Tiêu cực:

+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.

 Là học sinh, để phát triển khoa học - kĩ thuật của đất nước chúng ta cần : 

- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.

- Xây dựng ý chí tự cường, tự lực, không chịu đói nghèo lạc hậu.

- Năng nổ tìm tòi, khám phá khoa học, tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học do trường lớp phát động.

- Giới thiệu, chia sẻ với bạn bè các nước khác về khoa học kỹ thuật của Việt Nam, để tạo sự tin cậy cho các bên hợp tác, đồng thời không ngừng giao lưu, học hỏi bạn bè quốc tế những kỹ thuật tiên tiến của nước bạn.

- Tự tin sáng tạo những giải pháp, những thành tựu mới cho khoa học kỹ thuật để đóng góp vào nền khoa học kỹ thuật.

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

30 tháng 10 2021

EM HÃY NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI CỦA TRUNG QUỐC (1978)?

→ công cuộc cải cách và đổi mới của Trung Quốc 1978 là cuộc cải cách đúng đắn  , giúp Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng trong nước và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng

VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC TẬP NHỮNG KINH NGHIỆM GÌ TỪ CUỘC CẢI CÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC?

– Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội , làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…

– Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…

– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…

  
7 tháng 12 2021

Hc tập tốt =))

 

29 tháng 10 2021

Trung Quốc và Liên Xô có một số điều khác nhau nhau cơ bản như:
  -   Thứ nhất, theo ông Bazhanov, thứ nhất là hai nước có vị trí khác nhau. Trung Quốc rơi vào hỗn loạn sau Cách mạng văn hóa (1966 – 1976). Tới năm 1978, phần lớn người Trung Quốc hiểu rằng họ cần một cuộc cải tổ triệt để. Trong khi đó, Liên Xô năm 1985 vẫn mạnh nên hầu hết người dân vẫn tự coi mình là cường quốc với nền kinh tế hoạt động tốt, xã hội ổn định, trật tự, hơn hẳn Trung Quốc thời kỳ trước cải tổ 1978. Nói cách khác, người Liên Xô không nhiệt tình cải cách như láng giềng Trung Quốc.

   Thứ hai, cơ cấu tổ chức của hai nước có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Trong lúc phe “cải cách” áp đảo phe “bảo thủ” trong giới cầm quyền Trung Quốc thì tình hình ngược lại ở Liên Xô: ông Gorbachev bị nhiều thành viên “bảo thủ” trong bộ chính trị và nhiều quan chức quân sự chống đối quyết liệt.
  Thứ ba, người đứng đầu cuộc cải cách ở Trung Quốc là ông Đặng Tiểu Bình có nhiều kinh nghiệm, được tự do đưa ra những cải tổ sâu rộng. Còn cuộc cải cách ở Liên Xô được tiến hành bởi những người có quyền lực hạn chế do bị những lực lượng thủ cựu kìm hãm.

 Nguyên nhân thứ tư là tình trạng xã hội, kinh tế hai nước khác nhau. Trước cải cách, Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, những người khao khát được làm việc trên mảnh ruộng của chính mình. Và khi ông Đặng biến giấc mơ của họ thành hiện thực, tình hình biến chuyển nhanh chóng tới mức ngay cả những người bảo thủ, hoài nghi cũng phải thừa nhận cải tổ thành công. Và với xuất phát điểm thuận lợi là nông nghiệp, ông Đặng có cơ sở để công nghiệp hóa và cải cách các lĩnh vực khác.
  chương trình cải tổ ngành nông nghiệp ở Liên Xô cũng gặp khó khăn bởi sau hàng chục năm tồn tại, hệ thống nông trường tập thể quá lạc hậu, giới công chức sơ cứng, không chịu thay đổi, còn người nông dân không có khát vọng lao động để cải thiện đời sống... Tóm lại, cải cách nền kinh tế dựa vào ngành sản xuất khí tài khó hơn là ngành nông nghiệp.

29 tháng 10 2021

Em xin lỗi, lúc đánh chữ bị lỗi nên em để lại câu hỏi ở đấy nhé ;((

"Vì sao công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978 giành được thắng lợi còn công cuộc cải tổ năm 1985 của Liên Xô thất bại ? Từ đó em rút ra được bài học gì cho sự phát triển đất nước ta ngày nay ? "

 

7 tháng 12 2021

 

lên mạng

7 tháng 12 2021

Không spam